Ảm đảm thực trạng các doanh nghiệp xây dựng

09/07/2012 08:35
09-07-2012 08:35:21+07:00

Ảm đảm thực trạng các doanh nghiệp xây dựng

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 của nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong lĩnh vực xây dựng tiếp tục làm ăn “thất bát” trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế.

Nợ nần, thua lỗ

Tổng hợp số liệu các đơn vị cho thấy, kết quả sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển 6 tháng đầu năm đều ở mức thấp, rất nhiều chỉ tiêu về giá trị sản xuất kinh doanh, giá trị đầu tư, doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước đều thấp so với kế hoạch cũng như so cùng kỳ năm 2011.

Đơn cử giá trị sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị Việt Nam mới đạt 40,2% so với cùng kỳ, Tổng Công ty Xây dựng số 1 là 37,2% và Tổng Công ty Fico là 32,2%.

Theo ông Dương Khánh Toàn – Chủ tịch Tập đoàn công nghiệp xây dựng Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2012, về cơ bản tiến độ các công trình trọng điểm nhà nước vẫn được đảm bảo tốt. Tuy nhiên lợi nhuận của Tập đoàn đạt thấp do chi phí tài chính cao, một số nhà máy thiếu vốn, tình hình tiêu thụ sản phẩm khó khăn. Hiện, công nợ dở dang đã lên đến 21.000 tỷ đồng, riêng công trình trọng điểm nhà nước 7.500 tỷ đồng. Nguyên nhân là do các chủ đầu tư không có vốn để thanh toán.

Ông Nguyễn Đăng Nam – Chủ tịch Tập đoàn HUD cho biết, trong bối cảnh khó khăn kéo dài từ 2011, năm 2012, các doanh nghiệp phát triển đô thị nhà ở, đầu tư kinh doanh bất động sản tiếp tục đối mặt với khó khăn như lãi vay cao, khả năng tiếp cận nguồn vốn cực khó. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản đóng băng kéo dài vì vậy Lãnh đạo tập đoàn đã phải điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 cho phù hợp tính thực tiễn, đảm bảo khả thi. Đây là lần điều chỉnh thứ 2 trong quý II. Theo đó, mặc dù các doanh nghiệp đã hết sức nỗ lực, đồng loạt triển khai các giải pháp nhưng chỉ đạt 30-40% kế hoạch cả năm đề ra. Giá trị đầu tư đạt 29% kế hoạch năm, diện tích nhà ở được xây dựng đạt 27% kế hoạch năm, doanh thu đạt 41%, lợi nhuận trước thuế 27%, sau thuế 26%.

Còn lĩnh vực sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng, tổng giá sản xuất công nghiệp chỉ bằng 98% so với cùng kỳ. Sản xuất và tiêu thụ đều đình đốn, lượng hàng tồn kho rất cao. Ví dụ xi măng đang tồn kho 0,4 triệu tấn trong khi công suất chỉ đạt 37,8% so với kế hoạch, kính xây dựng tồn kho khoảng 12 triệu m2, gạch ốp lát tồn kho khoảng 2,6 triệu m2. Nhiều doanh nghiệp phải giảm công suất khai thác để tránh thua lỗ thêm.

Trước những khó khăn chồng chất, lãnh đạo các Tổng công ty, doanh nghiệp trực thuộc Bộ Xây dựng đã đồng loạt đưa ra các kiến nghị trong đó vấn đề chính vẫn là khơi thông nguồn vốn.

Cụ thể, Đại diện tập đoàn Sông Đà kiến nghị Bộ Xây dựng có ý kiến với Chính phủ đảm bảo vốn thanh toán các công trình trọng điểm do nhiều chủ đầu tư đang phải chịu chi phí lãi vay cao. Bên cạnh đó, có cơ chế để các đơn vị trong tập đoàn thoái vốn ở các công ty sản xuất kinh doanh kém hiệu quả....

