HoREA: Doanh nghiệp địa ốc phải ‘vay nóng’ trả lãi ngân hàng

27/08/2021 10:56
27-08-2021 10:56:28+07:00

HoREA: Doanh nghiệp địa ốc phải ‘vay nóng’ trả lãi ngân hàng

Giữa đại dịch COVID-19, trong khi nhiều doanh nghiệp bất động sản (BĐS) dần kiệt sức vì phải "vay nóng" để trả lương nhân viên, trả lãi ngân hàng... thì không ít doanh nghiệp BĐS vẫn liên tục báo lãi hàng chục nghìn tỷ đồng.

* Doanh nghiệp bất động sản bức xúc vì bị 'loại' khỏi danh sách ưu đãi lãi suất

Doanh nghiệp BĐS phải “vay nóng” trả lương, trả lãi ngân hàng

Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư 03/2021/TT-NHNN cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Theo HoREA, sau thời gian dài nỗ lực chống chịu với đại dịch COVID-19 để tự cứu lấy mình, đến nay có thể nhận thấy rõ là hầu hết các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp BĐS đã dần kiệt sức, thậm chí có một số doanh nghiệp lâm vào cảnh sức cùng lực kiệt, nguồn lực bị bào mòn, đứng trước nguy cơ bị phá sản.

Theo HoREA, nhiều doanh nghiệp BĐS đã dần kiệt sức, thậm chí có một số doanh nghiệp lâm vào cảnh sức cùng lực kiệt, nguồn lực bị bào mòn, đứng trước nguy cơ bị phá sản vì đại dịch COVID-19.

Hiệp hội chỉ ra rằng, hiện nay có nhiều khó khăn đang bủa vây lấy các doanh nghiệp BĐS. Đầu tiên là “ách tắc, vướng mắc” do một số quy định pháp luật “bất cập” và quy trình thủ tục hành chính chồng chéo đối với các dự án nhà ở thương mại.

Thứ hai là khó khăn về việc thiếu dòng tiền, đây là khó khăn trực tiếp và đáng quan ngại nhất. Bởi tương tự như cơ thể bị "thiếu ô-xy", khi doanh nghiệp BĐS thiếu "ô-xy dòng tiền", không còn tiền để trả lãi vay, trả nợ sẽ bị “ngộp thở” ngay lập tức. Khi đó, doanh nghiệp BĐS không còn tiền để duy trì bộ máy và hỗ trợ, giữ chân người lao động, không còn tiền để “cầm cự” qua giai đoạn quá khó khăn này, do các dự án không thể triển khai đúng tiến độ, phải dừng công trình xây dựng, thiếu sản phẩm trong lúc thị trường bị “đứng hình”, giao dịch bị sụt giảm mạnh, không bán được sản phẩm, doanh số bán hàng bị “rơi thẳng đứng”, không thể huy động được vốn như trước đây.

HoREA phân tích, cái khó thiếu dòng tiền có liên quan trực tiếp đến cái khó về tín dụng vì trong lúc này lãi suất vay ngân hàng chưa giảm như kỳ vọng và doanh nghiệp vẫn phải trả lãi ngân hàng đều đặn hàng tháng.

Mỗi một ngày qua đi, doanh nghiệp phải chạy đôn chạy đáo vay mượn, thậm chí phải “vay nóng” để trả lương, để duy trì hoạt động tối thiểu, để trả lãi ngân hàng, nhất là các khoản vay tín dụng đến hạn. Bởi lẽ, theo quy chế hoạt động của ngân hàng, nếu không trả được các khoản vay đáo hạn thì ngay lập tức ngân hàng “tự động” chuyển sang “nợ xấu”, hoặc nhóm “nợ xấu hơn”, mà đã bị xếp loại “nợ xấu, nhóm nợ xấu hơn” thì doanh nghiệp sẽ lâm vào “bế tắc” vì không thể tiếp cận được các khoản vay mới để vượt qua khó khăn…

"“Kẹt tiền, kẹt vốn, bị mất thanh khoản” là rủi ro và là nguy cơ lớn nhất của mọi doanh nghiệp phải đương đầu, mặc dù có thể vẫn còn tài sản nhưng do chưa bán được dẫn đến “thiếu dòng tiền”, nên doanh nghiệp có thể bị “chết trên đống tài sản” của chính mình", HoREA nhận định.

Đề nghị được giãn nợ, miễn giảm lãi vay đến hết tháng 6/2022

HoREA cho rằng lĩnh vực BĐS đóng góp khoảng 7-8% GDP cả nước, có liên quan đến hơn 35 ngành nghề khác nhau và tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động. Do vậy, Nhà nước cần có cơ chế chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp BĐS vượt qua cơn bão đại dịch COVID-19 lần này, để tiếp tục đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở cho người dân.

