Nghe doanh nghiệp giãi bày chuyện phá sản

24/10/2011 06:13
24-10-2011 06:13:00+07:00

Nghe doanh nghiệp giãi bày chuyện phá sản

Nhiều chuyên gia nhìn nhận khủng hoảng là thời điểm để sàng lọc doanh nghiệp yếu kém. Nhưng thực tế có những DN giàu kinh nghiệm và hoạt động lâu năm mà vẫn thất bại do thị trường chung quá khó khăn.

LTS: Ngay sau khi đăng tải loạt bài về sự phá sản của gần 49.000 doanh nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2011, với phân tích từ các chuyên gia và hiệp hội doanh nghiệp, chúng tôi nhận được bài viết của tác giả Trần Minh Quân chia sẻ các câu chuyện có thật trong giới kinh doanh thời khủng hoảng. Trái với các ý kiến cho rằng đây là thời điểm thích hợp để sàng lọc DN yếu kém và DN phải dùng nội lực để vượt bão, tác giả cho rằng nguyên nhân và có những chính sách hỗ trợ về vốn cũng như các chính sách khác từ phía nhà nước thay vì nhìn sự "phá sản" này là tín hiệu đáng mừng.

Những câu chuyện thật...

Sáng thứ 2, tháng 10 năm 2011, trời mưa như trút nước, đang ngồi bó gối trú mưa trong quán cà phê ven đường thì điện thoại đổ chuông. Đầu dây bên kia là một Giám đốc một DN xây dựng nhỏ, gọi hỏi đang ở đâu và giục í ới. Đang lúc trời mưa, lại cũng chẳng có việc gì quan trọng nên tôi nhận lời và chạy đến địa chỉ như đã hẹn.

Điểm hẹn vừa là nhà ở và cũng là trụ sở của một DN tư vấn, thiết kế xây dựng. Chủ DN này là P., người mà tôi cũng đã từng gặp trước đây. P. cho biết anh mới trả lại mặt bằng, dời trụ sở DN về nhà được vài tháng sau khi không thể kham nổi các loại chi phí liên tục tăng cao mà khối lượng công việc đang thực hiện lại giảm đáng kể so với trước đây. "Dời về nhà cho nó tiện và rẻ tiền", P. giải thích.

Trò chuyện được một lát thì 4 người nữa bước vào, lại có đến 2 người cũng là chủ DN làm xây dựng. Trong đó, một người là kỹ sư xây dựng, giám đốc một công ty với 6 năm kinh nghiệm, đã từng thi công rất nhiều công trình lớn nhỏ tại TP.HCM trước đây.

Còn một người vừa đầu quân cho Tổng công ty XD số 1, vừa mở công ty riêng. Nếu như trước đây, họ được xem là những doanh nghiệp trẻ thành đạt, tự đứng ra lập công ty riêng và đã có những thành công ban đầu thì đến nay, phần lớn những doanh nghiệp này đang đứng trước bờ vực phá sản, ít nhất là cũng tạm dừng hoạt động.

"Ba, bốn năm về trước, mình thường thi công cùng lúc vài ba công trình. Số công nhân "ruột" thường ở khoảng năm, sáu mươi người, chưa kể các đội thầu phụ khác. Nhưng vài năm trở lại đây, nhất là từ giữa năm 2010 đến nay, công việc giảm hẳn và đến nay thì đã hơn năm tháng không có việc làm. Máy móc, trang thiết bị thi công chất đầy kho, đang có nguy cơ hư hỏng, rỉ sét. Công nhân thì đã đi tứ tán, một số bỏ về quê, số còn lại thì đi tìm công việc khác". Anh kỹ sư xây dựng kể.

Người còn lại vừa mới mở DN thì nhận ngay được 2 công trình nhà phố, nhưng do giá cả vật tư cứ tăng hàng ngày nên không có lãi. "Rất may là chưa lỗ", anh này chia sẻ.

Câu chuyện cứ thế tiếp diễn, ai cũng nhất trí rằng đây là thời điểm khó khăn nhất đối với lĩnh vực xây dựng nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung và hiện nay còn khó khăn hơn cả giai đoạn khủng hoảng năm 2008.

Thị trường BĐS đóng băng khiến các DN vật liệu xây dựng và xây dựng có nguy cơ phá sản.

Gần đây một số chuyên gia kinh tế nhận xét rằng, đây là thời điểm thích hợp để thanh lọc bớt một số doanh nghiệp yếu kém, là cơ hội tốt để các doanh làm ăn kém hiệu quả xem lại chính sách, cách thức quản trị của mình. Các doanh nghiệp nhỏ, các DN làm ăn không hiệu quả sáp nhập lại với nhau. Nhưng theo các doanh nhân này, thì câu chuyện không hẳn như thế.

Anh kỹ sư xây dựng chia sẻ: "Ở đây không phải là vấn đề quản trị mà là không có việc làm. Ngay cả một số trang thiết bị tôi rao bán nhưng không ai mua cả, vì các đơn vị khác cũng đều trong tình trạng tương tự".

Còn P. thì cho biết "Một phần là do giảm đầu tư công và quan trọng là hiện nay người dân đang rất khó khăn, người ta không làm ra tiền thì làm sao mà mua đất, xây nhà được. Giờ chỉ biết co cụm lại để xem xét tình hình ..."

