Nhóm lợi ích vì hơn 80 triệu dân?

22/09/2011 08:40
22-09-2011 08:40:08+07:00

Nhóm lợi ích vì hơn 80 triệu dân?

Trong một xã hội có tổ chức tốt, các nhóm lợi ích hoạt động hợp pháp theo các quy định rõ ràng và hoạt động của các nhóm lợi ích nói chung, có lợi cho xã hội.

* Bộ trưởng Vương Đình Huệ: Từ nay đến cuối năm sẽ không có chuyện tăng giá xăng dầu

Nhóm lợi ích là các tổ chức (thường là các hội, hiệp hội) vận động chính sách công sao cho có lợi nhất cho [các thành viên của] mình. Các nhóm khác nhau có thể có những lợi ích khác nhau và họ tìm cách vận động chính sách công theo lợi ích của nhóm mình là chuyện bình thường và là nhu cầu thực tế.

Các nhóm lợi ích luôn tồn tại. Họ hoạt động có lợi cho xã hội hay chỉ chú tâm đến lợi ích riêng là tùy thuộc vào môi trường pháp lý có rành mạch hay không; hoạt động của họ có minh bạch, có được kiểm soát, giám sát hay không; Nhà nước, xã hội dân sự và báo giới có buộc họ phải có trách nhiệm giải trình hay không.

Trong một xã hội có tổ chức tốt, các nhóm lợi ích hoạt động hợp pháp theo các quy định rõ ràng và hoạt động của các nhóm này, nói chung, có lợi cho xã hội.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ (trái) và Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú tại hội thảo ngày 20/9.

Việt Nam chưa có các quy định pháp lý rõ ràng về vấn đề này. Nhà nước, xã hội dân sự và báo giới chưa buộc các nhóm lợi ích phải minh bạch và có trách nhiệm giải trình. Chính vì vậy họ hoạt động một cách méo mó, không loại trừ khả năng câu kết với các nhà hoạch định chính sách để tìm kiếm lợi ích riêng.

Điều này giải thích vì sao khi nói đến nhóm lợi ích ở Việt Nam, người ta có thể hiểu theo nghĩa xấu: vận động chính sách công nhằm trục lợi cho bản thân.

Một sự biểu hiện của lợi ích nhóm theo nghĩa xấu là ứng xử của một số đại diện của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và Bộ Công thương trong cuộc “Hội thảo điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay” do Bộ Tài chính tổ chức ngày 20/9/2011.

Theo báo giới, tại đó đại diện của Bộ Công thương đã khá nặng lời; còn đại diện của các doanh nghiệp luôn kêu lỗ [mà chẳng thấy ông nào từ chức hay bị cách chức] và phản đối chính sách giá của Bộ Tài chính. Họ không giải trình được các khoản lỗ, cách tính toán giá của họ không rõ ràng, không minh bạch, thậm chí họ còn nói lãn công, bỏ việc để gây sức ép với Bộ Tài chính.

Ông tân Bộ trưởng Tài chính lại biết “rất rõ các doanh nghiệp xăng dầu” và ông cho rằng Bộ “sẽ không thể vì 11 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối mà phải vì hơn 80 triệu dân”.

Trong khi một doanh nghiệp (Petrolimex) chiếm hơn 60% thị phần, thì không thể phó mặc cho cơ chế thị trường, và Nhà nước phải can thiệp. Không thể vin vào cơ chế thị trường!

Để giải quyết tận gốc vấn đề này, từ vài năm trước tôi đã kiến nghị tổ chức lại ngành xăng dầu: chia tách Petrolimex ra làm đôi; hợp nhất nhiều trong số 10 doanh nghiệp nhỏ; để hình thành 3-4 doanh nghiệp sàn sàn nhau. Trước mắt tất cả vẫn là các doanh nghiệp nhà nước, nhưng họ phải cạch tranh khốc liệt với nhau (hãy xem thị trường điện thoại di động). Khi đó vẫn cần sự điều tiết, giám sát của Nhà nước (thí dụ để chống sự thông đồng), và chỉ khi đó vấn đề giá xăng dầu mới có thể hoàn toàn để cho cơ chế thị trường điều tiết.

Hãy trả lại nhóm lợi ích nghĩa thật của nó (không chỉ quá thiên về nghĩa xấu). Hãy cơ cấu lại các doanh nghiệp xăng dầu và hãy để cho nhân dân biết các ý kiến trái chiều nhau như ở hội thảo trên vì đó là một trong những cách buộc các nhóm lợi ích phải có trách nhiệm giải trình.

Nguyễn Quang A

Khoa học đời sống



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98