Trong đó, việc được tiếp cận tín dụng lúc này chính là "ô-xy cấp cứu" cho doanh nghiệp BĐS đang gặp nguy và điều này phải trông cậy vào "máy trợ thở dòng tiền" từ nguồn tín dụng của các ngân hàng thương mại.

Hiệp hội ghi nhận trong gần hai năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo quyết liệt các ngân hàng thương mại thực hiện các giải pháp hỗ trợ khá hiệu quả cho doanh nghiệp. Các ngân hàng đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm lãi suất cho vay cho khoảng gần 800.000 khách hàng, bao gồm các doanh nghiệp, hộ gia đình với dư nợ gần 2 triệu tỷ đồng. Trong đó, đã giảm lãi vay trực tiếp, gián tiếp cho những khoản vay cũ hay khoản vay mới cho doanh nghiệp khoảng 18.830 tỷ đồng.

Tuy nhiên, HoREA cho rằng hầu như các doanh nghiệp BĐS chưa được các ngân hàng xem xét hỗ trợ thỏa đáng vì vẫn bị coi là lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn rủi ro.

HoREA kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chủ động xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng trong đó có doanh nghiệp BĐS giúp giảm chi phí vốn vay, giảm chi phí đầu vào, được tiếp cận các khoản vay mới, để có thêm thời gian dần phục hồi trong điều kiện bình thường mới.

Vì vậy, Hiệp hội kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chủ động xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ của khách hàng (doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp BĐS, hộ gia đình, cá nhân) và được áp dụng đối với số dư nợ phát sinh trong khoảng thời gian từ 23/01/2020 đến ngày 30/06/2022 (do Thông tư 03/2021/TT-NHNN chỉ quy định kéo dài đến 31/12/2021), nhất là việc xem xét cho khách hàng được vay vốn mới.

Theo HoREA, việc này sẽ hỗ trợ thiết thực hơn cho các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp BĐS bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 giúp giảm chi phí vốn vay, giảm chi phí đầu vào, được tiếp cận các khoản vay mới, để có thêm thời gian dần phục hồi sản xuất, kinh doanh trong điều kiện bình thường mới. Bởi doanh nghiệp mà “sống được” thì ngân hàng mới “sống khỏe” được.

Trên cơ sở lãi suất tiền gửi bình quân hiện nay, HoREA cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước khuyến nghị các ngân hàng thương mại xem xét giảm lãi cho vay khoảng 2%/năm cho các khách hàng.

Bên cạnh việc “cầu cứu chi viện”, hỗ trợ từ nhà nước và ngân hàng, các chuyên gia cho rằng bản thân các doanh nghiệp BĐS cũng phải học cách thích ứng với đại dịch COVID-19 để có chiến lược kinh doanh tự cứu lấy mình.

Trường quay kĩ thuật số với đầy đủ các thiết bị như máy quay phim, mixer, đèn chiếu sáng để phục vụ các hoạt động giao dịch nhà đất. (Ảnh: Việt Dương)

Dẫn chứng là trong báo cáo của Công ty CP Chứng khoán VnDirect chỉ ra rằng các chủ đầu tư đang đẩy mạnh chuyển đổi hoạt động bán hàng truyền thống của sang kỹ thuật số. Hơn nữa, trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, các doanh nghiệp đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm hỗ trợ cũng như tăng tính hấp dẫn người mua nhà như kéo dài thời gian thanh toán, một số dự án đưa ra gói hỗ trợ cho phép người mua chuyển đến ở sau khi thanh toán 15-30% giá trị để thu hút khách hàng.

Trên thực tế, nhiều công ty bất động sản chuyển sang bán hàng online trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát. Chẳng hạn, Công ty DKRA Vietnam đã chủ động tổ chức phát triển các công cụ hỗ trợ nhân viên kinh doanh tiếp thị và bán hàng qua kênh online như video, zoom, livestream... Hằng tuần, công ty vẫn tổ chức livestream với lượng khách hàng quan mỗi buổi từ 800-1.200 khách quan tâm.

Doanh nghiệp BĐS lợi nhuận chục nghìn tỷ giữa đại dịch

Khác với thực tế “thảm hại” của nhiều doanh nghiệp BĐS mà HoREA chia sẻ ở trên, trong quý II/2021 bất chấp dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, hoạt động bán hàng bị tạm ngưng nhưng lại có hàng loạt doanh nghiệp BĐS vẫn báo lãi nghìn tỷ đồng.

