Trung Quốc: PMI sản xuất tháng 7 vượt dự báo và mở rộng 5 tháng liên tiếp

31/07/2020 14:39
31-07-2020 14:39:57+07:00

Trung Quốc: PMI sản xuất tháng 7 vượt dự báo và mở rộng 5 tháng liên tiếp

Trong tháng 7/2020, hoạt động sản xuất của Trung Quốc mở rộng tháng thứ 5 liên tiếp và với tốc độ nhanh hơn, vượt qua dự báo của các chuyên viên phân tích, mặc cho những gián đoạn từ tình trạng lũ lụt và tình hình dịch bệnh trên khắp thế giới.

Chỉ số PMI sản xuất chính thức của Trung Quốc tăng lên 51.1 trong tháng 7/2020, từ mức 50.9 của tháng trước, dữ liệu cho thấy trong ngày 31/07, qua đó đánh dấu mức cao nhất kể từ tháng 3/2020. Các chuyên viên phân tích dự báo PMI sản xuất sẽ giảm xuống mức 50.7.

Được biết, ngưỡng 50 là dải phân cách giữa thu hẹp và tăng trưởng so với tháng trước đó.

Kinh tế Trung Quốc đã gượng dậy từ các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt – vốn đã dẫn tới nhiều tuần tê liệt về kinh tế. Dù vậy, hiện nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn đang phải chống chọi với sự trở lại của dịch Covid-19 trong nhiều tháng qua, xuất phát từ những ca nhiễm ở phía Bắc Tân Cương và một ổ dịch khác ở phía Đông Bắc.

Số đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm nhưng ở mức chậm hơn so với tháng trước, qua đó cho thấy áp lực đối với nhu cầu bên ngoài. Các công ty tiếp tục giảm thêm nhân viên, mặc dù nhịp độ cũng chậm lại. Hoạt động sản xuất tăng lên đỉnh 4 tháng.

Kết quả khảo sát của Reuters tháng này cho thấy các chuyên gia dự báo GDP Trung Quốc tăng trưởng 2.2% trong năm 2020, tăng từ dự báo 1.8% trong cuộc thăm dò tháng 4, khi mà các dữ liệu gần đây củng cố thêm cho triển vọng lạc quan hơn.

Các thước đo từ thương mại cho tới giá sản xuất đều cho thấy sự gia tăng của hoạt động sản xuất, nhưng các chuyên viên phân tích cho rằng các nhà máy có thể khó mà duy trì đà tăng khi nhu cầu dồn nén đã suy giảm dần và cơn lũ lụt tại Trung Quốc gây gián đoạn hoạt động kinh tế.

Kim ngạch nhập khẩu tháng 6/2020 tăng lần đầu tiên kể từ khi đại dịch Covid-19 ập đến, giữa lúc các gói kích thích Chính phủ thúc đẩy nhu cầu hàng hóa. Đồng thời, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng chủ yếu nhờ hàng hóa y tế, qua đó cho thấy dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế.

Lợi nhuận tại các công ty công nghiệp lớn Trung Quốc cũng tăng nhanh nhất trong hơn 1 năm nhờ chi phí giảm và nhu cầu cải thiện.

Tuy nhiên, tác động từ đại dịch toàn cầu cũng khiến nhiều nhà máy hoạt động dưới công suất trong bối cảnh thiếu vắng nhu cầu. Chỉ số hàng hóa qua cửa nhà máy trong tháng 6/2020 giảm tháng thứ 5 liên tiếp, nhưng với tốc độ chậm hơn.

“Chúng tôi tin rằng Bắc Kinh nhiều khả năng duy trì lập trường nới lỏng trong phần còn lại của năm 2020 khi nền kinh tế vẫn còn chặng đường rất dài để phục hồi hoàn toàn và đối mặt với sự bất định to lớn”, các chuyên viên phân tích tại Nomura cho biết trong ngày 28/07.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quan chức Mỹ cảnh báo nguy cơ Trung Quốc “xả” hàng giá rẻ ra nền kinh tế toàn cầu

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen mới đây bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc có thể bán sản phẩm dư thừa với giá rẻ, gây khó khăn cho Mỹ và các nước khác trong...

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio: Trung Quốc có thể đối mặt với thập kỷ mất mát

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio đã cảnh báo rằng Trung Quốc có nguy cơ rơi vào một thập kỷ mất mát nếu không giảm nợ và nới lỏng chính sách tiền tệ.

Thống đốc Fed: Số liệu lạm phát đáng thất vọng, Fed có thể hoãn hoặc giảm số lần hạ lãi suất

Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết NHTW không vội hạ lãi suất sau khi các dữ liệu lạm phát công bố gần đây đều cao hơn dự báo. Ông cho rằng Fed sẽ hoãn hạ...

Lợi nhuận công nghiệp tăng, báo hiệu kinh tế Trung Quốc dần ổn định

Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp ở Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong 2 tháng đầu năm sau khi giảm liên tục trong suốt năm ngoái. Theo...

Cầu lớn bị sập, cảng biển hàng đầu của nước Mỹ phải đóng cửa

Vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore vào ngày 26/03 đã tạo ra một cơn chấn động và gây ra sự gián đoạn trong hoạt động của một trong những cảng biển bận rộn...

Vì sao Fed dự báo Mỹ không suy thoái?

Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), không hề có tín hiệu nào cho thấy kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong năm nay và cả năm 2025.

Quy mô kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD

Kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030, thậm chí là gấp đôi con số này, nếu các chính phủ có chính sách tốt, nhất là cải thiện kỹ năng số cho...

Fed: Kinh tế Mỹ không có dấu hiệu suy thoái trong những năm tới

Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã công bố một loạt các dự báo mới về nền kinh tế, với nhận định tăng trưởng trong các năm 2024, 2025 và 2026 thậm chí còn...

Tuần bước ngoặt của nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới

Nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới vừa ghi nhận bước ngoặt về chính sách trong tuần trước. Trong đó, Thụy Sỹ trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới...

Trung Quốc sẽ ban hành quy định mới để thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tướng Lý Cường khẳngn định Trung Quốc luôn chào đón mọi công ty từ tất cả các quốc gia trên thế giới đến đầu tư và tăng cường khẳng định chỗ đứng tại nước này.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98