ĐHCĐ Shipchanco: Hiểu chưa đúng về Luật Doanh nghiệp

12/07/2011 08:30
12-07-2011 08:30:36+07:00

ĐHCĐ Shipchanco: Hiểu chưa đúng về Luật Doanh nghiệp

Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) Cty cổ phần cung ứng tàu biển Hải Phòng - Shipchanco (TauBienHP) trong các ngày 4 và 7.7.2011 tại Hải Phòng đã trở thành sự kiện “nóng” trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như dư luận tại địa phương.

* Cty Tàu biển Hải Phòng: Đại hội cổ đông vỡ chợ

Báo Lao Động số 154 ra ngày 7.7 và 155 ra ngày 8.7 đã phản ánh một số vấn đề thực tế đã xảy ra tại đại hội cổ đông của Cty này. Tuy nhiên, theo luật gia Cao Bá Khoát, vẫn còn một số ý kiến từ hai bài báo trên cần được làm rõ để đem tới cách hiểu đúng đắn về Luật Doanh nghiệp (LDN) và tính hợp pháp các quyết định tại ĐHCĐ của Shipchanco. Lao Động xin lược đăng những ý kiến phân tích của luật gia Cao Bá Khoát xung quanh vấn đề này.

Xuất hiện công an và lực lượng bảo vệ tại đại hội cổ đông

Sau khi tuyên bố đại hội bắt đầu, trước sự chất vấn của các cổ đông, người triệu tập đại hội đã bỏ đi, trối bỏ trách nhiệm của mình trước các cổ đông. Trước tình huống này, các cổ đông còn lại (nắm giữ 382.292 cổ phiếu, tương ứng 21,23% vốn điều lệ) đã phải bầu chủ tọa mới. Sau đó bầu một HĐQT và ban kiểm soát (BKS) mới của Cty. Việc làm này đã được cụ thể thành nghị quyết ĐHCĐ và công bố tới các cổ đông.

Trong các số báo nêu trên đã có ý kiến cho rằng, theo LDN, những nghị quyết của đại hội không có đủ 65% tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông có quyền biểu quyết tham dự đại hội đồng ý thì không có hiệu lực pháp luật. Cách nhận xét này dễ tạo sự hiểu lầm từ phía công chúng cũng như các lãnh đạo thành phố Hải Phòng.

Để có được cách nhìn đúng đắn và sòng phẳng hơn về những gì đã diễn ra tại đại hội đồng cổ đông của Shipchanco, cần đề cập đến khía cạnh pháp lý của nghị quyết mà nhóm cổ đông nắm 21,23% vốn điều lệ đã xác lập.

Thứ nhất: Về quyền cổ đông tham dự đại hội

Căn cứ vào kết quả kiểm tra tư cách cổ đông: Tổng số cổ đông tham dự trực tiếp và người được uỷ quyền tham dự cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông Shipchanco là 131 cổ đông, đại diện cho 1.787.666 cổ phần phổ thông có quyền biểu quyết, tương đương với 99,31 % vốn điều lệ. Theo công bố của trưởng ban tổ chức: Với tỉ lệ này, theo quy định tại điều lệ Cty và quy định tại khoản 1, Điều 102 LDN, đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2011 đủ điều kiện để tiến hành họp.

Trong quá trình diễn ra đại hội, trước sự chất vấn của các cổ đông, người triệu tập đại hội và cổ đông đại diện phần vốn nhà nước đã tự bỏ về khi đại hội đang diễn ra. Các cổ đông còn lại đã phải bầu lại chủ tọa và tiếp tục tiến hành đại hội. Điều này hoàn toàn phù hợp với LDN.

Về vấn đề này, tại điểm a, khoản 2, Điều 103 LDN quy định: “Chủ tịch HĐQT làm chủ toạ các cuộc họp do HĐQT triệu tập; trường hợp chủ tịch vắng mặt hoặc tạm thời mất khả năng làm việc thì các thành viên còn lại bầu một người trong số họ làm chủ toạ cuộc họp; trường hợp không có người có thể làm chủ toạ thì thành viên HĐQT có chức vụ cao nhất điều khiển để đại hội đồng cổ đông bầu chủ toạ cuộc họp trong số những người dự họp và người có số phiếu bầu cao nhất làm chủ toạ cuộc họp”.

Khoản 9, Điều 103 quy định: “Trường hợp chủ toạ hoãn hoặc tạm dừng họp đại hội đồng cổ đông trái với quy định tại khoản 8 điều này, đại hội đồng cổ đông bầu một người khác trong số những người dự họp để thay thế chủ toạ điều hành cuộc họp cho đến lúc kết thúc và hiệu lực các biểu quyết tại cuộc họp đó không bị ảnh hưởng”.

Do đó, việc một số cổ đông (trong đó có cả cổ đông nhà nước) bỏ về giữa chừng trong khi cuộc họp đang diễn ra là đồng nghĩa với việc tự từ bỏ quyền cổ đông và tư cách cổ đông của mình. Do vậy, việc các cổ đông còn lại (nắm giữ 382.292 cổ phiếu, tương ứng 21,23% vốn điều lệ) bầu chủ tọa mới để tiếp tục đại hội; bầu HĐQT và BKS mới của Cty; công bố nghị quyết đại hội đồng cổ đông là hoàn toàn hợp pháp.

