Công ty chứng khoán dùng “độc chiêu” thoát bị kiểm soát đặc biệt

30/08/2012 06:29
30-08-2012 06:29:48+07:00

Công ty chứng khoán dùng “độc chiêu” thoát bị kiểm soát đặc biệt

Sau đúng 1 tuần Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công bố danh sách 6 công ty chứng khoán vi phạm về chế độ báo cáo, ngày 28/8/2012, một trong số những công ty chứng khoán nói trên đã có công bố thông tin ra thị trường. 5 công ty còn lại vẫn “bặt vô âm tín”.

Theo Ủy ban Chứng khoán, ngày 17/8/2012, Công ty Chứng khoán Tràng An (TAS) công bố thông tin báo cáo tài chính bán niên năm 2012 đã soát xét. Tuy nhiên, ý kiến kiểm toán tại báo cáo tài chính bán niên năm 2012 đã soát xét của TAS cho thấy có nhiều điểm ngoại trừ, trong đó có ý kiến ngoại trừ về phần lớn công nợ phải thu.

Cơ quan quản lý đang yêu cầu TAS giải trình về những điểm ngoại trừ trong Báo cáo tài chính bán niên năm 2012 đã soát xét. Ngoài ra, sau khi kiểm tra trực tiếp tại TAS, Ủy ban Chứng khoán cho biết TAS đã có một số vi phạm về hoạt động môi giới và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Đối với các vi phạm này, Ủy ban Chứng khoán đang phối hợp với cơ quan chức năng để xem xét xử lý.

Không nộp báo cáo để thoát kiểm soát đặc biệt?

Cho đến ngày 20/8/2012, Ủy ban Chứng khoán đã nhận được báo cáo tỷ lệ vốn khả dụng tháng 6/2012 được soát xét bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của 99 công ty chứng khoán.

Theo báo cáo của các công ty, hiện có 36 công ty áp dụng theo chuẩn mực 800/910, 13 công ty áp dụng theo chuẩn mực 920 và 50 công ty không ghi rõ áp dụng theo chuẩn mực kiểm toán nào. Căn cứ theo Công văn số 2737/UBCKNN-QLQ ngày 2/8/2012 về việc soát xét báo cáo tỷ lệ vốn khả dụng, Ủy ban Chứng khoán đang yêu cầu các công ty chứng khoán kiểm toán soát xét tỷ lệ vốn khả dụng theo chuẩn mực 910.

Trong số 6 công ty chứng khoán còn lại chưa nộp báo cáo khoản mục vốn chủ sở hữu và báo cáo tài chính bán niên 2012 được soát xét; Báo cáo tỷ lệ vốn khả dụng tháng 6/2012 được soát xét, có 4 công ty đã bị mất nghiệp vụ môi giới và hầu như chỉ họat động cầm chừng. 5 công ty chứng khoán chưa nộp báo cáo khoản mục vốn chủ sở hữu và báo cáo tài chính bán niên (6 tháng đầu năm 2012) đã được soát xét bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận, chưa nộp báo cáo tỷ lệ vốn khả dụng tháng 6/2012 được soát xét bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận gồm công ty chứng khoán Hà Nội (HSSC); Công ty Chứng khoán Golden Bridge (GBS); Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn – Thương Tín (GBS), Công ty Chứng khoán SME và Công ty Chứng khoán Trường Sơn (TSS).

Ngoài 5 công ty này còn có Công ty Chứng khoán Tràng An (TAS) chưa nộp báo cáo tỷ lệ vốn khả dụng tháng 6/2012 được soát xét bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.

Giới chuyên môn cho rằng con số 7 công ty rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt dường như cách khá xa so với thực tế đang diễn biến. Không chỉ 40 báo cáo của 40 công ty chứng khoán bị cơ quan quản lý nghi ngờ về tính chính xác mà bản thân danh sách các công ty bị kiểm soát đặc biệt được công bố lại thiếu hẳn những cái tên những công ty lỗ nặng có nguy cơ phá sản, những công ty liên tục lâm vào tình trạng mất thanh khoản...

Thậm chí, có công ty chứng khoán vì “trốn” việc bị kiểm soát đặc biệt đã dùng tới “chiêu” không nộp báo cáo, một độc chiêu được xem là khá thông minh bởi trên thực tế Thông tư 226 chỉ áp dụng với công ty nộp báo cáo còn công ty không nộp báo cáo thì chưa có chế tài.

Tăng chế tài xử phạt

Theo quy định số 85/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, mức phạt cao nhất đối với vi phạm chế độ công bố thông tin của công ty chứng khoán có thể lên tới 70 triệu đồng.

