Thị trường liên NH: Bất ổn do đâu?

05/12/2011 14:19
05-12-2011 14:19:58+07:00

Thị trường liên NH: Bất ổn do đâu?

Cuối tuần qua, lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên NH (thị trường 2) bằng VNĐ tiếp tục giảm đối với tất cả kỳ hạn ngắn. Bên cạnh đó, một số NHTM có món nợ lớn trên thị trường 2 đã trả một phần nợ vay sau khi được NHNN hỗ trợ qua hình thức tái cấp vốn. Tuy nhiên, niềm tin trên thị trường 2 vẫn chưa khôi phục khi các NHTM lớn vẫn yêu cầu thế chấp khi vay vốn.

Bất ổn do NHTM?

Trả lời về việc các NH quốc doanh cho vay trên thị trường 2 yêu cầu thế chấp thay vì tín chấp như trước đây, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho rằng do thông lệ quốc tế quản lý thị trường 2 chặt hơn thị trường 1 (thị trường tín dụng doanh nghiệp, cá nhân).

Vì thị trường 1 mọi thứ đều rõ ràng, mọi tài sản thế chấp như nhà máy, bất động sản, quy mô doanh nghiệp… nằm trong tầm kiểm soát của NH. Nhưng trên thị trường 2 giữa các NH với nhau rất khó kiểm soát thực lực của nhau, nhất là hiện nay việc minh bạch nợ xấu của NH vẫn đang là vấn đề đặt ra.

Vì thế, trước đây các NH cho vay trên thị trường 2 không yêu cầu thế chấp, nhưng giờ yêu cầu này là hợp lý để đưa hoạt động tín dụng ở thị trường này đi vào nề nếp.

NHNN cần can thiệp giúp ổn định thị trường liên NH.

Bình luận về quan điểm này TS. Lê Đạt Chí, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, cho rằng: “Thị trường 2 chỉ để bù đắp cho những thiếu hụt thanh toán tạm thời, chứ không phải để huy động vốn và cho vay ra nền kinh tế. Nếu nói rằng thời gian vừa qua quản lý không chặt thì phải xem lại.

Trước đây, NHNN đã ban hành quy định NHTM huy động vốn trên thị trường 2 không quá 20% vốn huy động trên thị trường dân cư, nhằm hạn chế việc lấy vốn trên liên NH cho vay, đầu tư. Ngoài ra, Thông tư 13 và 19 cũng hạn chế lấy vốn không kỳ hạn để cho vay ra nền kinh tế… Phải chăng thời gian qua NHNN đã buông lỏng lại các quy định này làm vốn tuồn ra nền kinh tế quá nhiều gây nên thiếu vốn, mất thanh khoản?”.

NHNN phải có trách nhiệm

Cũng theo TS. Lê Đạt Chí, các nước phát triển kiểm soát rất chặt dòng vốn ra của hệ thống NHTM và có điều khoản cho NH phá sản. Nếu một NH vay trên thị trường 2 không trả nợ, NH cho vay báo cáo NH trung ương (NHTƯ) và lập tức NHTƯ sẽ thanh tra, giám sát NH này.

Nếu phát hiện có dấu hiệu nguy hiểm như mất khả năng thanh toán, NHTƯ sẽ hạn chế một số nghiệp vụ của NHTM đó, như không được cho vay, hoặc cấm toàn phần tùy theo mức độ. NHTƯ sẽ không trả nợ thay cho NHTM đang mắc nợ, nhưng việc quản lý chặt dòng vốn đầu ra của NHTƯ sẽ giúp NH đang khó khăn có vốn trả nợ NH bạn.

Trong trường hợp cần thiết NHTƯ sẽ là người cho vay cuối cùng trên thị trường, bơm vốn cho NHTM khó khăn hoặc ép cổ đông lớn của NHTM khó khăn phải chuyển nhượng cổ phần cho NHTM khác hoặc cho NHTƯ.

Ở nước ta, điều khoản 59 của Luật NHNN cũng có quy định tương tự là trong một số trường hợp, NHNN có đủ thẩm quyền hạn chế ở một số nghiệp vụ.

Ở cấp độ cao hơn NHNN ép chuyển nhượng một phần vốn của NHTM đang mắc nợ cho người khác và quyền cao nhất, cuối cùng là NHNN được mua lại cổ phần của các NHTM này để sở hữu. Vấn đề là đến nay quy định này dường như đang bị bỏ quên. TS. Lê Đạt Chí cho rằng trong tương lai chắc chắn NHNN sẽ phải vận dụng điều khoản này và các NHTM cũng nên chuẩn bị tinh thần để chủ động đối phó việc này.

