Phương án tổ chức 5 phố đi bộ ở TP HCM

01/10/2020 15:58
01-10-2020 15:58:40+07:00

Phương án tổ chức 5 phố đi bộ ở TP HCM

5 tuyến mới cùng 2 tuyến hiện hữu Nguyễn Huệ, Bùi Viện sẽ hình thành khu phố đi bộ liên hoàn, được kỳ vọng phát triển du lịch, kinh tế đêm cho khu trung tâm TP HCM.

* Đề xuất mở các tuyến phố đi bộ ở trung tâm Sài Gòn

Theo đề xuất của đơn vị nghiên cứu, ngoài 2 phố đi bộ Nguyễn Huệ và Bùi Viện, các đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Hàm Nghi, Thái Văn Lung và Thi Sách sẽ được tổ chức thành phố đi bộ để nhằm nâng cao chất lượng sống người dân.

Lý do chọn 5 tuyến đường khu vực trung tâm tổ chức các phố đi bộ, theo Trung tâm quản lý khai thác hạ tầng (Sở Giao thông Vận tải, đơn vị xây dựng đề án), mạng lưới xe buýt tại TP HCM có dạng hình nan quạt mà khu trung tâm là nơi xuất phát hầu hết các tuyến xe. Cụ thể có 50 tuyến buýt chạy với mật độ trạm dừng dày đặc ở khu vực được đề xuất nghiên cứu.

Ngoài ra, theo Quy hoạch phát triển Giao thông Vận tải TP HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, thành phố sẽ có 8 tuyến tàu điện và 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray với tổng chiều dài khoảng 160 km. Các tuyến này đều kết nối các trung tâm của thành phố.

Vào năm 2025 khi Metro Số 1 và Số 2 cùng xe buýt nhanh – BRT Số 1 đi vào hoạt động, khu vực nhà ga chợ Bến Thành là điểm đầu mối giao thông công cộng, dự báo mỗi năm có khoảng 800 nghìn đến 1,2 triệu khách bộ hành đi và đến nhà ga này. Ngoài ra, ga Nhà hát thành phố và ga Hàm Nghi cũng là các điểm thu hút khách đi bộ khá lớn.

Hệ thống phố đi bộ mới (màu cam) và phố đi bộ hiện hữu (xanh lá cây). Ảnh: TUC.

Để biến 5 tuyến phố thành đường đi bộ, đơn vị nghiên cứu đề xuất bố trí giao thông, cải tạo các tuyến xe buýt và cải thiện cơ sở hạ tầng trên những tuyến đường này. Trong đó một số đoạn đường sẽ được thu hẹp dành không gian cho bãi đỗ xe và người đi bộ.

Cụ thể, đường Đồng Khởi đang một chiều sẽ được điều chỉnh hai chiều dành cho ôtô, xe máy và có bãi đỗ xe; đường Nguyễn Thiệp tổ chức 2 chiều dành cho xe máy, cấm ôtô; đường Thái Văn Lung tổ chức một chiều cho ôtô, 2 chiều cho xe máy, vỉa hè dành cho người đi bộ.

Riêng đường Hàm Nghi được xác định là không gian chất lượng cao dành cho người đi bộ. Khu vực này sẽ được cải tiến không gian dành cho người đi bộ: bố trí chỗ ngồi, trồng cây, làn đường và nhà chờ dành riêng xe buýt chất lượng cao.

Các nút giao và lối sang đường ở các tuyến đường được đề xuất cải tạo và bổ sung thêm đảm bảo an toàn cho khách băng qua đường. Giai đoạn đầu, những tuyến đường này chỉ hạn chế xe vào tối cuối tuần như đang làm ở đường Nguyễn Huệ và Bùi Viện, sau đó mới dành toàn thời gian cho đi bộ.

Để phục vụ nhu cầu đi lại ở khu vực có các tuyến phố đi bộ, đề án cũng tính toán dịch vụ xe đạp công cộng. Thời gian đầu khu vực đi bộ được đề xuất bố trí 388 xe đạp ở 52 vị trí, tương lai có 3.000 xe bố trí ở 350 điểm...

