Đưa hàng Việt tới người Việt giúp "cứu" doanh nghiệp

18/07/2012 21:23
18-07-2012 21:23:17+07:00

Đưa hàng Việt tới người Việt giúp "cứu" doanh nghiệp

Trong những tháng còn lại của năm 2012, ngành Công Thương sẽ tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống hàng giả, hàng lậu, tổ chức chương trình tuần hàng Việt Nam, góp phần kích thích tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất.

Thông điệp trên được Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa đưa ra tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2012 về thực hiện Chương trình người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, sáng 18/7.

Xóa bỏ cản trở lưu thông đối với hàng Việt

Tính đến tháng 6/2012, mức độ hàng tồn kho của các doanh nghiệp tăng bình quân 26%. Mặc dù có giảm so với cùng kỳ, nhưng lượng tồn kho đã khiến cho chỉ số phát triển công nghiệp chỉ tăng 4,6%. Vì vậy, đẩy mạnh cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" là một trong những giải pháp mà Bộ Công Thương kỳ vọng trong việc góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, không ít ý kiến tại hội nghị cho rằng vẫn còn nhiều rào cản trong hoạt động đưa hàng Việt đến với người Việt.

Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Phạm Như Mai cho biết nguồn cung ứng hàng hoá có chất lượng còn hạn chế, mối quan hệ sản xuất chăn nuôi với chế biến còn lỏng lẻo, việc xã hội hoá thu hút đầu tư thương mại còn khó khăn...

Cũng theo bà Mai hiện nay hàng nước ngoài vẫn chiếm khoảng 70% thị trường, người kinh doanh cũng cần phải tính tới lợi nhuận, nếu bày mãi hàng Việt không ai mua buộc lòng phải bày bán hàng nước ngoài.

Bên cạnh đó cần nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, bà Mai cho biết thêm, mặc dù TP Hà Nội đã tạo điều kiện hỗ trợ ngân sách ưu đãi để thực hiện chương trình kích cầu hàng Việt Nam.

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatext) Dương Thị Ngọc Dung cho biết qua khảo sát của đơn vị này, khoảng 96% người Việt sẵn sàng dùng hàng Việt, do vậy Ban chỉ đạo cần mạnh mẽ hơn với phong trào để trở thành ý thức dân tộc.

Ngoài ra, cần hoàn thiện bộ tiêu chuẩn Việt Nam về tất cả hàng tiêu dùng, kiên quyết xử lý doanh nghiệp làm ra sản phẩm không đạt chất lượng.

Giảm thuế, nới chi phí quảng cáo cho doanh nghiệp

Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội bán lẻ Việt Nam Đinh Thị Mỹ Loan cho rằng cần giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho các doanh nghiệp, bởi chính sách giãn thuế VAT như hiện nay chưa tháo gỡ được nhiều cho doanh nghiệp khó khăn và sau này doanh nghiệp vẫn phải nộp.

Ngoài ra, Bà Loan cho rằng chi phí quảng cáo sản phẩm cũng cần được xóa bỏ hoặc tăng từ 10% lên mức 20% trên tổng chi phí của doanh nghiệp để người tiêu dùng có thể tiếp cận được nhiều hơn nữa các thông tin về sản phẩm nội.

Cũng theo bà Loan, để chương trình người Việt Nam dùng hàng Việt Nam được đẩy mạnh hơn trong 6 tháng cuối năm, các doanh nghiệp bán lẻ cần xác định ưu tiên hàng Việt trong hệ thống phân phối; giới thiệu sàn bán buôn, một hình thức kết nối, hỗ trợ sản xuất - phân phối - bán lẻ với ưu tiên đặc biệt cho sản phẩm Việt, miễn phí toàn bộ chi phí cho bán lẻ online; đa dạng hoá các loại hình khuyến mại.

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, cho biết tới đây Hội sẽ triển khai chương trình đưa hàng Việt vào chợ truyền thống, đây là một hình thức mới, bởi với những chuyến hàng Việt về nông thôn đã thành công bước đầu nhưng không gắn kết được lâu dài bởi chỉ về một lần rồi lại đi, do vậy, cần thiết lập một chính sách hiện diện lâu dài của hàng Việt tại các chợ truyền thống.

Cũng theo bà Hạnh, qua thử nghiệm ở TP Hồ Chí Minh với 10 chợ trong thời gian 3 tháng và tại chợ Đồng Xuân (Hà Nội) bước đầu cho thấy đã có tín hiệu tốt, do vậy, tới đây Hội sẽ thiết kế một chính sách để khi đưa vào triển khai tại các chợ, tiểu thương thấy có lợi và hào hứng hưởng ứng tham gia.

Linh Đan

Chính phủ





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam bằng máy bay riêng

CEO Apple Tim Cook dự kiến có nhiều hoạt động trong 2 ngày 15 và 16-4 tại Việt Nam, trong đó sẽ gặp mặt một số nhà sáng tạo nội dung


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98