4 nhóm dư nợ bất động sản ra khỏi phi sản xuất: Được gì?

15/11/2011 23:49
15-11-2011 23:49:42+07:00

4 nhóm dư nợ bất động sản ra khỏi phi sản xuất: Được gì?

(Vietstock) –  Việc đưa dư nợ tín dụng của Nhóm (4) ra khỏi đối tượng phi sản xuất tuy được đánh giá là có mục đích “giải cứu”; nhưng với thời hạn bàn giao, đưa vào sử dụng trước ngày 01/01/2012 thì tín hiệu “nới lỏng” này cũng không mang lại nhiều ý nghĩa.

* Bốn nhóm tín dụng bất động sản “thoát” rổ phi sản xuất

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Công văn 8844/NHNN-CSTT về hoạt động tín dụng trong các tháng cuối năm 2011.

Đáng chú ý trong Công văn này là có 4 nhóm đối tượng dư nợ bất động sản được loại trừ khi tính tỷ trọng tín dụng phi sản xuất, gồm có:

(1) Dư nợ cho vay để sửa chữa nhà và mua nhà để ở mà nguồn trả nợ bằng tiền lương, tiền công của khách hàng vay.

(2) Cho vay để xây dựng nhà để bán, cho thuê cho người thu nhập thấp, công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.

(3) Cho vay để xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp nhưng không thu tiền thuê nhà hoặc thu tiền thuê với giá thuê không vượt quá mức giá cho thuê nhà ở do UBND cấp tỉnh ban hành mà chi phí xây dựng nhà ở hoặc chi phí tiền thuê nhà ở được tính là chi phí hợp lý trong giá thành sản xuất khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp;

(4) Cho vay xây dựng các công trình, dự án phát triển nhà ở sắp hoàn thiện và sẽ được bàn giao, đưa vào sử dụng trước ngày 01/01/2012 theo nội dung hợp đồng trong hoạt động xây dựng giữa chủ đầu tư và nhà thầu, hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng thuê tài sản.

Thông điệp “nới lỏng” các khoản vay của 3 nhóm đối tượng đầu tiên mặc dù không có quá nhiều ảnh hưởng lên tỷ trọng dư nợ phi sản xuất; nhưng cũng phần nào giảm bớt áp lực trong việc kéo giảm dư nợ phi sản xuất về 16% tại ngày 31/12/2011.

Ngoài ra, những quy định này cũng mang lại những tác động tích cực khi phần nào đáp ứng được nhu cầu thực của người dân nói riêng và nền kinh tế nói chung. Nhưng với các biện pháp này, liệu các doanh nghiệp bất động sản có được giải vây?

Doanh nghiệp Bất động sản có được hưởng lợi?

Đối với Nhóm (1), quyết định này của NHNN đã giúp kích thích trở lại một lượng khách hàng cho ngành bất động sản. Tuy vậy, dường như điều này khó đạt hiệu quả cao khi thực tế, với mức thu nhập trung bình hiện tại rất ít cá nhân có đủ thu nhập để trả khoản vay mua nhà phục vụ mục đích an cư. Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất hiện đang ở mức cao cũng là một trở lực đáng ngại cho quyết đinh vay tiền mua nhà. Cũng cần lưu ý thêm là mức lãi suất cao và điều kiện kinh tế khó khăn cũng sẽ khiến nhiều ngân hàng “chùn tay” do lo ngại rủi ro nợ xấu.

Nhóm (2) và (3) tập trung vào những dự án dành cho người có thu nhập thấp. Đây có lẽ là ưu tiên duy nhất trong thời điểm hiện nay của NHNN đối với lĩnh vực bất động sản, trong nỗ lực nhằm đáp ứng nhu cầu có thực của thị trường, đồng thời giúp dòng vốn đầu tư vào bất động sản phát huy hiệu quả.