Cụ thể, Công ty CP Vinhomes (VHM) đạt doanh thu thuần hợp nhất 28.725 tỷ đồng, tăng 75% so với cùng kỳ năm 2020; lợi nhuận gộp 14.356 tỷ đồng, tăng 123%. Đây là mức lợi nhuận quý xếp thứ 2 trong lịch sử của Vinhomes, sau kỷ lục vào quý 4/2020. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu Vinhomes đạt 41.712 tỷ đồng, tăng 82%; lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ 15.629 tỷ đồng, tăng 52%.

Tập đoàn Đất Xanh (DXG) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2021 với doanh thu thuần 3.563 tỷ đồng, tăng cao gấp 7,5 lần cùng kỳ. Lãi gộp tương ứng tăng 448% lên 1.957 tỷ đồng. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, DXG đạt 6.535 tỷ doanh thu, cao gấp 6,5 lần cùng kỳ; lãi sau thuế đạt 1.189 tỷ.

Tập đoàn Novaland ghi nhận hơn 2.014 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 71% so với cùng kỳ năm trước. Tổng doanh thu hợp nhất đạt gần 7.097 tỷ đồng, tăng gần 282% so với cùng kỳ năm 2020.

Ngoài ra, công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) có doanh thu thuần đạt gần 538 tỷ đồng trong quý II/2021; lợi nhuận gộp đạt 405,6 tỷ đồng, tăng 90% so với cùng kỳ. Tổng Công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIG) ghi nhận doanh thu thuần 616 tỷ đồng. Khấu trừ chi phí, lãi ròng thu về tăng 10% lên gần 53 tỷ đồng.

Ninh Phan- Lộc Liên

Tiền phong







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất phạt 'ông lớn' xây dựng vì chậm khởi công dự án nhà ở xã hội

Thanh tra đề xuất Sở Xây dựng tham mưu cho UBND TP Hà Nội xử phạt hành chính Tổng công ty Udic 140 triệu đồng vì chậm khởi công nhà ở xã hội.

InterContinental Hanoi Westlake nằm trong Top 10 khách sạn trong phố tốt nhất Việt Nam

Khách sạn InterContinental Hanoi Westlake được tạp chí du lịch châu Á - Thái Bình Dương DestinAsia vinh danh trong Top 10 khách sạn trong phố tốt nhất Việt Nam (Top...

'Ôm hận' siêu dự án Usilk City, khách phải làm điều 'vô tiền khoáng hậu'

Việc hồi sinh dự án bất động sản đã “đắp chiếu” trong nhiều năm trở nên rất gian nan, trong đó có những khó khăn đến từ chính chủ đầu tư cũ của dự án.

Le Grand Jardin hướng tới xây dựng cộng đồng cư dân văn minh

Các chủ nhân căn hộ tại tổ hợp căn hộ cao cấp Le Grand Jardin (Sài Đồng, Long Biên) đều đánh giá cao không gian xanh rộng lớn, căn hộ đa tiện ích và phong cách sống...

Những dự án đuối sức của ông chủ Cocobay Đà Nẵng

Ngay sau khi công bố khởi động lại dự án tai tiếng Cocobay Đà Nẵng, Công ty Thành Đô của ông Nguyễn Đức Thành lại dính lùm xùm. 'Sức khỏe' của các doanh nghiệp liên...

Bí quyết hút vốn FDI của bất động sản công nghiệp xanh

“Các khu công nghiệp phát triển theo hướng xanh và bền vững, thân thiện với môi trường ngày càng có sức hút trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài”. Đây là nhận định...

Tái khởi công dự án bến cảng 14.000 tỷ đồng sau 4 năm 'đắp chiếu'

Sau 4 năm khởi công rồi 'đắp chiếu', dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy (tỉnh Quảng Trị) được đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng vừa được tái khởi động, thi công trở lại.

Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương lựa chọn nhà đầu tư Dự án thành phần 4 sân bay Long Thành

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các Bộ liên quan khẩn trương triển khai các công việc cần thiết để kịp thời lựa chọn nhà đầu tư...

DOJI và Coteccons "đấu" dự án gần 4.8 ngàn tỷ đồng tại Huế

Liên danh Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI và liên danh Coteccons là 2 nhà đầu tư đăng ký thực hiện và đạt yêu cầu đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm đối với dự án...

Lý do hai lần đấu giá khách sạn đắc địa nhất Đà Lạt không thành

Trong hai lần tổ chức bán đấu giá cho thuê khách sạn hơn 6.000m2, tọa lạc ngay tại chợ Đà Lạt, chỉ duy nhất một doanh nghiệp tham gia. UBND TP. Đà Lạt đề xuất tiếp...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98