Làm gì khi xuất hiện nhóm cổ đông lớn muốn gây áp lực lên công ty?

18/08/2022 11:00
18-08-2022 11:00:00+07:00

Làm gì khi xuất hiện nhóm cổ đông lớn muốn gây áp lực lên công ty?

Trên thị trường chứng khoán, chuyện một nhóm cổ đông lớn gây áp lực lên ban lãnh đạo và đưa ra các yêu cầu thay đổi với công ty không có gì lạ. Vậy Công ty nên ứng phó ra sao khi xuất hiện nhóm cổ đông dạng này?

Krishna Veeraraghavan, Đối tác tại Paul Weiss Rifkind Wharton & Garrison

Hãy khởi đầu bằng việc liên lạc với các nhân vật quan trọng và các cố vấn, đồng thời đánh giá về cổ đông lớn và tình hình. Cổ đông lớn đó là ai? Họ đang sở hữu bao nhiêu cổ phiếu hoặc sản phẩm phái sinh có thể chuyển đổi thành cổ phiếu? Mục đích đầu tư của họ là gì?

Điều quan trọng ở thời điểm đó là hạn chốt danh sách để bổ nhiệm nhân sự quan trọng trong ban lãnh đạo đã qua xét duyệt hay chưa. Công cụ quan trọng nhất của một nhóm nhà đầu tư chủ động (activist) là có thể đề cử người vào hội đồng quản trị tại đại hội đồng cổ đông thường niên, thời hạn đề cử là rất quan trọng. Ngày đó càng tới gần thì tình thế lại càng cấp bách.

Công ty và đội ngũ cố vấn nên lập tức mở cuộc họp để đánh giá tình hình. Đội ngũ IR (Investor Relations, Quan hệ Nhà đầu tư) và ban thư ký doanh nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình này vì họ là người liên lạc thường xuyên với nhà đầu tư, biết rõ nhà đầu tư đang có vấn đề gì với Công ty và có thể nắm được quan điểm, tâm lý nhà đầu tư khi đó. Những gì xảy ra kế tiếp sẽ còn phụ thuộc vào tình huống cụ thể. Tuy nhiên, quan trọng là ban lãnh đạo phải thông báo sớm cho hội đồng quản trị và đưa ra động thái thích hợp.

Frank Aquila, Đối tác tại Sullivan & Cromwell

Đừng phản ứng thái quá ngay lúc đó. Đầu tiên, hãy tổ chức cuộc họp với đội ngũ của công ty và các cố vấn, đồng thời tìm hiểu mọi thứ có thể về nhà đầu tư chủ động đó và cách thức các nhà đầu tư này thường làm trong các tình huống tương tự trong quá khứ.

Bộ phận IR phải truyền đạt thông tin tới HĐQT và đảm bảo công ty đồng lòng với nhau. Hãy biết rằng các nhà đầu tư chủ động thường đã chuẩn bị rất kỹ và thực hiện nghiên cứu chuyên sâu trước khi mua lượng lớn cổ phần. Nếu nhà đầu tư đó đưa ra một đề xuất, hãy lắng nghe và cởi mở. Đừng tỏ ra phòng thủ hoặc đưa ra lời nói khó nghe với nhà đầu tư chủ động, có thể họ sẽ dùng những lời này để gây tranh cãi tại đại hội thường niên.

Quan trọng nhất, thông điệp của công ty cần phải rõ ràng và các cổ đông, nhà phân tích và truyền thông hiểu đúng. Hãy cố gắng truyền đạt về chiến lược cũng như triển vọng của công ty.

Các cổ đông của công ty cần phải hiểu về tầm nhìn tăng trưởng, các yếu tố thúc đẩy giá trị công ty hiện tại và tương lai, phương án phân bổ vốn. Nếu thông điệp của công ty đáng tin cậy, đồng nhất và minh bạch, các cổ đông có thể ủng hộ công ty khi đối mặt với chiến dịch từ nhà đầu tư chủ động.

Tom Matthews, Đối tác tại White & Case, UK

Đầu tiên hãy tìm hiểu dự định của nhà đầu tư chủ động đó. Hãy cố gắng cởi mở thay vì phòng thủ, ít nhất là lúc đầu. Đừng hồi đáp tức thời với các đề xuất của nhà đầu tư này mà hãy bàn luận với các cố vấn pháp lý và tài chính trước. Hãy cân nhắc xem liệu dàn xếp sẽ tốt hơn là tranh cãi công khai. Nếu nhóm nhà đầu tư chủ động muốn có 1 ghế trong HĐQT, hãy thương lượng và có thể thỏa thuận với nhau trước bằng văn bản.

Kế đó, công ty phải truyền đạt thông điệp rõ ràng. Hãy cân nhắc xem có nên chuẩn bị một chiến dịch PR và tìm kiếm một cơ quan PR có kinh nghiệm phù hợp. Công ty phải đảm bảo tất cả báo cáo công khai đều chính xác và xác thực, mà không bôi nhọ nhóm cổ đông lớn. Hãy gặp mặt với các cổ đông chủ chốt khác của công ty. Nếu nhóm cổ đông lớn yêu cầu cung cấp bất kỳ thông tin gì, hãy nghĩ về các động thái phản ứng phù hợp.

Các công ty cũng đừng quên tận dụng các công cụ pháp lý hiện có để đối phó với nhóm cổ đông lớn.

Vũ Hạo

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Theo dấu dòng tiền cá mập 23/04: Tự doanh bán ròng trên ngàn tỷ, xả mạnh FPT và MWG

Phiên giao dịch ngày 23/04, mặc dù quyết định đầu tư cùng chiều nhưng tự doanh công ty chứng khoán bán ròng áp đảo 1,056 tỷ đồng, trong khi khối ngoại chỉ xả hơn...

Đâu sẽ là yếu tố quyết định để 1 nhà đầu tư chọn mở tài khoản chứng khoán

Chiến lược ưu đãi phí có thể coi là xu hướng của các công ty chứng khoán trong cuộc chiến thu hút khách hàng ở thời điểm hiện tại nhưng đó vẫn chưa phải là yếu tố...

Không công bố thông tin trái phiếu, Signo Land bị xử phạt

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ngày 19/04 ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu tuần 23/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

23/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

​Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Thanh khoản bứt phá, dòng tiền chảy vào cổ phiếu chứng khoán

VN-Index giảm hơn 100 điểm trong tuần 15 - 19/04 đã kích hoạt dòng tiền chảy vào thị trường. Trong đó, nhóm cổ phiếu chứng khoán hút tiền mạnh.

Theo dấu dòng tiền cá mập 22/04: Khối ngoại mua ròng cổ chứng khoán, tự doanh bán ròng cổ ngân hàng

Trong khi tự doanh mua ròng FUEVFVND thì khối ngoại cũng bán ròng ở mức tương đương. Tự doanh bán ròng loạt cổ phiếu ngân hàng còn khối ngoại mua ròng nhóm chứng...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu tuần 22/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

22/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán? 

Điểm lại những tin tức đáng chú ý cuối tuần vừa qua để chuẩn bị cho tuần giao dịch mới: HOSE đưa ra kế hoạch chuyển đổi hệ thống giao dịch mới KRX; Môi giới tăng...

Cổ phiếu nào khiến VN-Index "nhuộm" sắc đỏ tuần qua?

Hai chỉ số thị trường ghi nhận tuần giao dịch 15-19/04/2024 không mấy tích cực. VN-Index giảm gần 8% so với cuối tuần giao dịch trước, về mức 1,174.85 điểm...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98