GVR sẽ tái cơ cấu với 3 trụ cột "cao su - khu công nghiệp - chế biến gỗ"

19/09/2022 16:00
19-09-2022 16:00:00+07:00

GVR sẽ tái cơ cấu với 3 trụ cột "cao su - khu công nghiệp - chế biến gỗ"

Ngày 16/09, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (HOSE: GVR) đã có buổi làm việc với đại diện Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước về kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022 và một số nội dung liên quan đến Đề án cơ cấu lại GVR giai đoạn 2021-2025.

Khó khăn ở cả 5 lĩnh vực đầu tư, kinh doanh chính

Trong 9 tháng đầu năm 2022, đại diện GVR cho biết Công ty đã triển khai sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19 về cơ bản được kiểm soát, hoạt động kinh tế trong nước dần trở lại trạng thái thường, bước đầu phục hồi và khởi sắc nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine đã làm giá dầu, lạm phát tăng cao, tạo ra những thách thức cho nền kinh tế thế giới và ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngoài ra, các yếu tố như thời tiết, khí hậu diễn biến cực đoan, bệnh hại trên cây cao su, cơ chế chính sách chưa đồng bộ, lao động thiếu ổn định, chi phí sản xuất tăng, yếu tố đầu vào nghẽn... cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của GVR.

Tại buổi làm việc, ông Lê Thanh Hưng - Tổng giám đốc GVR - cho biết: "Công ty đã tập trung, quyết liệt triển khai các nội dung, nhiệm vụ được giao ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm, nhưng trên thực tế cả 5 lĩnh vực đầu tư kinh doanh của GVR đều đối mặt nhiều khó khăn, thách thức".

Ông Lê Thanh Hưng - Tổng Giám đốc GVR

Trong lĩnh vực đầu tư, với mô hình hiện nay, Công ty Mẹ chủ yếu đầu tư, góp vốn vào doanh nghiệp khác và nguồn thu chủ yếu từ lợi nhuận, cổ tức được chia (công ty con, công ty liên kết và các khoản đầu tư tài chính) và từ thoái vốn khoản đầu tư tài chính theo sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.

Khối nông nghiệp cao su chiếm tỷ trọng lớn về vốn đầu tư, doanh thu. Mặc dù những tháng đầu năm có dấu hiệu tích cực nhưng tới nay, thị trường không ổn định, giá bán cao su giảm và tiêu thụ chậm, chi phí đầu vào tăng làm ảnh hưởng đến nguồn thu của Công ty.

Lĩnh vực khu công nghiệp có mức lợi nhuận khá tốt nhưng quy mô còn nhỏ, quỹ đất cho thuê hiện hữu cơ bản hết, nguồn thu chủ yếu hiện nay là lãi tiền gửi, thu phí dịch vụ, phân bổ doanh thu dài hạn đã thu từ các năm trước. Trong khi các dự án mới như mở rộng KCN Nam Tân Uyên, An Điền, Minh Hưng III... vẫn đang trong giai đoạn thực hiện các thủ tục pháp lý, chưa triển khai đầu tư.

Khu vực chế biến gỗ ngoài việc gặp khó khăn về thị trường thì năm 2022, nguồn gỗ phân bổ của Công ty bị giới hạn nên hoạt động chế biến gỗ càng khó khăn.

Khối công nghiệp cao su có chi phí đầu vào như nhiên liệu, chất đốt tăng cao; thị trường biến động lớn theo chiều hướng xấu, đặc biệt nguồn thu của CTCP GVR Khải Hoàn năm 2022 giảm mạnh so với tăng trưởng đột biến của năm 2021 (năm 2021 lợi nhuận gần 800 tỷ đồng, năm 2022 chỉ có khả năng hoà vốn).

Khối ngành nghề khác không có tăng trưởng đột biến, lớn nhất là hoạt động của khối thủy điện, các nhà máy phát điện bị giới hạn về công suất thiết kế, nguồn nước, giờ phát điện, giá bán điện nên cũng đi ngang, cơ bản không có tăng trưởng.

Đại diện GVR cho biết doanh thu và lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2022 của Công ty mẹ ước đạt lần lượt 1,927 tỷ đồng và 876 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ; còn hợp nhất, doanh thu và lợi nhuận đạt lần lượt 18,397 tỷ đồng và 4,408 tỷ đồng, tăng 2% và 4%.

Tuy nhiên, theo ông Trần Công Kha - Chủ tịch HĐQT GVR, trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của Công ty mẹ còn bao gồm dự thu khoản lợi nhuận từ thoái vốn với giá trị ước tính 429 tỷ đồng và thu đền bù đất đai từ nguồn ngân sách các địa phương khi thu hồi đất vào các mục đích phát triển kinh tế, xã hội. Trong trường hợp vì lý do khách quan, 2 nguồn thu này chưa được thực hiện trong năm cũng sẽ làm giảm doanh thu, lợi nhuận của Công ty năm 2022.

