Đổi dòng nguồn vốn FDI

27/08/2010 22:51
27-08-2010 22:51:58+07:00

Đổi dòng nguồn vốn FDI

Với khoảng 57% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào công nghệ chế biến, chế tác và điện, khí, nước, sản xuất điều hoà trong tổng số trên 11,57 tỷ USD vốn đăng ký vào Việt Nam 8 tháng đầu năm 2010, FDI đã đổi dòng.

Nếu tiến độ của Dự án Nhiệt điện Hải Dương của Tập đoàn Jaks Resources (Malaysia) có tổng công suất 1.200 MW, với tổng vốn đầu tư khoảng 1,6 tỷ USD thực hiện đúng như kỳ vọng của bà Nguyễn Thị Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, thì khả năng ngành công nghiệp sẽ nhận thêm số vốn không nhỏ.

Vào thời điểm này, theo bà Minh, UBND tỉnh Hải Dương đang tập trung hoàn tất các bước chuẩn bị cho công tác giải phóng mặt bằng 200 ha đất tại huyện Kim Môn (Hải Dương) để đảm bảo đúng cam kết giao đất sạch cho nhà đầu tư 2 tháng sau khi dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Điều này cũng có nghĩa là danh mục các dự án quy mô lớn của năm 2010 trong các lĩnh vực này sẽ không chỉ dừng ở các tên tuổi như Dự án Công ty TNHH điện lực AES - TKV Mông Dương xây dựng Nhà máy Nhiệt điện tại Quảng Ninh, với tổng vốn đầu tư 2,1 tỷ USD; Dự án Công ty Sắt xốp Kobelco Việt Nam sản xuất phôi thép tại Nghệ An, với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD; Dự án Công ty TNHH Posco SS - Vina tại Bà Rịa - Vũng Tàu với quy mô 360 triệu USD…

Mới đây nhất, trong tháng 8, Dự án đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn với tổng vốn đăng ký 773 triệu USD của Hoa Kỳ tại Cà Mau cũng đã chính thức được cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Hơn thế, ngành công nghiệp chế biến, chế tác đang đứng đầu danh sách có tỷ lệ dự án mở rộng quy mô sản xuất lớn nhất, với 102 lượt dự án, tổng vốn tăng thêm 645 triệu USD. Cho dù con số này không lớn, cũng có nguyên nhân bởi kết quả kinh doanh không thật sự cao trong các năm trước, song đó là điểm đáng lưu ý so với các dự án FDI trong các lĩnh vực khác.

Đây cũng là những điểm khác biệt lớn so với cơ cấu vốn FDI cùng kỳ năm 2009, cũng như cả năm 2009. Nhìn vào các con số thống kê của 8 tháng năm 2009, gần 45% trong số trên 13 tỷ USD vốn đăng ký thuộc về lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống. Hai lĩnh vực đứng đầu danh sách hút vốn năm nay chỉ chiếm chưa đến 23% tổng vốn đăng ký. Lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống trong 8 tháng đầu năm 2010 chỉ chiếm 1,6% tổng vốn đăng ký.

Bình luận về sự chuyển dịch này, ông James Riedels, chuyên gia kinh tế Dự án USAID/STAR - Việt Nam, người đang thực hiện Đề tài nghiên cứu “Toàn cầu hoá ở Việt Nam: đi đâu, về đâu” cho rằng, sự giảm sút của dòng vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp chế tác trong năm 2009 có thể một phần do tác động của khủng hoảng kinh tế, cầu trên thị trường thế giới giảm mạnh khiến các kế hoạch đầu tư vào nguồn cung buộc phải giảm. “Tuy nhiên, dấu hiệu chững lại trong đầu tư vào công nghiệp chế tác đã được nhìn thấy từ vài năm trước đó, khoảng năm 2006-2007. Có thể sự chuyển ra khỏi công nghiệp chế tác của vốn FDI không hoàn toàn do nhu cầu thị trường, mà còn do những tác động của chính sách. Tôi cho rằng, sự mất cân đối của nền kinh tế giai đoạn năm 2009 trở về trước là một trong những nguyên nhân lớn”, ông James Riedels nói.

