Cơ hội từ thị trường Myanmar

05/08/2012 09:13
05-08-2012 09:13:14+07:00

Cơ hội từ thị trường Myanmar

Năng lực sản xuất của Myanmar hiện chỉ đáp ứng khoảng 15 - 20% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đây là cơ hội cho xuất khẩu, đầu tư đối với các doanh nghiệp (DN) Việt Nam.

Lợi thế... đến muộn

Với 60 triệu dân, Myanmar là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng với bất kỳ một DN nào. Từ lâu hàng hóa của Thái Lan và Trung Quốc gần như độc chiếm thị trường này. Tuy nhiên, theo nhiều DN nhận định, "đến sớm" cũng có cái bất lợi. Ông Trần Kim Chung, Chủ tịch Tập đoàn C.T Group, đơn vị có 3 năm kinh nghiệm đưa hàng Việt vào thị trường Myanmar, phân tích: trước kia thu nhập của người dân còn hạn chế nên hàng hóa nhập khẩu vào đây chất lượng cũng không cao, lợi thế cho hàng giá rẻ của Trung Quốc. Nhưng đến nay người tiêu dùng đã thấy “ngán” những mặt hàng này, sẵn sàng trả giá cao hơn cho các mặt hàng có chất lượng. Minh chứng là mặt bằng giá bán lẻ hàng hóa hiện đã tăng 2 - 3 lần so với năm ngoái. Đây chính là thời cơ tốt để hàng hóa VN thâm nhập vào thị trường Myanmar bằng chất lượng và uy tín.

Nhiều mặt hàng tiêu dùng của VN có thể tiêu thụ tốt ở Myanmar và người dân nơi đây có ấn tượng rất tốt đối với hàng Việt

Ông Trần Kim Chung, Chủ tịch Tập đoàn C.T Grou

Trong thời gian qua, C.T Group trong vai trò nhà phân phối đã giúp 34 DN sản xuất của VN phân phối sản phẩm tại Myanmar. “Nhiều mặt hàng tiêu dùng của VN có thể tiêu thụ tốt ở Myanmar và người dân nơi đây có ấn tượng rất tốt đối với hàng Việt”, ông Chung nói.

Năm 2011, kim ngạch thương mại giữa VN và Myanmar đạt 167 triệu USD và dự kiến 2015 đạt 500 triệu. Theo bà Vũ Kim Hạnh,

Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC), chỉ còn một thời gian ngắn sẽ tiến tới một thị trường chung Asean +1 (Trung Quốc), nên Hội DN HVNCLC đang thực hiện hỗ trợ DN thâm nhập các thị trường Asean +1, trong đó có thị trường Myanmar. Sự thành công của những chương trình này sẽ tạo điều kiện rất tốt cho các DN VN khi vào sân chơi chung Asean +1.

Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang, cho biết cơ hội vào thị trường Myanmar rất lớn, vì hiện kỹ thuật sản xuất, kỹ năng quản lý của họ còn hạn chế. Vì vậy, công ty đẩy mạnh hợp tác chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến nông, đào tạo nhân lực, kỹ năng quản lý chuỗi giá trị hạt gạo... Công ty đã mời các lãnh đạo ngành nông nghiệp của Myanmar đến tham quan mô hình đang triển khai tại VN, đồng thời cử cán bộ qua Myanmar để hướng dẫn, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp mà công ty đang áp dụng ở VN. Nếu kết quả thuận lợi, công ty có thể sẽ triển khai xây dựng nhà máy sản xuất ở Myanmar.

Thích hợp với đầu tư dài hạn

Tổng lãnh sự danh dự Liên bang Myanmar tại TP.HCM, ông Đàm Trung Bắc, cho biết công ty nước ngoài hiện chưa được phép làm thương mại trực tiếp tại Myanmar. Nếu công ty VN muốn xuất hàng sang Myanmar phải tìm đối tác là công ty Myanmar đã có giấy phép xuất nhập khẩu để nhập và phân phối hàng hóa. Đây là yếu tố quyết định cho một chiến lược làm ăn lâu dài với thị trường này. Ông Bắc lưu ý, thông thường việc làm thủ tục thông quan hàng hóa tại cảng khá phức tạp, mất thời gian, và phải tốn phí “bôi trơn”. Cho nên, DN trong nước nên đề nghị các công ty vận chuyển Myanmar đảm nhận luôn dịch vụ thông quan.

Theo ông Bắc, thương mại qua biên giới chiếm gần 50% lượng hàng xuất nhập khẩu hằng năm của Myanmar, trong đó với Trung Quốc và Thái Lan là chủ yếu. Đây là điểm bất lợi đối với DN VN vì không có chung đường biên giới với Myanmar, nên việc vận chuyển sẽ tốn kém và mất thời gian hơn so với các công ty của Trung Quốc và Thái Lan.