Ông Trần Công Kha - Chủ tịch HĐQT GVR

Cơ cấu lại Công ty theo hướng cân đối 3 trụ cột “cao su - khu công nghiệp - chế biến gỗ”

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban, trên cơ cở phân tích, đánh giá thực trạng của Công ty và các đơn vị thành viên, các vấn đề tồn tại cần tiếp tục xử lý (thoái vốn ngoài doanh nghiệp, sở hữu chéo, các dự án có quy mô nhỏ hiệu quả không cao...), để đảm bảo Công ty tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững, GVR đang xây dựng để trình Ủy ban Đề án tái cơ cấu Công ty giai đoạn 2021-2025, theo hướng: Tiếp tục thoái vốn đối với các công ty không hiệu quả, không cần thiết nắm giữ (kể cả công ty đang hoạt động hiệu quả); Thực hiện sáp nhập các công ty có quy mô nhỏ, cùng ngành nghề để tiết kiệm chi phí vận hành; Thực hiện thoái vốn, giảm vốn (mua cổ phiếu quỹ, hoàn trả vốn góp cho các cổ đông) trong lĩnh vực cao su để tập trung nguồn lực cho phát triển các dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên đất cao su, các dự án chế biến gỗ (đây là các lĩnh vực Công ty có lợi thế) nhằm đảm bảo cân đối về vốn đầu tư, nguồn thu giữa 3 trụ cột “cao su - khu công nghiệp - chế biến gỗ”.

Với định hướng tái cơ cấu toàn diện, Công ty sẽ có nguồn thu từ thoái vốn đầu tư (lãi do thoái vốn) để bổ sung/hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng trong ngắn và trung hạn. Về lâu dài, Công ty mẹ và cả Công ty sẽ có nguồn thu ổn định với biên lợi nhuận cao từ các dự án khu công nghiệp/cụm công nghiệp, dự án chế biến gỗ khi các dự án đầu tư mới này được đưa vào vận hành, hoạt động, đảm bảo cho tăng trưởng và phát triển chung của Công ty giai đoạn 2026-2030.

Ông Lê Thanh Hưng cho biết: "Mục tiêu phát triển các lĩnh vực hoạt động chính đến năm 2025, tổng doanh thu dự kiến của Công ty tăng hơn 30% so với hiện nay, lợi nhuận sẽ tăng trưởng khoảng 20% và sẽ tăng nhanh hơn trong giai đoạn sau năm 2025. Doanh thu hợp nhất của Công ty là 161,730 tỷ đồng (trung bình khoảng 32,300 tỷ đồng/năm), lợi nhuận hợp nhất trước thuế là 34,435 tỷ đồng (trung bình khoảng 6,870 tỷ đồng/năm). Lợi nhuận sau thuế Công ty Mẹ khoảng 12,350 tỷ đồng (trung bình 2,470 tỷ đồng/năm, tăng trung bình 7%/năm)".

Để đạt được mục tiêu trên, Công ty đang thực hiện một số nội dung chính như: Chuyển đổi một phần diện tích cao su sang phát triển ngành sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao hơn; Phát huy tối đa năng lực vườn cây cao su để bảo đảm hiệu quả, duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm cao su. Nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị của sản phẩm; Tiếp tục thực hiện chủ trương tái cơ cấu, đa dạng hóa sở hữu trong Công ty; Thoái vốn ở những danh mục đầu tư đã đạt ngưỡng hiệu quả, được thị trường đánh giá cao; Thực hiện sáp nhập các doanh nghiệp nhỏ, tăng hiệu năng, hiệu lực quản lý.

Hà Lễ

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch TTC Hospitality: Nâng cấp khách sạn từ 4 lên 5 sao để tập trung vào phân khúc cao cấp

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Du lịch Thành Thành Công (TTC Hospitality, HOSE: VNG) tổ chức chiều 24/04, lãnh đạo Công ty chia sẻ về chiến lược phát triển các...

Cổ đông đề xuất chia cổ tức tiền mặt, "zero fee", lãnh đạo Chứng khoán BSC trải lòng ưu tư

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Chứng khoán BIDV (BSC, HOSE: BSI) tổ chức ngày 23/04, cổ đông BSC dành nhiều sự quan tâm đến xu thế "zero fee" (miễn phí giao...

Công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn báo lãi tăng 26% trong quý 1, biên lãi gộp hơn 50%

CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO, UPCoM: SAS) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024, với lãi ròng tăng 26% so với cùng kỳ.

Quý 1 bứt tốc, KTC sáng cửa về đích lợi nhuận năm

CTCP Thương mại Kiên Giang (UPCoM: KTC) lãi ròng hơn 14 tỷ đồng trong quý 1/2024, hơn gấp đôi cùng kỳ. Đồng nghĩa, việc hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 16 tỷ đồng năm...

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong: Kế hoạch lãi tăng 26%, muốn tăng vốn gần gấp đôi

Tại ĐHĐCĐ thường niên CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS, HOSE: ORS) sáng ngày 24/04, cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024, phương án phát hành thêm cổ...

Ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh” và đẩy mạnh số hóa, OCB ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 1,214 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng cùng kỳ năm trước...

Trả thù lao cho cộng tác viên giới thiệu khách vay, PGBank giảm 24% lãi trước thuế quý 1

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank, UPCoM: PGB) báo lãi trước thuế hơn 116 tỷ đồng trong quý 1/2024, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước, dù đã giảm...

ĐHĐCĐ Intresco: "Nóng" dự án 6A

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, lãnh đạo Intresco khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư vào mảng khách sạn sau khi ghi nhận kết quả tốt trong thời gian gần đây. Đại hội lần...

Không có khoản bồi thường tại VSIP III, lãi ròng PHR giảm mạnh

Quý 1/2024, CTCP Cao su Phước Hòa (Phuruco, HOSE: PHR) không ghi nhận khoản bồi thường thực hiện dự án VSIP III, do đó chỉ lãi ròng hơn 73 tỷ đồng, giảm mạnh 68% so...

ĐHĐCĐ TVS: Phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ

Chiều ngày 24/04/2024, CTCP Chứng khoán Thiên Việt tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 đã thông qua kế hoạch kinh doanh, bầu HĐQT, Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2024-2028.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98