ORS thực không có giao dịch nào với bà Huyền Như?

19/10/2011 17:16
19-10-2011 17:16:00+07:00

ORS thực không có giao dịch nào với bà Huyền Như?

Trước những tin đồn có liên quan đến vụ vỡ nợ của bà Huỳnh Thị Huyền Như, công ty Chứng khoán Phương Đông (ORS) đã có văn bản gửi các cơ quan quản lý công bố rằng, công ty này không có bất kỳ giao dịch vay -mượn nào với cá nhân bà Như.

Tuy nhiên, sau khi công bố này được đưa ra, giá cổ phiếu của công ty này vẫn giảm liên tiếp trong những ngày qua, từ 4.000 đồng xuống còn 3.000 đồng/cổ phiếu, mất 25% giá trị. Hôm 18/10 là một phiên tiếp tục giảm điểm của cổ phiếu ORS. Giá bán sàn và không người đặt mua.

Theo ông Nguyễn Việt Thành, một nhà đầu tư, “Việc nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu của ORS trong thời gian qua là do thông tin về việc một thành viên HĐQT của công ty này bị bắt vì nghi án chiếm đoạt tài sản của người khác”.

Sự việc chưa dừng lại khi mới đây trong bản báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2011 đã được soát xét của ORS xuất hiện một số điểm được cho là bất thường.

Cụ thể, tính đến hết ngày 30/6/2011, trong phần "Nợ ngắn hạn" của ORS, có mục “Các khoản phải trả khác” bỗng dưng tăng đột biến lên 1.459,89 tỷ đồng, tăng gần 12 lần so với con số 125,16 tỷ đồng của ngày 1/1/2011. Nợ ngắn hạn từ gần 130 tỷ đồng tăng lên tới hơn 1.450 tỷ đồng chỉ trong một thời gian ngắn như vậy khiến cho nhiều nhà đầu tư không khỏi băn khoăn. Đồng thời trong phần "Tài sản ngắn hạn", "Các khoản phải thu khác" cũng tăng bất thường lên 1.483,47 tỷ đồng.

ORS thuyết minh trong báo cáo tài chính, khoản nợ ngắn hạn này phần lớn là phải trả các công ty, nhưng không nói rõ là các công ty nào và cũng không nói rõ khoản phải thu khác là phải thu từ hoạt động nào, đơn vị nào? Điều đó đã khiến giới đầu tư đặt ra nhiều nghi vấn khi thời điểm xuất hiện những con số tăng đột biến cũng cùng với thời điểm bà Như tham gia vào Hội đồng quản trị của ORS.

TS.Phạm Tiến Đạt, chuyên gia tài chính cho rằng: “Nếu không đầu tư vào bất động sản hay các khoản đầu tư lớn khác thì việc tăng đột biến khoản nợ trên 1000 tỷ như thế rõ ràng là một điều bất bình thường”.

Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc ban Phân tích - Đầu tư, công ty Chứng khoán Dầu khí nói: “Với vốn điều lệ 220 tỷ như công ty Chứng khoán Phương Đông thì việc huy động số vốn 300 - 400 tỷ đã là khó khăn rồi, vậy mà công ty còn có thể huy động được gần 1.500 tỷ. Rõ ràng công ty đang có những khoản tiền bất hợp lý liên quan đến hai khoản: hoặc là công ty mang đi đầu tư chứng khoán, hay là một số tổ chức ủy thác tiền cho công ty chứng khoản để gửi tiết kiệm”.

Nhiều chuyên viên làm trong ngành chứng khoán cho rằng, trong bối cảnh thị trường ảm đạm, chứa đựng nhiều rủi ro như hiện nay, khoản nợ ngắn hạn gần 1.500 tỷ này sẽ khó để thu hồi.

Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Ban Phân tích - Đầu tư, công ty Chứng khoán Dầu khí nhấn mạnh: “Có 3 kênh để công ty có thể đầu tư là chứng khoán, bất động sản và thị trường tín dụng liên ngân hàng. Tuy nhiên cả 3 kênh này hiện nay đều đang đi xuống và tồn tại nhiều rủi ro”.

Đó đơn thuần là những phân tích, nhận định của các chuyên gia tài chính, còn phía nhà đầu tư, họ vẫn đang trông chờ một câu trả lời thích đáng, chân thực của CTCK ORS.

Với mong muốn giải đáp thắc mắc của các nhà đầu tư, Phóng viên Bản tin Tài chính đã liên hệ với công ty chứng khoán Phương Đông ORS. Tuy nhiên, công ty chứng khoán này từ chối trả lời phỏng vấn và thông tin lại rằng: Vấn đề này sẽ được công bố chính thức trên Website của công ty và gửi văn bản báo cáo với các cơ quan quản lý.

Khánh Ly

VTV





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Pomina xin gia hạn báo cáo kiểm toán năm 2023, có nguy cơ bị hủy niêm yết?

CTCP Thép Pomina (HOSE: POM) một lần nữa chậm nộp báo cáo kiểm toán năm 2023, từ đó có thể dẫn tới nguy cơ hủy niêm yết với POM, vì cổ phiếu này đã nằm trong diện...

Theo dấu dòng tiền cá mập 29/03: Tự doanh và khối ngoại tiếp tục hành động trái chiều

Tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại có phiên thứ 2 liên tiếp hành động trái ngược nhau. Trong phiên 29/03, tự doanh mua ròng gần 75 tỷ đồng trong khi khối...

Doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát bị phạt gần 100 triệu đồng

Ngày 27 và 28/03, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với...

Vietstock LIVE: Chứng khoán đang đối mặt rủi ro nào lớn nhất?

Chiều 29/03, tại chương trình Vietstock LIVE  với chủ đề “Các rủi ro của thị trường”, các chuyên gia sẽ giúp nhà đầu tư nhận biết các rủi ro có thể tác động đến xu...

Quý 1/2024, vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 12%

Việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là động lực dẫn dắt nhà đầu tư trong nước quay trở lại thị trường. Quý 1/2024, vốn hóa thị trường...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 29/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

29/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 28/03: Khối ngoại bán ròng hơn 1 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 28/03, khối ngoại bán ròng 1,055 tỷ đồng. Trong đó cổ phiếu VHM bị bán mạnh nhất với giá trị 314 tỷ đồng.

Một công ty lên kế hoạch xóa âm vốn chủ gần ngàn tỷ trong 2 năm

Ngày 26/03, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) đã giải trình nguyên nhân âm vốn chủ và ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. VST cũng đưa ra phương án...

Cổ phiếu PIV tăng trần 7 phiên liên tiếp nhờ đâu?

Phiên sáng 28/03, giá cổ phiếu của CTCP PIV (UPCoM: PIV) tiếp tục tăng hết biên độ, đánh dấu chuỗi tăng trần 7 phiên liên tiếp từ 20/03/2024.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98