Tuy nhiên, có một thực tế là các dự án đã có hay đang tiến hành phần lớn đều nằm ngoài các đối tượng thuộc nhóm này. Và không quá khó để hiểu rằng số doanh nghiệp có thể hưởng lợi là rất ít.

Trong khi đó, việc đưa dư nợ tín dụng của Nhóm (4) ra khỏi đối tượng phi sản xuất tuy được đánh giá là có mục đích “giải cứu”; nhưng với thời hạn bàn giao, đưa vào sử dụng trước ngày 01/01/2012 thì tín hiệu “nới lỏng” này cũng không mang lại nhiều ý nghĩa.

Mời Nhà đầu tư tham gia viết bài cộng tác với Vietstock.vn qua các chủ đề sau:

- Nhìn lại một năm thị trường chứng khoán và các kênh đầu tư, toàn cảnh về vĩ mô, tài chính ngân hàng trong năm 2011 và viễn cảnh tương lai;

- Những kỷ niệm và cảm nhận sau một năm “chinh chiến” cùng TTCK, chia sẻ những câu chuyện, quan điểm hay kinh nghiệm đầu tư;

- Các bài viết dành cho Tết.

Bài viết sẽ được gửi về cho chúng tôi theo địa chỉ email: info@vietstock.vn kèm theo tên thật, địa chỉ liên lạc, email, số điện thoại….

Thời hạn nhận bài sẽ kéo dài đến hết ngày 25/12/2011.

Tất cả các bài viết gửi về đều được nhận quà tặng là một quyển Niên giám Doanh nghiệp Niêm yết 2011. Riêng những tác giả có bài viết được đăng trên Vietstock.vn sẽ được nhận nhuận bút.

Trân trọng cám ơn!

PHÒNG BIÊN TẬP VIETSTOCK

Phòng Nghiên cứu Vietstock





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

POW - Nhiệt điện khí còn nhiều triển vọng (Kỳ 1)

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HOSE: POW) là doanh nghiệp nổi bật trong ngành điện. Việc tăng cường phát triển nhiệt điện khí sẽ giúp...

MSH - Tiềm năng tăng trưởng vẫn còn

Ngành dệt may hứa hẹn sẽ phục hồi tốt trong năm 2024. Trong số các doanh nghiệp dệt may nổi bật, CTCP May Sông Hồng (HOSE: MSH) được giới phân tích đánh giá cao...

IMP - Tiềm năng tăng trưởng tốt

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) vẫn đang tăng...

BFC - Ngành phân bón có thực sự hấp dẫn?

CTCP Phân bón Bình Điền (HOSE: BFC) là doanh nghiệp chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân hỗn hợp NPK. Tuy nhiên, kết quả kinh...

GMD - Ngành cảng biển và vận tải biển (Kỳ 1)

Trong năm 2024, ngành cảng biển và vận tải biển được dự báo sẽ có những chuyển biến tích cực hơn. Bên cạnh đó, những động thái nới lỏng của Trung Quốc và giá dầu...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Bán lẻ ICT - Ngắn hạn xấu, dài hạn tốt

Năm 2023, nền kinh tế trong nước suy yếu và gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành bán lẻ ICT. Tuy ngắn hạn khá xấu, các số liệu cho thấy triển vọng dài...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành đá xây dựng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định toàn ngành sẽ tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch Thủ...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành dầu khí

Ngành dầu khí là ngành mũi nhọn của nước ta, có vai trò cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho cả nền kinh tế. Để đảm bảo an ninh năng lượng, đây là ngành sẽ nhận...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Công nghệ thông tin - Tiềm năng lớn, cạnh tranh cao

Ngành công nghệ thông tin tạm chững lại trong năm 2023, nhưng được dự đoán sẽ lấy lại phong độ trong năm 2024. Nhờ vào các chính sách của Chính...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành điện - Thúc đẩy tăng trưởng nhiệt điện khí

Ngành điện là một trong những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế, đóng vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội. Điện là nguồn năng lượng thiết yếu cho...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98