Cần hỗ trợ doanh nghiệp trong khủng hoảng

Công bằng mà nói thì như nhiều ý kiến đã nêu, trong vòng 10 năm trở lại đây, số DN ra đời liên tục tăng, một phần là do các rào cản về pháp luật dần được thông thoáng, phần khác là do có nhiều thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, như một quy luật, đã phát triển ồ ạt thì thường đi kèm với chất lượng kém. Ở đây, chất lượng được hiểu theo nghĩa là khả năng cạnh tranh, trình độ quản trị hay sức đề kháng với những biến đổi thị trường.

Con số gần 49.000 DN phá sản hay ngừng hoạt động trong 9 tháng đầu năm 2011 phần nào phản ánh đúng thực trạng đó. Nhưng với những DN trong câu chuyện kể trên thì không hẳn vậy. Họ được đào tạo bài bản, đã từng có kinh nghiệm trong ngành. Nhưng họ vẫn thất bại.

Nếu nói rằng đây là một tín hiệu lạc quan thì cần xem xét lại. Rõ ràng, việc có hàng ngàn doanh nghiệp phá sản sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Theo nhiều chuyên gia thì việc này có thể ảnh hưởng xấu đến nguồn cung cấp hàng hóa cho thị trường.

Một số ý kiến cho rằng các DN nhỏ nên tìm cách liên doanh, sáp nhập lại với nhau để gia tăng nội lực, tăng sức cạnh tranh. Nhận xét này xem ra duy ý chí bởi việc sáp nhập không hề đơn giản như nhiều người vẫn tưởng. Những trở ngại có thể nhận thấy ngay của quá trình sáp nhập là sự không thống nhất nhau trong chính sách quản trị, các phương tiện máy móc phục vụ sản xuất không đồng bộ, việc định giá tài sản gặp nhiều khó khăn và nhất là niềm tin của DN đã bị mất đi rất nhiều.

Trong số gần 49.000 DN phá sản, ta có thể thấy trong đó hầu hết là các DN nhỏ và là DN tư nhân. Thực tế thì lực lượng DN này đang đóng góp vào việc ổn định việc làm cho một lượng lao động khá lớn nhưng họ chưa nhận được sự hỗ trợ vốn và các chính sách khác một cách bình đẳng như đối với các DN nhà nước hay DN lớn khác.

Do đó, có nên chăng trước khi để cho "sống chết mặc bay" thì hãy thử tìm nguyên nhân và có những chính sách hỗ trợ về vốn cũng như các chính sách khác từ phía nhà nước thay vì nhìn sự "phá sản" này là tín hiệu đáng mừng?

Do không có điều kiện tiếp cận với vốn vay và có quy mô nhỏ nên việc sử dụng vốn của các đối tượng DN nhỏ này thường rất hiệu quả, nhất là so với các DN nhà nước. Đối tượng DN nhỏ này thường không ồn ào, không phô trương nhưng sự đóng góp âm thầm cho xã hội rất lớn.

Có lẽ, một số DN trong câu chuyện ở trên cũng thuộc diện "báo động đỏ" trong số gần 49.000 DN bị và sắp phá sản đã nêu. Nếu thực trạng này kéo dài và vẫn nhận được sự thờ ơ của xã hội thì việc tìm con đường khác để tồn tại sẽ là tất yếu. Nhưng sự phá sản của họ sẽ làm mất đi một lượng việc làm đáng kể và trang thiết bị, công cụ sản xuất của họ bị bỏ đi là một lãng phí rất lớn. Nên chăng thử tìm cách giúp họ một lần?

Trần Minh Quân

Diễn đàn kinh tế VIỆT nAM



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giám đốc Sở Tài chính được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình

Ông Bùi Văn Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Hòa Bình được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII.

Khởi tố 27 đối tượng trong đường dây khai thác cát trái phép

Chiều 28/03, Công an TPHCM cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC01), Công an TPHCM đã khởi tố và xử lý hình sự 27 bị can về các tội vi phạm quy định về khai thác...

Chủ tịch Phan Văn Mãi: TP.HCM là nơi có nhiều cơ hội, dư địa để khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi khẳng định TP.HCM có nhiều dư địa, cơ hội, nhiều đơn đặt hàng để các nhà khởi nghiệp nghiên cứu.

Vụ Tập đoàn Phúc Sơn: Bắt tạm giam nguyên Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ và Phó Bí thư Tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày 27/3/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với nguyên Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ và ông Phạm Hoàng...

Chợ Bến Thành, Tân Định... có lợi thế phát triển nhờ metro

Các Sở An toàn thực phẩm (ATTP), QHKT TP.HCM, Phòng kinh tế quận 6…đều nhìn nhận chợ truyền thống đang dần bị thu hẹp nhưng không hề mất đi.

Quý 1, TP.HCM dẫn đầu cả nước về số dự án có vốn đầu tư nước ngoài

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 42 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư. Còn, TP.HCM dẫn đầu về số dự án mới, điều chỉnh vốn và...

Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng nhận án 8 năm tù

TAND TP Hà Nội vừa tuyên phạt Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng mức án 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tổng vốn FDI vào Việt Nam 3 tháng đầu năm 2024 đạt 6.17 tỷ USD, tăng hơn 13% so với cùng kỳ

Thu hút FDI của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024 tiếp tục khởi sắc khi tăng 13.4% so với cùng kỳ năm 2023. 

Đề nghị truy tố 254 bị can trong ‘đại án đăng kiểm’

Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố 254 bị can liên quan đến đại án tiêu cực ngành đăng...

Thị trường 'ấm dần', xuất khẩu ngành hàng dệt may đón cơ hội để tăng tốc

Để đẩy mạnh xuất khẩu, ngành dệt may tiếp tục đầu tư sản xuất các loại nguyên liệu mới có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường... nhằm đáp ứng nhu cầu ngày...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98