Khó xuất khẩu nếu dùng phần mềm lậu

15/11/2011 22:37
15-11-2011 22:37:30+07:00

Khó xuất khẩu nếu dùng phần mềm lậu

Không chỉ hai bang của Mỹ (Washington và Louisiana) mà có thể cả 50 bang của Mỹ và một số nước khác cũng sẽ áp dụng quy định bắt buộc các công ty xuất khẩu hàng hoá qua các thị trường này phải sử dụng sản phẩm công nghệ thông tin (phần mềm) hợp pháp.

Hai bang của Mỹ, gồm Washington và Louisiana, ban hành đạo luật mới về chống cạnh tranh bất bình đẳng (UCA). Cụ thể, theo luật mới này, hành vi sản xuất bằng cách sử dụng các phần mềm ăn cắp hoặc vi phạm bản quyền sẽ được coi là cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp dùng phần mềm hợp pháp.

Theo đó, từ tháng 7-2011, doanh nghiệp xuất hàng qua hai bang này hoặc có hàng hoá được bán tại hai bang này sẽ có nguy cơ bị đối thủ cạnh tranh tại Mỹ hoặc tổng chưởng lý tại hai bang này kiện. Hậu quả là, nặng nhất, doanh nghiệp có thể bị đưa vào danh sách đen cấm xuất hàng sang Mỹ, hoặc có thể phải bồi thường số tiền bằng hoặc cao gấp ba lần số tiền chi để mua các phần mềm có bản quyền.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài gòn Online qua thư điện tử, ông Peter Fowler, Tùy viên sở hữu trí tuệ khu vực Đông Nam Á của Cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO), xác nhận có hơn 30 bang khác của Mỹ cũng đang ở những giai đoạn khác nhau trong việc ban hành quy định tương tự.

“Tôi có thể dự đoán rằng đây (luật trên-pv) sẽ là xu thế trong tương lai gần, với hầu như 50 bang của Mỹ và quận Columbia (District of Columbia) và có lẽ cả Puerto Rico và cả quần đảo Virgin thuộc Mỹ (Virgin Islands), có thể sẽ áp dụng luật tương tự”, ông Peter Fowler cho biết.

Do đó, các nhà xuất khẩu từ bất cứ nơi nào xuất hàng vào Mỹ cũng sẽ phải thực hiện luật trên cũng như đối mặt với những rủi ro tiềm tàng, ông nói.

Ông Trần Mạnh Hùng, Giám đốc bộ phận Sở hữu Trí tuệ, công ty tư vấn luật Baker & McKenzie Việt Nam, cho biết, có khả năng, tiếp sau Mỹ là một số nước khác, như Canada, EU, Nhật Bản cũng đưa ra các quy định tương tự. Ông Hùng cho biết thêm, có thể nhiều doanh nghiệp sử dụng phần mềm hợp pháp trong sản xuất trực tiếp, nhưng lại sử dụng phần mềm không có bản quyền trong các hoạt động gián tiếp khác.

Trên thực tế, khi được hỏi, một số doanh nghiệp dệt may của Việt Nam cho biết họ có xuất hàng sang Mỹ nhưng không xuất hàng trực tiếp sang bang Washington và Louisiana, và họ cũng chưa nhận được yêu cầu gì từ đối tác liên quan đến quy định trên.

Một doanh nghiệp chế biến gỗ lớn ở Bình Dương chuyên xuất khẩu đồ gỗ nội thất đi Mỹ, cũng khẳng định chưa nhận được thông tin của đối tác về việc phải sử dụng phần mềm có bản quyền. Bà này cũng cho biết, trên thực tế, cơ quan chức năng trong nước cũng thường xuyên tổ chức những đoàn thanh kiểm tra vấn đề bản quyền phần mềm trong doanh nghiệp.

Ông Trần Mạnh Hùng cảnh báo, dù đối tác không yêu cầu, thì khi xuất hàng sang các bang của Mỹ hoặc có hàng được bán tại các bang này, doanh nghiệp vẫn có nguy cơ bị các đối thủ cạnh tranh kiện và có thể bị cấm xuất hàng sang Mỹ.

Hiện Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ, nhiều nhất là sản phẩm dệt may, giày dép, đồ gỗ và thủy sản.

Nguyệt Hằng

tbktsg



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý 1/2024 đạt hơn 1.537 triệu tỷ đồng

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung quý 1/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8.2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó:...

Thủ tướng: Nỗ lực thực hiện '6 hơn' trong triển khai các dự án trọng điểm GTVT

Ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ...

Trong quý 1/2024, số DN tạm ngừng kinh doanh nhiều hơn 14.1 ngàn so với số DN đăng ký thành lập mới

Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, so sánh giữa số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong...

Du lịch hàng không đón tin vui: Lượng du khách quốc tế đến Việt Nam đã vượt mức trước dịch

Lượng khách quốc tế đổ về Việt Nam đã vượt mốc trước đại dịch COVID-19, đạt hơn 4.6 triệu lượt người trong quý 1/2024.

Việt Nam xuất siêu 8.08 tỷ USD trong quý 1/2024 nhưng chủ yếu đến từ doanh nghiệp FDI

Trong tháng 3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 65,09 tỷ USD, tăng 35.6% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý...

Hơn 80% doanh nghiệp sản xuất kỳ vọng quý 2 sẽ ổn định hoặc tốt hơn quý 1

Dữ liệu mới công bố mang lại cái nhìn tích cực hơn về nền kinh tế trong quý 2/2024. Theo đó, hơn 80% doanh nghiệp trong ngành sản xuất, đặc biệt là ngành công...

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý 1/2024 ước đạt gần 614 ngàn tỷ đồng

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong quý 1/2024 theo giá hiện hành tăng 5.2% so với cùng kỳ năm trước đã phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh trong nước có xu...

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 1/2024 tăng 6.18% so với cùng kỳ năm trước

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp trong quý 1/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6.18% so với cùng kỳ năm...

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn làm Cục trưởng Cục Hải quan TP HCM

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Nguyên Vụ Trưởng Vụ tổ chức cán bộ Tổng Cục Hải quan, giữ chức Cục Trưởng Cục Hải quan TP HCM từ ngày 2-4.

Giám đốc Sở Tài chính được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình

Ông Bùi Văn Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Hòa Bình được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98