Suy thoái kép và 'cái tát' vào chứng khoán

06/10/2011 07:09
06-10-2011 07:09:37+07:00

Suy thoái kép và 'cái tát' vào chứng khoán

Suy thoái kép đã hiển hiện đến 90%, nhưng sẽ kéo dài bao lâu? Những trùng hợp về thời gian diễn biến của TTCK Mỹ năm nay so với năm 2008, trong mối quan hệ tương ứng với giá vàng, bạc, chỉ số VIX, giá dầu và giá USD đang phác ra dự kiến về thời gian đó sẽ mất khoảng 1 năm tính từ tháng 5/2011.

Không còn nghi ngờ gì nữa, các thị trường chứng khoán (TTCK) thế giới đã rơi vào một vòng xoáy hỗn độn trong hơn hai tháng qua, biểu diễn ít ra giai đoạn đầu tiên của một chu kỳ suy thoái và lao dốc.

Vào tháng 7/2011, khi các chỉ số chứng khoán Mỹ còn kéo ngang ở vùng đỉnh, ngay cả tỷ phú Soros vẫn giữ được tinh thần lạc quan, còn Warren Buffett thì hô hào gom cổ phiếu để chuẩn bị cho thị trường giá lên vào năm 2012. Nhưng tháng 8/2011 đã chứng kiến một trong những mất mát tồi tệ nhất của TTCK Mỹ và châu Âu. Điều không ngờ đối với giới đầu cơ chứng khoán là mặt bằng giá cổ phiếu lại đã rơi rụng mạnh đến thế.

Cho đến giữa tháng 9/2011, biến cố ở châu Âu đã nhấn chìm lục địa già vào một ảo ảnh quá khắc nghiệt. Các chỉ số Euro Stoxx của châu Âu và CAC của Pháp mất đến 32-33% so với giá trị đỉnh lập vào tháng 4/2011. Cùng với cú lao dốc thẳng đứng ấy, những chỉ số này chỉ còn nhỉnh hơn so với đáy khủng hoảng 2008 có 12%! Trong khi đó, Ý và Tây Ban Nha cũng không chịu thua kém với tỷ lệ đổ dốc gần 40%. Khối Bắc Âu, vốn được tiếng là ổn định, cũng đã cung cấp không ít minh họa khi Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Hà Lan... đều gục ngã trước cơn lốc nợ công với sức gió kinh khủng.

Có lẽ không có nhiều người trong chúng ta quá thiên về hình ảnh bi quan của khuôn mặt kinh tế thế giới mà do đó có thể gây tác động tiêu cực phần nào đến nền kinh tế Việt Nam, nhưng sự thật vẫn là sự thật. Cú bổ nhào của chứng khoán châu Âu đang ít nhất lặp lại chu kỳ suy giảm của nó vào giai đoạn tháng 3-6/2008. Đó là thời kỳ mà giá vàng cũng tăng rất mạnh, lập đỉnh ngắn hạn sau khi Dow Jones đã suy giảm. Đó cũng là thời kỳ đầu tiên mà nền kinh tế thế giới bắt buộc phải thừa nhận là chính nó rơi vào cơn khủng hoảng trầm trọng sau sự biến ngân hàng Lehman Brothers vào cuối năm 2007.

Lần này, sự trùng hợp cũng lặp lại. Tháng 4/2011 đã chứng kiến tháng tăng trưởng đồng bộ cuối cùng của các chỉ số kinh tế chính ở Mỹ như GDP, kim ngạch xuất khẩu, lượng đơn đặt hàng lâu bền, chỉ số công nghiệp... Để từ tháng 5/2011 đến nay, các chỉ số kinh tế này trở nên khập khiễng, nghiêng ngả, sụt giảm thấy rõ. Cùng với tình thế đó là câu chuyện Hy Lạp vẫn hoàn toàn chưa có hồi kết.

Rõ là vấn đề nợ công ở châu Âu không thể giải quyết một sớm một chiều, dù cho IMF có hoãn nợ rồi sau đó xóa nợ một phần cho Hy Lạp. Nhưng sau Hy Lạp vẫn còn đó Ý và Bồ Đào Nha. Có lẽ ngay cả vào thời kỳ khủng hoảng năm 2008, khó có ai có thể tưởng tượng được giờ đây chỉ số chứng khoán Hy Lạp lại bị mất đến 90% so với giá trị đỉnh của nó vào năm 2007. Tương tự như Hy Lạp là Síp. Tuy nhiên, Síp là một quốc gia quá nhỏ ở châu Âu mà không đến nỗi gây hoang mang quá lớn cho lục địa già.

