Gian nan tiếp cận số liệu thống kê

29/08/2010 10:48
29-08-2010 10:48:51+07:00

Gian nan tiếp cận số liệu thống kê

Về cơ bản, nền thống kê của Việt Nam đã tiếp cận được những phương pháp thống kê hiện đại và phù hợp với những chuẩn mực thống kê của thế giới. Tuy nhiên, chưa nhiều doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn dữ liệu thống kê.

Đó là những nhận định được các nhà khoa học đưa ra khi đánh giá về nền thống kê Việt Nam hiện nay, sau khi đã gạt ra ngoài những yếu tố chủ quan.

Khái quát quá, hóa khó dùng!

Theo TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung

TS Lê Đăng Doanh: “Nếu không tỉnh táo, cứ tin vào những báo cáo tăng trưởng hai con số của các địa phương hoặc số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký khổng lồ mà không có thẩm định lại thì chúng ta sẽ suốt ngày “ngồi ăn bánh vẽ với nhau”
ương, thời gian gần đây, hệ thống thống kê của Việt Nam đã có nhiều cải cách quan trọng và về nguyên tắc tương đối phù hợp với những chuẩn mực thống kê hiện đại. Tuy nhiên, diện thống kê còn khá hẹp và thiếu tính liên tục, một số số liệu chuyên ngành không được công bố, thậm chí không được tập hợp; cách thức thu thập và tổng hợp số liệu chưa đảm bảo chính xác. “Rất dễ thấy điều này ở các con số về xuất nhập khẩu. Số liệu xuất khẩu của ta sang một thị trường nào đó thường là cao hơn đáng kể so với con số họ công bố nhập khẩu từ ta”, ông nói.

Một trường hợp khác được TS Lê Đăng Doanh lưu ý là việc tính toàn bộ giá trị xuất khẩu vàng vào GDP, trong khi, theo ông, “ta đâu có sản xuất ra từng đó vàng, mà chủ yếu là nhập khẩu, nếu tính chặt chẽ ra thì chỉ tính phần lãi tăng thêm và công chế tác mà thôi. Trong khi đó, rất khó lòng tìm thấy số liệu về tổng số vàng nhập khẩu. Hơn nữa, đa phần lượng vàng xuất khẩu của ta thời gian qua cũng không phải là vàng trang sức”. Số liệu thống kê về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng được TS Doanh “mổ xẻ”. Để có được đánh giá toàn diện và đúng đắn về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực chảy vào Việt Nam thì phải bóc tách số ngoại tệ thực tế mà nhà đầu tư mang vào với số vốn họ đi vay từ các ngân hàng trong nước cũng như là phần vốn góp của bên Việt Nam (nếu có). Nhưng những số liệu thu thập được hiện nay không hề thể hiện điều này.

“Nếu không tỉnh táo, cứ tin vào những báo cáo tăng trưởng hai con số của các địa phương hoặc số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký khổng lồ mà không có thẩm định lại thì chúng ta sẽ suốt ngày “ngồi ăn bánh vẽ với nhau”, nhà khoa học vốn nổi tiếng thẳng tính này ví von.

Chia sẻ nhận định này, TS Nguyễn Minh Phong (Viện Nghiên cứu kinh tế Hà Nội) nêu ví dụ cụ thể: “Liên quan số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, chỉ có con số tổng. Không thể nào biết được trong đó có bao nhiêu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hay thương mại; bao nhiêu là doanh nghiệp cổ phần, công ty TNHH. Sau thành lập, cũng không có cách nào biết được các doanh nghiệp mạnh yếu ra sao, tình trạng tài chính thế nào”. TS Phong cũng cho biết, các số liệu thường không được tập hợp liên tục trong một thời gian dài với niên độ thống kê thống nhất, có đơn vị tính đến ngày 15 tháng 10, có đơn vị đến 15 tháng 11, trong khi có đơn vị tích cực cập nhật đến tận 31 tháng 12. Khá nhiều bộ ngành chưa có quy định thống nhất trong ngành mình về niên độ thống kê, khiến các đơn vị cơ sở cứ mạnh ai nấy làm. Với tư cách là nhà nghiên cứu, TS Phong phàn nàn, bản thân ông nhiều khi cũng rất bối rối “giữa một biển số liệu thống kê mà không có thông tin mình cần và không được “đóng dấu bảo đảm” về độ chính xác, tin cậy. “Có khi tìm lại những số liệu quá khứ, tức là đã làm rồi, phê duyệt, quyết toán rồi cũng vẫn thấy mỗi ngành trả lời một kiểu. Và thực tế là dù có phát hiện những điểm không chính xác, các đơn vị liên quan cũng không biết khiếu nại đến đâu, ai có quyền giải quyết, bao lâu sau thì được đính chính…”, TS Phong nhận xét.

Mua sòng phẳng cũng không dễ

Chưa có một đầu mối cũng như cơ chế pháp lý rõ ràng để doanh nghiệp được sớm tiếp

TS Nguyễn Minh Phong – Viện nghiên cứu Kinh tế Hà Nội: “Có một sự lãng phí rất lớn khi dữ liệu thống kê bị “đóng băng” trong các cơ quan quản lý nhà nước, hoặc dừng lại nửa vời, trong khi chỉ cần đầu tư thêm một chút ít công sức là có thể trở thành “vàng ròng” đối với doanh nghiệp
cận nguồn số liệu thống kê chính thống, với những phân tích sâu và đầy đủ; kể cả khi họ sẵn sàng thanh toán chi phí một cách sòng phẳng, TS Phong khẳng định. Ở đây đã có một sự lãng phí rất lớn khi dữ liệu thống kê bị “đóng băng” trong các cơ quan quản lý nhà nước, hoặc dừng lại “nửa vời”, trong khi chỉ cần đầu tư thêm một chút ít công sức là có thể trở thành “vàng ròng” đối với doanh nghiệp. Với quan điểm tận dụng thế mạnh của hệ thống thống kê nhà nước (đã trải rộng khắp địa bàn cả nước), TS Lê Đăng Doanh mong muốn đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của hệ thống này, hướng tới mục tiêu phục vụ tốt hơn, không chỉ cho công tác quản lý nhà nước, mà cho cả cộng đồng xã hội và doanh nghiệp.

Trong khi đó, TS Nguyễn Minh Phong gợi ý, những thông tin sâu, hữu ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì không thể chỉ trông cậy vào số liệu thống kê nhà nước. Muốn có, doanh nghiệp cần tìm đến các công ty khảo sát, đánh giá thị trường chuyên nghiệp. “Tôi biết hiện nay đã có nhiều công ty như vậy, chi phí khảo sát thị trường là không nhỏ, song lợi ích mà doanh nghịêp có được từ những thông tin cụ thể và chính xác về thị trường cũng không hề nhỏ”.

Phương Anh

diễn đàn doanh nghiệp



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98