Tập đoàn HUD kiến nghị cần sớm có đưa ra các cơ chế mới như tài trợ vốn để doanh nghiệp có tài sản thế chấp, đề nghị các ngân hàng áp dụng cơ chế tín dụng 2 chiều…

Cần tái cơ cấu

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã đưa nhiều định hướng chỉ đạo. Theo đó, yêu cầu doanh nghiệp bên cạnh việc tiết giảm tối đa chi phí đầu vào, các doanh nghiệp phải tính toán hạ giá thành sản phẩm, giải quyết hàng tồn kho, xử lý các khoản nợ đọng, nợ khó đòi, thu hồi công nợ ở các công ty con, công ty cháu trong Tập đoàn, Tổng công ty, lấy vốn để tái sản xuất đầu tư.

Cơ cấu lại các khoản nợ hình thành từ nguồn huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, lãi suất cao sang nguồn vốn dài hạn với lãi suất thấp, chi phí vốn thấp.

Song song với đó, xây dựng quy trình, xây dựng chiến lược phát triển, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, quản trị thương hiệu. Tái cơ cấu lại ngành nghề kinh doanh chính, tập trung nguồn lực cho các lĩnh vực thuộc ngành nghề kinh doanh chính, chuyển đổi cơ cấu kinh doanh theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa.

Tập trung tái cơ cấu tổ chức, tái cơ cấu tài chính theo hướng sắp xếp, hình thành một số công ty con có quy mô lớn, làm nòng cốt và giữ vai trò dẫn dắt, giảm bớt các doanh nghiệp nhỏ với vốn điều lệ thấp, tránh cạnh tranh nội bộ giữa các doanh nghiệp trong cùng Tập đoàn, Tổng công ty. Thoái vốn nhà nước ở những lĩnh vực không hiệu quả, không phải là ngành nghề kinh doanh chính, kiên quyết sáp nhập, giải thể, phá sản các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ kéo dài.

Anh Đào

VnMedia






TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giám đốc Sở Tài chính được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình

Ông Bùi Văn Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Hòa Bình được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII.

Khởi tố 27 đối tượng trong đường dây khai thác cát trái phép

Chiều 28/03, Công an TPHCM cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC01), Công an TPHCM đã khởi tố và xử lý hình sự 27 bị can về các tội vi phạm quy định về khai thác...

Chủ tịch Phan Văn Mãi: TP.HCM là nơi có nhiều cơ hội, dư địa để khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi khẳng định TP.HCM có nhiều dư địa, cơ hội, nhiều đơn đặt hàng để các nhà khởi nghiệp nghiên cứu.

Vụ Tập đoàn Phúc Sơn: Bắt tạm giam nguyên Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ và Phó Bí thư Tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày 27/3/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với nguyên Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ và ông Phạm Hoàng...

Chợ Bến Thành, Tân Định... có lợi thế phát triển nhờ metro

Các Sở An toàn thực phẩm (ATTP), QHKT TP.HCM, Phòng kinh tế quận 6…đều nhìn nhận chợ truyền thống đang dần bị thu hẹp nhưng không hề mất đi.

Quý 1, TP.HCM dẫn đầu cả nước về số dự án có vốn đầu tư nước ngoài

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 42 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư. Còn, TP.HCM dẫn đầu về số dự án mới, điều chỉnh vốn và...

Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng nhận án 8 năm tù

TAND TP Hà Nội vừa tuyên phạt Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng mức án 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tổng vốn FDI vào Việt Nam 3 tháng đầu năm 2024 đạt 6.17 tỷ USD, tăng hơn 13% so với cùng kỳ

Thu hút FDI của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024 tiếp tục khởi sắc khi tăng 13.4% so với cùng kỳ năm 2023. 

Đề nghị truy tố 254 bị can trong ‘đại án đăng kiểm’

Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố 254 bị can liên quan đến đại án tiêu cực ngành đăng...

Thị trường 'ấm dần', xuất khẩu ngành hàng dệt may đón cơ hội để tăng tốc

Để đẩy mạnh xuất khẩu, ngành dệt may tiếp tục đầu tư sản xuất các loại nguyên liệu mới có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường... nhằm đáp ứng nhu cầu ngày...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98