Chặn đầu ra, đầu vào sẽ hạ nhiệt

Để hạ lãi suất cho vay ra nền kinh tế, có quan điểm cho rằng phải điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động xuống dưới 14%/năm. Nhưng nhiều ý kiến chuyên gia nhận định giải pháp này chưa giải quyết căn cơ vấn đề lãi suất.

Nếu NHNN quản lý chặt vốn đầu ra của các NHTM, trong đó quản lý chặt chất lượng tín dụng, không để các NHTM tùy tiện bơm vốn ra nền kinh tế, thì theo nguyên tắc “đầu ra” bị chặn “đầu vào” các NHTM không thể chạy đua bằng mọi cách. Vốn bị ứ, lập tức lãi suất trên liên NH sẽ nguội và khi đó các NHTM phải giảm lãi suất cho vay.

Theo các chuyên gia, lãi suất huy động đầu vào nên để các NHTM chủ động, không nên ép như trần. Nếu NHNN điều hành theo trần lãi suất (như đang làm hiện nay), việc giảm trần lãi suất thời điểm này cũng chưa thể đáp ứng giảm lãi suất cho vay như kỳ vọng.

Bởi trước đó giảm lãi suất huy động từ 17-18% xuống 14%/năm, lãi suất cho vay ra nền kinh tế vẫn chẳng rẻ được bao nhiêu. Còn nếu giảm thêm, hệ thống NHTM nói chung sẽ là người được hưởng lợi. Điều đó là không công bằng cho một nền kinh tế.

Hơn nữa, nếu  dùng kỳ vọng lạm phát để nói phải giảm trần lãi suất sẽ càng khiến các NHTM nhỏ khó khăn hơn. Khi đó, niềm tin trên thị trường 2 càng khó khôi phục và đến lúc nào đó gây mất niềm tin cả trên thị trường 1. Một khi người dân đã mất niềm tin, việc lấy lại không dễ.

Thanh Như

SÀI GÒN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bắt nữ Giám đốc Ngân hàng MSB chi nhánh Thanh Xuân lừa đảo 338 tỷ đồng

Theo lãnh đạo Công an TP Hà Nội, Giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân Bùi Thị Hoài Anh đã lừa đảo 8 bị hại với số tiền 338 tỷ đồng.

Thêm khách hàng tố tài khoản tại MSB 'bốc hơi' gần 28 tỷ đồng

Vụ việc một tài khoản tại Ngân hàng MSB bị "bốc hơi" hơn 58 tỷ đồng chưa hết ồn ào thì lại có thêm một khách hàng phản ánh cũng bị rút sạch số tiền 27,7 tỷ đồng.

Đang thi hành 4 bản án, ông Trần Phương Bình tiếp tục hầu tòa

Dù đang thi hành 4 bản án, với tổng hình phạt chung là tù chung thân nhưng ông Trần Phương Bình tiếp tục phải hầu tòa vì làm thất thoát của Ngân hàng Đông Á 981 tỷ...

Giá USD ngân hàng lập đỉnh mới

Giá USD tại các ngân hàng thương mại hôm nay lập đỉnh mới, có ngân hàng đưa giá bán vượt mốc 25.000 đồng/USD. Còn giá USD trên thị trường tự do lại hạ nhiệt.

Nam A Bank được Moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ

Nam A Bank (mã chứng khoán NAB - HOSE) vừa được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s nâng bậc đánh giá tín nhiệm nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng.

Tiên phong xu hướng ngân hàng mở, OCB hướng đến giải pháp tài chính xanh 

Với chiến lược hướng đến mô hình quản trị  bền vững, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã và đang tiên phong trong cuộc đua triển khai Open API theo xu hướng ngân hàng mở...

SeABank - Nơi những người dành cả thanh xuân để cống hiến

Trên hành trình 30 năm phát triển, kết nối giá trị cuộc sống của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) không thể thiếu những con người tận tâm gắn bó...

Eximbank vinh dự nhận giải thưởng thanh toán quốc tế xuất sắc từ Citibank

Ngày 26/3/2024, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) vinh dự được Citibank trao tặng giải thưởng “Chất lượng Thanh toán Quốc tế xuất sắc” (USD Payments...

MSB nói gì về việc khách hàng bị mất 58 tỷ trong tài khoản?

Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HOSE: MSB) vừa có thông tin phản hồi về trường hợp một khách hàng tại Hà Nội phản ánh mất số tiền hơn 58 tỷ đồng trong tài khoản.

Vụ Trương Mỹ Lan: Cựu cục trưởng thanh tra 'xấu hổ' vì nhận hối lộ 5,2 triệu USD

Nhận hối lộ 5,2 triệu USD từ thuộc cấp của bà Trương Mỹ Lan, bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước) trình bày rất ân...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98