Trở lại sự chuyển dòng của vốn FDI vào công nghiệp chế biến trong 8 tháng năm 2010, các chuyên gia nghiên cứu cho rằng, sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, kinh tế trong nước là một động lực, song điều hành kinh tế vĩ mô có vai trò quyết định.

Tuy vậy, những băn khoăn về dòng vốn FDI vào công nghiệp chế biến, chế tác vẫn tiếp tục khi các con số thông kê cho thấy, tình trạng nhập siêu (không tính dầu thô) của khu vực này vẫn tiếp diễn. Trong 8 tháng, khu vực FDI nhập siêu 1,7 tỷ USD, chiếm 19,7% tổng nhập siêu của cả nước. Trong nghiên cứu của ông James Riedels về cán cân thương mại của khu vực FDI trong giai đoạn từ năm 2005 đến quý I/2010, cán cân thương mại phi dầu thô của khu vực này âm và có xu hướng giảm liên tục.

“Chúng tôi muốn đưa ra khuyến nghị rằng, mặc dù không nghi ngờ gì về những tác động tích của dòng vốn FDI tới kinh tế Việt Nam thời gian qua, song có thể, định hướng chính sách đang làm cho vốn FDI có xu hướng cạnh tranh với vốn đầu tư trong nước. Hơn thế, nhìn vào sự gia tăng của vốn vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu, thay vì tập trung vào xuất khẩu, chính sách thu hút vốn FDI cũng cần phải được cân nhắc để đảm bảo mục tiêu phát triển công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam”, ông James Riedels nói.

Bảo Duy

ĐẦU TƯ



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quý 1/2024, CPI tăng 3.77%, lạm phát cơ bản tăng 2.81% so với cùng kỳ năm trước 

Báo cáo của Tổng cục Thống kê vừa công bố cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2024 giảm 0.23% so với tháng trước. Tính chung quý 1 năm 2024, CPI tăng 3.77%...

GDP quý 1/2024 ước tính tăng 5.66%

Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê vừa công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2024 ước tính tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý...

Ngân hàng Standard Chartered: GDP quý 1 duy trì mức vừa phải trước lạm phát gia tăng

Ngân hàng Standard Chartered giữ nguyên dự báo tăng trường GDP năm 2024 ở mức 6.7%, trong đó GDP sẽ tăng tốc từ 6.2% trong nửa đầu năm lên 6.9% trong nửa cuối năm.

Vĩnh Long phát triển kinh tế với trọng tâm là các ngành sử dụng đầu vào là sản phẩm nông nghiệp

Sáng 23/3, tại thành phố Vĩnh Long, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông...

Thấy gì sau những chỉ số cải cách, sáng tạo của TP.HCM?

Bộ Khoa học -Công nghệ vừa công bố chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII - Provincial Innovation Index: hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa...

Bà Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước

Sau khi Quốc hội miễn nhiệm chức Chủ tịch nước với ông Võ Văn Thưởng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch...

Quốc hội miễn nhiệm chức Chủ tịch nước với ông Võ Văn Thưởng

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội khóa 15 đối với ông Võ Văn Thưởng.

Trung ương đồng ý ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Ban Chấp hành Trung ương đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng...

Chủ tịch Quốc hội: Nội dung cấp bách, chuẩn bị được ngay thì đưa vào kỳ họp thứ 7

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu rà soát kỹ lưỡng các nội dung, phân định nội dung cấp bách, chuẩn bị được ngay thì bổ sung vào chương trình nghị sự của kỳ...

Thủ tướng: Việt Nam cam kết '3 bảo đảm', đẩy mạnh '3 đột phá' và thực hiện '3 tăng cường' với nhà đầu tư

Kêu gọi các doanh nghiệp FDI, nhà đầu tư nước ngoài đồng hành cùng Việt Nam thực hiện chuyển đổi xanh, phát triển bền vững với tinh thần "ba tiên phong", Thủ tướng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98