Đơn vị tư vấn cũng đưa ra nhu cầu đỗ xe trong giờ cao điểm và ngày cuối tuần: gần 12.000 xe máy (có thể đáp ứng đỗ 7.800 xe) và hơn 4.500 ôtô (đáp ứng 4.000 xe). Ngoài ra, phí giữ xe ở khu vực gần 5 tuyến đường được đề xuất điều chỉnh từ giá cố định sang lũy tiến theo giờ; xây thêm các bãi đỗ xe vừa và nhỏ.

Tổng chi phí cải tạo, xây mới các tuyến phố đi bộ được đơn vị tư vấn dự kiến hơn 74 tỷ đồng với nhiều hạng mục liên quan. "Việc xây mới hoặc mở rộng khu vực đi bộ sẽ đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội, góp phần thu hút khách du lịch, giảm ùn tắc, ô nhiễm, tiếng ồn...", đề án của đơn vị tư vấn lập luận.

Đánh giá đề xuất mở các tuyến phố đi bộ lần này, TS. KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng đề án của Trung tâm quản lý khai thác hạ tầng có hướng tiếp cận tốt, nghiên cứu và điều tra xã hội. Tuy nhiên, hiện đề án mới dừng ở mức thu thập hiện trạng và chưa có phương án chi tiết.

Theo ông Nam, muốn xây dựng phố đi bộ, ngoài vấn đề kết nối giao thông, quan trọng nhất bên tổ chức phải xác định phương án tài chính và mô hình quản lý. Đây là điểm yếu của 3 tuyến đi bộ hiện hữu, trong đó đường Nguyễn Huệ chủ yếu dùng ngân sách; doanh thu từ đường Bùi Viện chưa đóng góp để tái đầu tư tuyến phố; doanh thu từ đường sách Nguyễn Văn Bình chưa thật sự hiệu quả.

Đường Đồng Khởi, quận 1 theo đề án trở thành tuyến phố đi bộ. Ảnh: Quỳnh Trần.

Một vấn đề khác được ông Sơn lưu ý là "bài toán" tổ chức giao thông khi có thêm 5 tuyến đường dành cho đi bộ. Trên thực tế, khi đường Nguyễn Huệ thành phố đi bộ năm 2017, lượng xe đổ dồn ra đường Tôn Đức Thắng, Lê Thánh Tôn tăng lên rất nhiều. Nếu tổ chức không tốt, 5 tuyến phố dễ dẫn đến ùn tắc khu trung tâm.

Do đó, ông Sơn cho rằng cần xem lại việc kết nối đường Lê Lợi và Hàm Nghi vì chưa có phương án giao thông hợp lý hỗ trợ đi lại của người dân 2 tuyến đường này. Nếu đường Lê Lợi tiếp nối trục Nguyễn Huệ thành không gian đi bộ kéo dài sẽ cắt khu vực trung tâm thành phố làm đôi, các loại xe sẽ phải đi vòng. Mặt khác, việc này khiến tuyến đường quan trọng, xương sống là Pasteur bị đứt khúc khiến giao thông xáo trộn rất nhiều.

Theo ông Sơn, với tình trạng giao thông hiện hữu, thành phố cần chia thành hai giai đoạn khi hình thành tuyến phố đi bộ phạm vi lớn. Đầu tiên cải tạo đường Nguyễn Huệ, liên kết đường Đồng Khởi, có thể nối tới đường sách, kéo từ phía nhà thờ Đức Bà ra tới bến Bạch Đằng. Xung quanh khu vực này có đường Pasteur, Hai Bà Trưng, Tôn Đức Thắng, Lê Thánh Tôn... giúp xe cứu hỏa, cứu thương dễ dàng tiếp cận hiện trường khi có sự cố.

Giai đoạn sau đó, thành phố tính toán tổ chức khu thứ hai là phố đi bộ Bùi Viện nối ra công viên 23 Tháng 9. Khu vực này có đường Nguyễn Thái Học, Trần Hưng Đạo, Lê Lai, Nguyễn Trãi... kết nối. Bán kính đi bộ ở cả 2 cụm này được cho là vừa phải, không quá dài.