Tỷ lệ mất mát đến 90% của TTCK Hy Lạp lại tương đương với những năm kinh hoàng của thời kỳ Đại khủng hoảng 1929-1932 ở Mỹ. Tất nhiên, Hy Lạp không phải là Mỹ, và cũng chưa có gì biểu hiện là TTCK Mỹ sẽ lặp lại thời kỳ gần một thế kỷ trước đây. Song chính TTCK ở Hy Lạp và một số nước châu Âu lại đang phát ra tín hiệu cho thấy có đến 90% khả năng nền kinh tế thế giới đang nằm trong, chứ không phải chỉ mới bắt đầu, thời kỳ suy thoái kép, hay như người ta vẫn gọi là Double Dip.

Hang Seng của Hồng Kông và Kospi của Hàn Quốc cũng đã gia cố cho tình trạng suy thoái đang ngày càng rõ nét của nền kinh tế thế giới. Khi Hang Seng giảm 20%, nhà đầu tư đã thấy là quá nhiều và giá cổ phiếu đã hấp dẫn. Nhưng hiện giờ chỉ số này đã mất đến 34%, còn Kospi cũng mất đến gần 30%, thậm chí có những phiên TTCK Hàn Quốc phải tạm ngừng giao dịch do sức bán tháo mạn hơn cả lũ quét.

Một trong những đặc trưng ngộ nghĩnh của suy thoái kép là xu thế giá vàng rơi rụng dần cho dù các chỉ số chứng khoán vẫn miệt mài suy giảm. Đó là một nghịch lý, khác hẳn với thời kỳ phục hồi kinh tế khi cả chứng khoán và vàng đều tăng trưởng, nhưng vàng luôn tạo độ lệch pha với chứng khoán khi vẫn tiếp tục tăng sau khi chứng khoán đổ dốc.

Còn nay thì khác hẳn. Những tuần qua đã chứng kiến giá vàng chực chờ đổ dốc cứ mỗi khi chỉ số chứng khoán giảm mạnh. Còn với những phiên chứng khoán duy trì độ tăng ngắn hạn ổn định, nhà đầu tư cũng tranh thủ bán vàng để mua cổ phiếu. Hiện tượng đó đã phác thảo nên một bức tranh gần giống giai đoạn tháng 3-6/2008 mà kết quả là giá vàng đã mất đến gần 30% giá trị đỉnh của nó.

Tình hình hiện thời còn khó khăn hơn nhiều cho nhà đầu tư vàng khi vào tháng 8/2011, giá vàng đã lập đỉnh cao hơn hẳn mức giá năm 2008. Vậy cứ cho là giá vàng đã lập đỉnh và bắt đầu chu kỳ suy giảm, thậm chí là vỡ bong bóng, thì các chỉ số chứng khoán sẽ như thế nào?

Sau đợt giảm điểm mạnh vào tháng 8/2011, các chỉ số chứng khoán Mỹ đã có một vùng dao động ngang trong gần hai tháng - tương tự như năm 2008. Tuy vậy, cả Dow Jones lẫn S&P500 và Nasdaq gần đây nhất đều phá đáy cũ. Đó là một hình mẫu đồ thị không mấy lạc quan, và có thể làm cho nhà đầu tư lừng danh Warren Buffett bị hố nếu ông ta cứ tiếp tục đuổi theo lời tuyên bố mua vào cổ phiếu giá rẻ của mình.

Một hình ảnh tương đồng nữa với năm 2008 là trạng thái của VIX - chỉ số đo lường trạng thái Phố Wall. Gần như không khác gì năm 2008 và với giữa năm 2010, chỉ số này đã tăng mạnh, tạo nên mẫu hình thẳng đứng trong tháng 8/2011 khi chỉ số chứng khoán thế giới lao dốc. Theo những thống kê lịch sử của VIX, cứ mỗi lần chỉ số này vượt trên 40 là TTCK Mỹ lại có thể hồi phục với biên độ nhẹ - khoảng 3,2%. Lần này, VIX lại vượt trên 40 và thậm chí còn đạt tới 45. Liệu sắp tới TTCK Mỹ có tăng lại?