Một cản ngại nữa là các ngân hàng nước ngoài chưa được phép mở chi nhánh hoạt động tại Myanmar, hiện VN mới chỉ có văn phòng đại diện (BIDV) nên cũng ảnh hưởng tới khả năng thanh toán. “Tại Myanmar cùng tồn tại 3 loại tỷ giá. Vẫn còn nhiều bất cập đối với hệ thống quản lý ngoại hối hiện nay, cho nên trong thời gian tới chính phủ sẽ cải tổ theo hướng loại bỏ dần những bất hợp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu”, ông Bắc phân tích.

TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, khẳng định không chỉ DN VN mà nhiều nhà đầu tư của các nước khác đều đang tiếp cận với thị trường Myanmar như là một cơ hội mới. “Myanmar có thị trường rộng lớn, lực lượng lao động trẻ và rẻ, tài nguyên thiên nhiên giàu có. Nhưng thị trường này vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là kết cấu hạ tầng kém phát triển, khung pháp luật còn sơ sài, tham nhũng và nguồn nhân lực chất lượng chưa cao... Những cản ngại này đều có thể làm nản lòng bất cứ nhà đầu tư ngắn hạn nào. Nên cần phải cẩn trọng tính toán một chiến lược dài hạn để tránh hụt hơi giữa chừng”, TS Doanh cảnh báo.

Một số dự án đã được cấp phép và đang xin phép đầu tư vào Myanmar

- Dự án tìm kiếm, thăm dò dầu khí của Tập đoàn dầu khí VN

- Dự án khai thác đá trắng của Công ty Simco Sông Đà

- Dự án xin thiết lập mạng viễn thông di động của Viettel

- Dự án của Tập đoàn Hoa Sen...

- Dự án sản xuất dược phẩm của Công ty AFV Pharma

- Dự án bất động sản của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai



N.T.Tâm - Chí Nhân

Thanh Niên







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Campuchia: Các doanh nghiệp SME cung cấp 70% việc làm

Chủ trì một sự kiện diễn ra tại Phnom Penh hôm 05/04, Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp, Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Campuchia (MISTI) nhấn mạnh rằng Chính phủ...

Campuchia có thể tăng trưởng mạnh nhất ASEAN trong năm 2024

Tăng trưởng kinh tế Campuchia được dự báo sẽ đứng đầu khu vực ASEAN và đứng thứ 3 trong 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á. Tốc độ tăng trưởng được dự báo...

Campuchia kỳ vọng thoát mác "quốc gia kém phát triển" vào năm 2029

Campuchia kỳ vọng sẽ thoát mác “quốc gia kém phát triển” (LDC) vào năm 2029, chậm hơn 2 năm so với kế hoạch trước đây là vào năm 2027, Khmer Times đưa tin.

Campuchia thu hút 1.3 tỷ USD vốn FDI trong 2 tháng đầu năm

Trong 2 tháng đầu năm nay, Campuchia đã thu hút  được  1.3 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI),  Hội đồng Phát triển Cambodia (CDC) cho biết, Khmer Times...

Campuchia kỳ vọng tăng trưởng kinh tế đạt 6.4% trong năm 2024

Nền kinh tế Campuchia được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6.4% trong năm 2024, tăng so với mức 5.5% ghi nhận trong năm 2023, chủ yếu được thúc đẩy bởi ngành du lịch và...

Campuchia xác định năm 2024 là năm phục hồi kinh tế

Thủ tướng Hun Manet khẳng định Preah Sihanouk là trục kinh tế quan trọng, việc khôi phục và vận hành trở lại công trình tòa nhà cũ, xây dựng dở dang ở đây sẽ thúc...

Dự trữ ngoại hối của Campuchia tăng lên 20 tỷ USD trong năm 2023

Ngân hàng Trung ương Campchia (NBC) gần đây cho biết, dự trữ ngoại hối của nước này trong năm 2023 đạt 20 tỷ USD, tăng 12.3% so với năm 2022, Khmer Times đưa tin.

Du khách quốc tế đến Campuchia tăng 140% trong năm 2023

Cambodia thu hút khoảng 5.43 triệu du khách quốc tế trong năm 2023, tăng mạnh 139.5% so với mức 2.27 triệu du khách vào năm 2022, theo báo cáo của Bộ Du lịch hôm...

Xuất khẩu hàng hóa ngoài ngành may mặc của Campuchia tăng 56% trong năm 2023

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan và Thuế quan Campuchia (GDCE), trong năm 2023, Vương quốc đã xuất khẩu 3,129 triệu USD hàng sản xuất ngoài ngành may mặc, tăng...

Campuchia: Xuất khẩu hàng may mặc, giày dép và sản phẩm du lịch giảm 12%

Nhu cầu toàn cầu yếu đã khiến xuất khẩu hàng may mặc, giày dép và sản phẩm du lịch (GFT) của Campuchia ghi nhận xu hướng giảm trong năm vừa qua, Khmer Times đưa tin.

Chứng khoán thế giới


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98