TS Phạm Phú Cường, Trưởng khoa Kiến trúc - Đại học Kiến trúc TP HCM, cho rằng cần mở rộng không gian đi bộ bởi điều này sẽ "kích hoạt" được nhiều mô hình kinh tế, phát huy giá trị văn hóa cũng như bảo vệ tốt hơn những di sản kiến trúc đặc trưng từng khu vực.

Trong bối cảnh TP HCM định hướng phát triển kinh tế đêm, việc mở rộng các khu phố đi bộ nếu quản lý tốt sẽ giúp thành phố tăng cơ hội phát triển thương mại và du lịch, nhất là về đêm - vốn có nhiều tiềm năng. Từ đó thành phố có thêm ngân sách nâng cao đời sống xã hội.

Để triển khai hiệu quả các tuyến phố đi bộ, ông Cường cho rằng yếu tố đầu tiên là giao thông công cộng phải phát triển đồng bộ. Trong đó các loại hình như xe buýt, metro, buýt sông, và cả xe đạp cần phát triển, hình thành một mạng lưới hoạt động trơn tru, giúp tăng khả năng tiếp cận những tuyến phố đi bộ này.

Theo ông Cường, yếu tố quan trọng không kém là phải tính việc quản lý và khai thác vỉa hè ở các tuyến phố đi bộ. Bởi làm tốt điều này sẽ khai thác được giá trị kinh tế vỉa hè - một nét văn hóa đặc trưng của thành phố, không để hàng rong lấn chiếm, giúp người bán hàng có thêm thu nhập.

Hữu Công - Gia Minh

Vnexpress





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sắp ‘mọc’ thêm loạt khu công nghiệp, đô thị dọc đường vành đai Bà Rịa - Vũng Tàu

Theo quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, đến năm 2030, Bà Rịa - Vũng Tàu có 24 khu công nghiệp với diện tích 16,052ha. Đất khu công nghiệp phân bổ...

Khẩn trương hoàn thiện Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa có ý kiến về Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh.

Thủ tướng chỉ đạo đầu tư sớm nhất các tuyến cao tốc 2 làn xe

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải khẩn trương báo cáo phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến cao tốc đã được đầu tư phân kỳ, đặc biệt...

Tháo gỡ khó khăn cho gói thầu J3-1 cao tốc Bến Lức - Long Thành

Do không có nhà thầu Nhật Bản tham gia gói thầu J3-1 cao tốc Bến Lức - Long Thành nên Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam đề xuất bổ sung nhà thầu...

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được đề xuất thiết kế 350 km/giờ

Theo báo cáo của Bộ GTVT, tuyến đường sắt tốc độ cao với tốc độ thiết kế là 350 km/giờ, vận tải hành khách và vận tải hàng hoá khi có nhu cầu; còn tuyến đường sắt...

Hà Nội dự kiến lập thêm thành phố mới ở Phú Xuyên, Ứng Hòa

Sau khi hoàn thành sân bay thứ 2, TP Hà Nội sẽ lập thêm thành phố mới khu vực phía Nam thuộc địa bàn huyện Phú Xuyên và Ứng Hòa. Như vậy, trong tương lai, Hà Nội sẽ...

Bình Định xúc tiến đầu tư 8 dự án nhà ở xã hội giai đoạn 2023-2025

Trong tài liệu chuẩn bị cho Hội nghị Xúc tiến đầu tư sắp tới, UBND tỉnh Bình Định đã nêu ra 8 dự án nhà ở xã hội sẽ được đẩy mạnh trong giai đoạn 2023-2025.

Đề xuất gần 9.300 tỷ đồng nâng cấp 3 quốc lộ ở Đồng bằng Sông Cửu Long

Ba tuyến đường quốc lộ ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nếu được phê duyệt chủ trương đầu tư sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an toàn giao...

Chuyển động mới của các đường vành đai

Bên cạnh các đường Vành đai 2, 3 đang có những chuyển biến tích cực, nếu những kiến nghị liên quan đường Vành đai 4 được chấp thuận, TP HCM cùng nhiều địa phương sẽ...

4 dự án nào được Bình Định đặc biệt mang đến Hội nghị xúc tiến đầu tư 2024?

Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư 2024 vào ngày 29/03 tới, bên cạnh danh sách 322 dự án sẽ được xúc tiến đầu tư giai đoạn 2023-2025, UBND tỉnh Bình Định công bố thông...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98