Sự an ủi còn lại đối với các TTCK thế giới là do đã bị giảm quá mạnh, về sát đáy khủng hoảng năm 2008, chỉ số chứng khoán châu Âu sẽ là một cái cớ để giúp cho TTCK Mỹ cầm cự trong ngắn hạn. Tuy vậy, thời gian cầm cự là bao lâu thì vẫn khó xác định. Với tình hình chỉ số chứng khoán hy Lạp và Síp tiếp tục trôi dốc, không có mấy niềm tin rằng đến cuối năm nay Dow Jones sẽ giữ được mức tăng 2% so với đầu năm như dự báo của một hãng phân tích quốc tế.

Khả năng tốt nhất của chứng khoán Mỹ trong những tháng còn lại của năm 2011 là phục hồi nhẹ, nhưng rất khó để Dow Jones vượt qua mốc 11.600 điểm. Ở một thái cực khác, quy luật tương ứng với tình trạng suy thoái kinh tế là chỉ số chứng khoán Mỹ cần phải có một đợt giảm điểm mạnh nữa, song trùng với đợt giảm mạnh của giá vàng thế giới.

Suy thoái kép đã gần như hiển hiện, nhưng còn thời gian diễn biến của nó sẽ kéo dài bao lâu? Trong cách nhìn của chúng tôi, những trùng hợp về thời gian diễn biến của TTCK Mỹ năm nay so với năm 2008, trong mối quan hệ tương ứng với giá vàng, bạc, chỉ số VIX, giá dầu và giá USD đang phác ra dự kiến về thời gian đó sẽ mất khoảng 1 năm tính từ tháng 5/2011. Dự kiến này cũng có vẻ khá tương đồng với dự báo của hãng tin Reuters về TTCK thế giới sẽ phục hồi vào năm 2012.

Hy vọng là giữa năm sau - 2012 - nền kinh tế thế giới và do đó cả kinh tế Việt Nam sẽ lấy lại được thăng bằng, diễn tiến một giai đoạn phục hồi bền vững hơn thời kỳ 2009-2010.

Việt Thắng

Diễn đàn kinh tế Việt Nam



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Theo dấu dòng tiền cá mập 19/04: Tự doanh và khối ngoại đều mua ròng

Phiên ngày 19/04, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại đồng loạt mua ròng với giá trị ròng gần tương đồng. Trong khi tự doanh mua 638 tỷ đồng, khối ngoại cũng...

UBCKNN cảnh báo rủi ro sử dụng dịch vụ đầu tư chứng khoán không được cấp phép

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ra cảnh báo về việc hoạt động cung cấp dịch vụ chứng khoán trên không gian mạng.

Nghỉ lễ 30/04 - 01/05, chứng khoán không giao dịch bù vào thứ Bảy

Ngày đi làm bù vào thứ Bảy (04/5/2024), các sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC) sẽ không thực hiện giao dịch và...

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh?

Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB bắt đầu mua hơn 100 triệu cp SHB từ ngày 19/04. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong...

Tại sao cổ phiếu ngân hàng bị định giá thấp?

Nhìn vào ngành ngân hàng, chúng ta thường thấy chỉ số P/E (giá/thu nhập) thấp bất thường so với các ngành khác ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, để hiểu được liệu...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 19/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

19/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Thao túng giá cổ phiếu DST, một cá nhân bị xử phạt hơn nửa tỷ

Ngày 15/04, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có quyết định xử phạt đối với ông Giang Tuấn Anh về hành vi thao túng giá cổ phiếu DST của CTCP Đầu tư Sao Thăng...

Nghỉ lễ 30/04 - 01/05, chứng khoán giao dịch bù vào thứ Bảy? 

Các sở giao dịch sẽ thực hiện hoán đổi ngày nghỉ lễ trong kỳ nghỉ lễ 30/04 - 01/05 sắp tới, dẫn tới việc nghỉ giao dịch vào ngày 29/04.

Theo dấu dòng tiền cá mập 17/04: Tự doanh và khối ngoại thay đổi động thái

Phiên giao dịch ngày 17/04, cả tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại đều có động thái trái ngược so với phiên 16/04.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98