Cùng với phạt tiền, các hình thức xử lý đối với các công ty chứng khoán chây ỳ nộp báo cáo sẽ được gia tăng hơn. Trong lần thứ 2 lấy ý kiến các thành viên thị trường về dự thảo sửa đổi và bổ sung một số điều của Thông tư số 226/2010/TT-BTC Quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính, Ủy ban Chứng khoán đã đưa vào những sửa đổi và bổ sung chủ yếu về tỷ lệ vốn khả dụng, chế độ báo cáo và các mức cảnh báo, theo hướng siết chặt hơn nữa.

Cụ thể, Ủy ban Chứng khoán cảnh báo và ra quyết định đặt tổ chức kinh doanh chứng khoán vào tình trạng kiểm soát hoặc kiểm soát đặc biệt. Trong vòng 24 giờ, quyết định này phải được công bố trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán.

Đối với các trường hợp vi phạm như: công ty chứng khoán không thực hiện báo cáo tỷ lệ vốn khả dụng trong ba kỳ liên tiếp, hoặc không công bố thông tin về tỷ lệ vốn khả dụng đã được soát xét, kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận theo quy định hoặc khi công ty chứng khoán có khoản ngoại trừ trọng yếu tại báo cáo tài chính đã được soát xét, hoặc đã được kiểm toán dẫn tới tỷ lệ vốn khả dụng giảm xuống dưới mức 120%, Ủy ban Chứng khoán sẽ ra quyết định đặt tổ chức kinh doanh chứng khoán vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

Tổ chức kinh doanh chứng khoán được đưa ra khỏi tình trạng kiểm soát đặc biệt khi tỷ lệ vốn khả dụng đạt và vượt 150% trong tất cả các kỳ báo cáo trong vòng ba tháng liên tục, trong đó tỷ lệ vốn khả dụng tại kỳ báo cáo cuối cùng phải được kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 800 bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.

Sau khi hết thời hạn kiểm soát đặc biệt, nếu công ty chứng khoán vẫn không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt, đồng thời có lỗ gộp đạt dưới mức 50% vốn điều lệ, hoặc không đảm bảo thanh toán các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác thì Ủy ban Chứng khoán ra quyết định tạm dừng hoạt động đối với tổ chức này. Trong vòng 24 giờ kể từ khi ra quyết định này, Ủy ban Chứng khoán công bố quyết định về việc tạm dừng hoạt động tổ chức kinh doanh chứng khoán trên trang thông tin điện tử của mình.

Hoàng Xuân

TBKTVN





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

An Gia (AGG) dự kiến hết nợ trái phiếu, kế hoạch lợi nhuận tăng 43% trong năm nay

Với thành quả đạt được từ năm trước và kế hoạch triển khai các dự án cụ thể, An Gia đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2024 tăng 43%. Công ty lên kế hoạch phát hành cổ...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 24/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

24/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 23/04: Tự doanh bán ròng trên ngàn tỷ, xả mạnh FPT và MWG

Phiên giao dịch ngày 23/04, mặc dù quyết định đầu tư cùng chiều nhưng tự doanh công ty chứng khoán bán ròng áp đảo 1,056 tỷ đồng, trong khi khối ngoại chỉ xả hơn...

Đâu sẽ là yếu tố quyết định để 1 nhà đầu tư chọn mở tài khoản chứng khoán

Chiến lược ưu đãi phí có thể coi là xu hướng của các công ty chứng khoán trong cuộc chiến thu hút khách hàng ở thời điểm hiện tại nhưng đó vẫn chưa phải là yếu tố...

Không công bố thông tin trái phiếu, Signo Land bị xử phạt

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ngày 19/04 ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu tuần 23/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

23/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

​Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Thanh khoản bứt phá, dòng tiền chảy vào cổ phiếu chứng khoán

VN-Index giảm hơn 100 điểm trong tuần 15 - 19/04 đã kích hoạt dòng tiền chảy vào thị trường. Trong đó, nhóm cổ phiếu chứng khoán hút tiền mạnh.

Theo dấu dòng tiền cá mập 22/04: Khối ngoại mua ròng cổ chứng khoán, tự doanh bán ròng cổ ngân hàng

Trong khi tự doanh mua ròng FUEVFVND thì khối ngoại cũng bán ròng ở mức tương đương. Tự doanh bán ròng loạt cổ phiếu ngân hàng còn khối ngoại mua ròng nhóm chứng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98