Vietjet ghi nhận lợi nhuận hợp nhất 73 tỷ trong 6 tháng đầu năm, tăng tích luỹ tiền mặt

02/08/2020 17:32
02-08-2020 17:32:46+07:00

Vietjet ghi nhận lợi nhuận hợp nhất 73 tỷ trong 6 tháng đầu năm, tăng tích luỹ tiền mặt

CTCP Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2/2020, giai đoạn chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo đó, quý 2/2020 Vietjet mở rộng 52 đường bay nội địa, khai thác 14 ngàn chuyến bay, chuyên chở hơn 2 triệu lượt khách.

Vietjet là một trong những hàng hàng không có kết quả kinh doanh tích cực trong 6 tháng qua.

Kết thúc quý 2/2020, trong bối cảnh đại dịch, hãng hàng không Vietjet ghi nhận mức doanh thu dịch vụ vận tải hàng không đạt 1,970 tỷ đồng, giảm 54%, và mức lỗ hàng không 1,122 tỷ đồng. Sáu tháng đầu năm, Vietjet lỗ trong hoạt động hàng không 2,111 tỷ đồng được ghi nhận là rất tích cực trong bối cảnh ngành hàng không thế giới chịu mức thiệt hại kỷ lục hơn 84 tỷ USD.

Nhằm gia tăng dòng tiền hỗ trợ hoạt động kinh doanh, Vietjet tích cực tìm kiếm các đối tác và đã thực hiện giải pháp chuyển nhượng tài sản và các khoản đầu tư tài chính, giúp tăng doanh thu tài chính 1,174 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 1,063 tỷ đồng, tăng cường nguồn lực hỗ trợ cho dịch vụ vận tải hàng không.

Các kết quả này dựa trên nền tảng tài chính vững của công ty đã được tích luỹ trong giai đoạn trước đó.

Khi thị trường trong nước được cho phép, hãng đã khai thác trở lại toàn bộ đường bay nội địa với hơn 300 chuyến/ngày trong tháng 6, tăng gấp 3-5 lần trong thời gian đỉnh điểm dịch, đồng thời mở mới 8 đường bay nội địa để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân và du khách, đưa tổng số lượng đường bay lên đến 52 tuyến, tổng số chuyến đạt 14 nghìn. Chỉ riêng trong tháng 6 vừa qua, tổng số lượt khách vận chuyển đạt 1.2 triệu lượt khách, khôi phục lại thị trường nội địa.

Vietjet đã tăng cường các nguồn lực để vượt qua đại dịch.

Với lợi thế tối ưu chi phí theo mô hình tăng trưởng của các hãng LCC trên thế giới, Vietjet đã và đang tích cực triển khai các chương trình tiết kiệm chi phí, với bình quân chi phí giảm 55% do giảm khai thác hơn 30% - 35% và giảm đơn giá chi phí 20% - 25%. Đặc biệt trong tháng 5, Vietjet đã triển khai thành công chương trình mua trữ xăng dầu trong giai đoạn giá thấp, giúp giảm chi phí 25% so với thị trường. Bên cạnh đó, Vietjet tích cực đàm phán với các nhà cung cấp giảm giá dịch vụ cảng, sân bay, kỹ thuật và các dịch vụ khác từ 20% - 45% tùy nhà cung cấp.

Với định hướng phát triển thành hãng hàng không thế hệ mới, Vietjet luôn tích cực triển khai các giải pháp thương mại trên nền tảng công nghệ 4.0, phát triển mobile app. Nhờ khả năng tối ưu chi phí dựa trên nền tảng công nghệ, Vietjet thể hiện tính hiệu quả khi vận hành theo mô hình LCC – một mô hình đã và đang luôn hiệu quả khi nền kinh tế trải qua các thời kỳ khủng hoảng kinh tế.

Tổng tài sản 48,392 tỷ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu đạt 17,339 tỷ đồng bao gồm cổ phiếu quỹ. Chỉ số thanh khoản hiện hành tiếp tục duy trì ở mức tốt 1,4 lần, chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu chỉ 0.57 lần. Tỉ lệ nợ vay hiện thuộc nhóm thấp nhất trong ngành hàng không thế giới, nhờ vậy Vietjet tiếp tục thực hiện kế hoạch vay vốn dài hạn để tăng cường nội lực vượt qua khủng hoảng.

Từ đầu năm 2020 đến nay, chủ động trước các kế hoạch ứng phó Covid-19, Vietjet đã triển khai hàng loạt các giải pháp quyết liệt như mở rộng dịch vụ kinh doanh vận chuyển hàng hóa, phát triển các sản phẩm dịch vụ SkyBoss, dịch vụ phụ trợ (ancillary), thẻ bay Power Pass...

Ngoài ra, hãng bắt đầu tự phục vụ mặt đất tại cảng hàng không Nội Bài để chủ động trong hoạt động khai thác, tăng chi phí phụ trợ tại sân bay cũng như nâng cao được chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng. Đặc biệt, Vietjet đã triển khai nhiều giải pháp nhằm gia tăng nguồn doanh thu và tối ưu hoạt động.

