Dệt may Việt Nam gia tăng thị phần tại Mỹ

16/02/2021 20:04
16-02-2021 20:04:49+07:00

Dệt may Việt Nam gia tăng thị phần tại Mỹ

Bất chấp ảnh hưởng từ dịch Covid-19 đến ngành thời trang toàn cầu, ngành hàng dệt may Việt Nam vẫn ghi nhận tăng trưởng thị phần tại các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu.

Theo báo cáo của McKinsey công bố cuối năm 2020, lợi nhuận ngành thời trang toàn cầu đã giảm 93%. Đã có hơn 10 thương hiệu chuỗi cung ứng và thương hiệu thời trang lớn phá sản. Ngoài ra, khoảng 200.000 lao động trong các chuỗi cung ứng thời trang tại Mỹ mất việc làm.

Cũng trong năm vừa qua, Inditex, chủ sở hữu thương hiệu Zara đã phải tuyên bố đóng cửa 1.200 cửa hàng. Số cửa hàng này tương đương 16% điểm bán lẻ của Inditex trên toàn cầu. Đa số điểm bán lẻ đóng cửa thuộc châu Á, châu Âu, hầu hết thuộc nhóm cửa hàng nhỏ của các thương hiệu Pull&Bear, Oysho and Stradivarius.

Tương tự, H&M từng đặt mục tiêu mở thêm 165 cửa hàng trong năm 2020, nhưng kế hoạch phải thay đổi vì dịch bệnh. Hãng thời trang Nhật Bản Uniqlo đã phải đóng cửa khoảng 350 cửa hàng, chiếm 7% số điểm bán của hãng này trên toàn thế giới.

Trong khi đó, nhờ không bị gián đoạn sản xuất, thị phần của hàng dệt may Việt Nam vẫn ghi nhận tăng trưởng trong năm vừa qua và lần đầu đạt 20% tại thị trường Mỹ, trong đó nhiều tháng đứng ở vị trí số 1 về thị phần.

Năm 2020 cũng là năm đầu tiên sau 25 năm xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng trưởng -10,5%, đạt 35 tỷ USD so với 39 tỷ USD năm 2019. Tuy nhiên, trong bối cảnh tổng cầu thế giới giảm hơn 22%, từ 740 tỷ USD xuống 600 tỷ USD, các quốc gia cạnh tranh đều có mức giảm 15-20%, mức sụt giảm của ngành dệt may Việt vẫn thấp hơn nhiều mặt bằng chung thế giới.

Tính riêng tháng 1 vừa qua, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đạt khoảng 2,6 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ. Trong đó, một số sản phẩm có mức tăng cao khoảng 9-36% cho thấy tín hiệu tăng trưởng xuất khẩu khả quan của ngành, cùng với đó là sự gia tăng thị phần nước ngoài.

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam Vinatex, cho biết theo các dự báo của thế giới, thị trường dệt may toàn cầu có thể phục hồi về mức tương đương năm 2019 sớm nhất là quý II/2022 và chậm nhất là quý IV/2023.

Chính vì vậy, năm 2021 thị trường dự báo tiếp tục khó khăn, bất định, phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh trên thế giới. Nhiều đặc điểm mới của chuỗi cung ứng sẽ được thiết lập.

Trước tình hình này, ngành dệt may Việt đã chủ động từ đầu năm khi chuỗi cung ứng nguyên liệu bị gián đoạn bằng nhiều giải pháp tổng hợp, dịch chuyển nguồn cung. Ngay từ đầu tháng 2, sản xuất các sản phẩm PPE phục vụ phòng dịch trong nước, đảm bảo nhu cầu, bình ổn giá, và từ tháng 3 đến tháng 6 thì đây là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động.

Ngành đã xác định ngay từ đầu tháng 2, tài sản quan trọng nhất là lực lượng lao động lành nghề và vị trí trong chuỗi cung ứng toàn cầu, với mục tiêu phải đủ năng lực phục hồi ngay khi thị trường có dấu hiệu ấm lại.

Hiện tại, ngành dệt may trong nước đã cơ bản đảm bảo việc làm cho lực lượng lao động hơn 4 triệu người, dù việc làm ít đi, thu nhập ít đi nhưng vẫn trên mức tối thiểu và không làm mất việc của người lao động.

Năm 2021, ngành dệt may trong nước dự kiến đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 39 tỷ USD ra thị trường nước ngoài, mục tiêu trung bình là 38 tỷ USD.

Để hoàn thành mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 39 tỷ USD đề ra, các doanh nghiệp dự kiến phải tìm kiếm, mở rộng thị trường, trong đó các FTA được coi là cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

Lãnh đạo Vinatex cũng cho biết muốn tận dụng lợi ích về cắt giảm thuế quan từ các FTA, doanh nghiệp phải chứng minh được nguồn gốc sản xuất tại Việt Nam hoặc các nước nội khối trong hiệp định từ khâu sợi trở đi đối với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), từ vải trở đi với Hiệp định EVFTA...

Quang Thắng

Zing.vn





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...

NVIDIA tiếp tục sang Việt Nam khảo sát địa điểm đầu tư

NVIDIA, hãng sản xuất chíp trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, tiếp tục cử đoàn công tác sang Việt Nam khảo sát Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM để bỏ vốn đầu tư.

'Không ai muốn đầu tư để bán điện mặt trời mái nhà 0 đồng'

Chuyên gia cho rằng điện mặt trời mái nhà tự dùng nếu bán 0 đồng sẽ khó thu hút người dân, doanh nghiệp vì suất đầu tư không hiệu quả.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội

Ông Phạm Thái Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để...

Xuất khẩu dệt may khởi sắc

Ngành dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức buộc phải vượt qua để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 44 tỉ USD trong năm 2024.

Tín chỉ carbon rừng: Nên bán hay để dành?

Có chuyên gia cho rằng nên bán tín chỉ carbon thay vì dự trữ bởi có thời hạn sử dụng, nhưng cũng có ý kiến đề xuất nên thành lập quỹ để có thể mua sớm những tín chỉ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98