Thứ hai: Về việc bầu HĐQT và BKS

LDN và các văn bản hướng dẫn thi hành không có khái niệm như “HĐQT lâm thời” hay “tự phong”, mà chỉ có duy nhất một HĐQT là cơ quan quản lý của Cty được đại hội đồng cổ đông bầu ra theo trình tự, thủ tục nhất định. Vấn đề là trình tự thủ tục bầu ra cơ quan này phải bảo đảm tuân thủ đúng các quy định của LDN.

Theo quy định của LDN, việc bầu HĐQT và BKS phải theo nguyên tắc bầu dồn phiếu, cụ thể: “Việc biểu quyết bầu thành viên HĐQT và BKS phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của HĐQT hoặc BKS và cổ đông có quyền dồn hết tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên” (điểm c, khoản 3 Điều 104).

Nội dung này còn được hướng dẫn chi tiết tại khoản 3, điều 29 Nghị định 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 1.10.2010. Cụ thể: “Người trúng cử thành viên HĐQT hoặc thành viên BKS được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên quy định tại điều lệ Cty”.

Như vậy, thành viên HĐQT và BKS có thể được bầu mà không cần phải có được ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự đại hội ủng hộ. Theo đó, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông Shipchanco về vấn đề bầu HĐQT và BKS không thuộc phạm vi điều chỉnh quy định về tỉ lệ biểu quyết thông qua nghị quyết là 65% hoặc 75% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, các kết quả đạt được tại Đại hội đồng cổ đông Shipchanco là hoàn toàn hợp pháp.

Luật gia Cao Bá Khoát (nguyên thành viên Tổ công tác thi hành LDN của Thủ tướng Chính phủ)

lao động





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Dự báo bấp bênh, Petrolimex đặt mục tiêu 2024 giảm 27% lợi nhuận

Theo tài liệu ĐHĐCĐ 2024, Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex, HOSE: PLX) dự báo tình hình năm nay có nhiều yếu tố không thuận lợi. Do đó, dự kiến trình mục tiêu...

ĐHĐCĐ HSC: Mảng IB có thể mang về 200-240 tỷ đồng năm 2024

Chiều ngày 25/04, diễn ra ĐHĐCĐ năm tài chính 2023 của CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC, HOSE: HCM) với mục tiêu lãi trước thuế năm 2024 cao kỷ lục.

ĐHĐCĐ SHB: Lợi nhuận quý 1 khoảng 4,017 tỷ đồng

Chiều 25/04, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HOSE: SHB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi nhuận, tăng vốn...

ĐHĐCĐ SSI: Thị phần là một mục tiêu quan trọng để phấn đấu nhưng không phải là duy nhất

Chiều ngày 25/04, CTCP Chứng khoán SSI (HOSE :SSI) tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 để thảo luận nhiều nội dung về kế hoạch kinh doanh năm mới. Tại đại hội, Chủ...

ĐHĐCĐ HBC: Cơ bản đã hoàn thành hồ sơ phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 tổ chức chiều ngày 25/04, bên cạnh kế hoạch kinh doanh, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) còn tiến hành biểu quyết thay đổi...

ĐHĐCĐ DGW: Lãi ròng 92 tỷ đồng trong quý 1, muốn thực hiện 2-3 thương vụ M&A mỗi năm

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Thế Giới Số (Digiworld, HOSE: DGW) diễn ra vào chiều ngày 25/04, nhằm thông qua nhiều nội dung quan trọng như kế hoạch kinh doanh...

ĐHĐCĐ Vinamilk: Lãi sau thuế quý 1 tăng trưởng gần 16%

Chiều 25/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Vinamilk diễn ra nhằm thông qua kế hoạch doanh thu kỷ lục hơn 63.1 ngàn tỷ đồng; cổ tức năm 2023 bằng tiền dự định nâng lên...

ĐHĐCĐ Novaland: Đã hoàn thành cơ cấu phần lớn các khoản nợ

Ngày 25/04/2024, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 để thông qua tình hình hoạt động năm 2023, mục tiêu kinh...

Chủ tịch Đặng Tuấn Tú (SGN): “Sân bay Long Thành sẽ quyết định tương lai của Công ty”

Triển vọng ngành hàng không năm 2024 và vấn đề đấu thầu tại Cảng Hàng không Quốc tế (HKQT) Long Thành là những điểm nóng được bàn luận tại ĐHĐCĐ thường niên 2024...

ĐHĐCĐ SHP: Khả năng M&A nếu đầu tư nhà máy mới, quý 1 lỗ 6 tỷ đồng

Lãnh đạo SHP cho biết Công ty đang tìm cơ hội và nếu có đầu tư thêm thì nhiều khả năng thực hiện thông qua mua bán, sáp nhập bởi đầu tư mới nhà máy thủy điện hiện...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98