Để giải mối lo hàng tồn kho cho doanh nghiệp

05/07/2012 09:07
05-07-2012 09:07:10+07:00

Để giải mối lo hàng tồn kho cho doanh nghiệp

Giải pháp phát triển thị trường, nền tảng cơ bản để thúc đẩy đầu ra cho doanh nghiệp, giảm tồn kho, tạo sự lưu thông bình thường trở lại của thị trường để từ đó kích thích sức mua, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và gia tăng cơ hội đầu tư cần được nhìn nhận đúng mức.

Đó là ý kiến của TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khi trả lời phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ về tình hình và các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Theo ông Vũ Tiến Lộc, giải quyết vấn đề hàng hóa tồn kho không phải là vấn đề trong ngắn hạn mà chúng ta phải có cách nhìn chiến lược dài hạn, đó là phát triển thị trường, bao gồm thị trường nội địa, thị trường ASEAN, thị trường Trung Quốc.

Ông nhận xét thế nào về hiệu quả của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mà Chính phủ mới triển khai?

TS. Vũ Tiến Lộc: Với việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm mạnh theo từng tháng, lãi suất giảm, khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp được cải thiện hơn so với những tháng đầu năm thì, gói hỗ trợ 29.000 tỷ đồng từ giãn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ, đầu tư tư ngân sách nhà nước tăng khá mạnh đã có những tác động tích cực đến các doanh nghiệp. Kết quả này đạt được từ hệ thống giải pháp chính sách khá đồng bộ và công tác điều hành thực hiện quyết liệt của Chính phủ từ đầu năm tới nay nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, ưu tiên kiềm chế lạm phát, hỗ trợ doanh nghiệp.

Việc Chính phủ đẩy nhanh tiến độ đầu tư công để hỗ trợ ngành xây dựng và giải quyết tồn kho cho các ngành công nghiệp, dịch vụ có liên quan được đánh giá rất cao.

Thưa ông, có lẽ chúng ta cần một giải pháp căn cơ cho đầu ra của sản phẩm hàng hóa?

TS. Vũ Tiến Lộc: Đúng như vậy, tôi cho rằng giải pháp phát triển thị trường, nền tảng cơ bản để thúc đẩy đầu ra cho doanh nghiệp, giảm tồn kho, tạo sự lưu thông bình thường trở lại của thị trường để từ đó kích thích sức mua, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và gia tăng cơ hội đầu tư cần được nhìn nhận đúng mức.

Theo tôi, trong lúc này, các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia cần phải phát huy hiệu quả trong việc mở rộng và thúc đẩy thị trường trong nước, tìm kiếm và hướng các doanh nghiệp vào phân khúc thị trường thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam. Có thể đó là phân khúc hàng giá trung bình, chất lượng tốt trong hệ thống cửa hàng, siêu thị, chợ trên cả nước, thay vì để trống phân khúc này cho các sản phẩm đến từ các nước ASEAN và Trung Quốc.

Phải nói rằng nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự coi trọng thị trường nội địa, thị trường khu vực ASEAN và Trung Quốc với số dân lớn, nhu cầu phù hợp với sản phẩm Việt Nam, nhất là khi đến năm 2015, thị trường rộng lớn này sẽ trở thành sân nhà của các doanh nghiệp Việt Nam. Chúng ta bắt đầu chiến lược thị trường cho hướng đi dài hạn của nền kinh tế vào lúc này không phải là sớm khi mà thị trường phân phối, bán lẻ của Việt Nam đang chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài.

Liệu chiến lược này có hiệu quả không khi mà nhiều doanh nghiệp vẫn đang lấn cấn với bài toán duy trì sự tồn tại, thưa ông?

TS. Vũ Tiến Lộc: Tất nhiên không dễ, nhưng nếu hàng hóa Việt Nam đi Mỹ, châu Âu, Nhật Bản... được thì sao lại lơ là thị trường khu vực ASEAN và Trung Quốc. Không ít doanh nghiệp Việt Nam đã chọn cách đi tốt trong chiến lược thị trường của mình, có được hệ thống phân phối cạnh tranh. Tuy nhiên, một vài doanh nghiệp thì không đủ sức để khẳng định vị trí của hàng Việt Nam tại thị trường nội địa, thị trường ASEAN và Trung Quốc tới đây.

Chúng ta phải nhìn trực diện vào giải pháp phát triển thị trường. Ở đây có vai trò của các cơ quan xúc tiến thương mại, các hiệp hội doanh nghiệp trong hỗ trợ, tư vấn doanh nghiệp Việt Nam tăng kỹ năng phát triển thị trường, để không chỉ giữ thị trường nội địa mà còn thâm nhập được vào hệ thống cửa hàng, siêu thị của Trung Quốc và các nước ASEAN. Việc thâm nhập thành công vào thị trường Trung Quốc qua con đường chính ngạch của một số thương hiệu, sản phẩm Việt Nam thời gian gần đây là những bài học đáng được nhân rộng.

Vậy chúng ta nhìn nhận giải pháp phát triển thị trường như thế nào?

TS. Vũ Tiến Lộc: Giải pháp phát triển thị trường theo hướng này không chỉ nhìn ngắn hạn trong năm nay mà phải nhìn tới 2015 khi Hiệp định Thương mại ASEAN - Trung Quốc được thực hiện đầy đủ. Nếu chúng ta chỉ loay hoay tìm cách giảm tồn kho mà không đặt chúng vào chiến lược thị trường nhất quán thì không thể giải quyết được đầu ra cho doanh nghiệp một cách căn bản.

Phải tổ chức lại công tác xúc tiến thị trường cả ở tầm quốc gia và tầm doanh nghiệp, nghiên cứu và đề xuất và áp dụng ngay các hàng rào kỹ thuật được phép (để ngăn chặn những loại hàng hóa không khuyến khích hoặc cấm nhập khẩu), đặt giải pháp thị trường song hành với các giải pháp về tài chính, tiền tệ để có đầu tư nguồn lực thỏa đáng của nhà nước và doanh nghiệp.

Đề nghị Chính phủ sớm thảo luận và ban hành Nghị quyết về chiến lược và các giải pháp thị trường để vừa giải quyết vấn đề tồn kho hiện tại, vừa để giải quyết các vấn đề của thị trường ASEAN khi năm 2015 đang rất gần.

Ở đây, “bàn tay” của nhà nước, hiệp hội rất cần trong nghiên cứu thị trường, tư vấn kỹ thuật cho các doanh nghiệp, tận dụng tâm lý thị trường không mặn mà với hàng Trung Quốc nhiều điều tiếng để chiếm lĩnh phân khúc hàng giá trung bình, chất lượng tốt (phù hợp với số đông người tiêu dùng trong khu vực, chứ không chỉ riêng Việt Nam). Hơn thế, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thì chi phí tìm kiếm thị trường trong khu vực sẽ thấp hơn nhiều so với tìm kiếm các thị trường xa xôi khác…

Các hiệp hội ngành hàng cũng phải nhìn thấy vị trí và trách nhiệm của mình trong chiến lược thị trường này và hoạt động của Hiệp hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao và các tổ chức khác trong khuôn khổ chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là những nỗ lực thành công bước đầu đáng được ghi nhận theo hướng đó.

Huy Thắng

Chính phủ





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam bằng máy bay riêng

CEO Apple Tim Cook dự kiến có nhiều hoạt động trong 2 ngày 15 và 16-4 tại Việt Nam, trong đó sẽ gặp mặt một số nhà sáng tạo nội dung


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98