Vietjet chính thức phát triển dịch vụ vận chuyển hàng hóa (cargo) từ tháng 4, là hãng hàng không đầu tiên được phê chuẩn triển khai khai thác vận chuyển hàng hóa trên khoang hành khách (CIPC). Đồng thời, hãng tăng cường dịch vụ thuê chuyến, mở rộng dịch vụ tự phục vụ mặt đất tại Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài để tối ưu chi phí vận hành.

Bên cạnh nỗ lực của hãng, sự hỗ trợ của Chính phủ cũng được chờ đợi góp phần giảm áp lực, hỗ trợ hàng không hồi phục. Theo đề xuất của của các hãng, cơ quan chức năng, Chính phủ Việt Nam đang xem xét thông qua gói hỗ trợ hàng không bao gồm không giới hạn việc miễn giảm các loại thuế, phí dịch vụ hàng không, miễn giảm thuế môi trường cho nhiên liệu bay, gói hỗ trợ tài chính, gia hạn nợ vay…

Sự hỗ trợ này cần cấp thiết và cụ thể trong giai đoạn hiện nay để củng cố nội lực của các hãng trong nước. Trên thế giới, các hãng hàng không đang được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ nước sở tại nhằm giúp ngành hàng không hồi phục, do đây là một trong những lĩnh vực xương sống giúp thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế chung.

Có thể thấy, những kết quả hoạt động vận chuyển, tài chính, kinh doanh của Vietjet là rất tích cực và thuộc nhóm những hãng hàng không dẫn đầu khu vực và thế giới.

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vi phạm nhiều quy định công bố thông tin, DDG bị phạt 370 triệu đồng 

Ngày 19/06, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định xử phạt CTCP Đầu tư Công nghiệp Xuất nhập khẩu Đông Dương (HNX: DDG) với tổng tiền phạt là 370...

Vi phạm công bố thông tin, TEG bị phạt 240 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Năng lượng và Bất động sản Trường Thành (HOSE: TEG) 240 triệu...

HTG tiếp tục bị xử phạt thuế, đóng cửa nhà máy Hòa Quý, giá cổ phiếu liên tục điều chỉnh

Sau khi bị xử phạt thuế GTGT hồi tháng 5, HTG tiếp tục nhận quyết định truy thu và phạt thuế TNDN gần 825 triệu đồng. Trên sàn, cổ phiếu HTG giảm sâu trong ngắn...

ĐHĐCĐ TCO Holdings: Giữ chiến lược "đi từng bước chắc chắn" trong ngành gạo

Trong bối cảnh giá gạo bước vào chu kỳ giảm sâu và thị trường xuất khẩu đối mặt nhiều biến động, CTCP TCO Holdings (HOSE: TCO) vẫn kiên định với chiến lược tăng...

WinCommerce: Tổng thể các cửa hàng mở mới từ đầu năm đến nay đã mang lại lợi nhuận

Với hiệu quả kinh doanh cải thiện rõ rệt và tiềm năng tăng trưởng dài hạn, WinCommerce từng bước hiện đại hóa bán lẻ Việt Nam, đặc biệt tại khu vực nông thôn. Doanh...

Xu hướng định hình Quan hệ Nhà đầu tư (IR): Từ AI thông minh đến ESG bắt buộc trong năm 2025

Lĩnh vực Quan hệ Nhà đầu tư (IR) đang đứng trước giai đoạn chuyển đổi quan trọng, vừa đầy hứa hẹn vừa nhiều thách thức. Động lực thúc đẩy sự chuyển đổi này đến từ 3...

Vinalink đưa một công ty phần mềm trở thành công ty liên kết

Trong công bố thông tin ngày 19/06, CTCP Logistics Vinalink (HOSE: VNL) cho biết đã đưa Công ty TNHH Hệ thống Phần mềm Quản lý Logistics (LMS) trở thành công ty...

13 năm liền được chọn mua nhiều nhất: Thương hiệu Vinamilk có gì đặc biệt?

Khi sự trung thành của người tiêu dùng ngày càng trở nên “xa xỉ”, thì vị trí được chọn mua trong giỏ hàng thực sự là “chiếc cúp” quý giá nhất mà mọi thương hiệu...

Dệt may Thành Công lãi gần 139 tỷ sau 5 tháng, đạt 50% kế hoạch năm

CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE: TCM) báo lãi sau thuế tăng 25% trong 5 tháng đầu năm giữa bối cảnh ngành dệt may khởi sắc.

Nhiều lần sửa lỗi giao dịch, Vietcap bị đình chỉ hoạt động lưu ký, VNDirect bị khiển trách

Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC) ngày 17/06 đã ra quyết định khiển trách CTCP Chứng khoán Vietcap (HOSE: VCI) sau khi công ty này có 9 lần...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98