SBS công bố Báo cáo soát xét đặc biệt của Ernst & Young

22/08/2012 16:54
22-08-2012 16:54:07+07:00

SBS công bố Báo cáo soát xét đặc biệt của Ernst & Young

Lỗ lũy kế đến 30/06/2012 của SBS là 1,772 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 256 tỷ đồng. Khoản lỗ này phát sinh chủ yếu do việc trích lập dự phòng bổ sung cho danh mục đầu tư và khoản phải thu trong các năm 2010 và 2011 trước đây. 

CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) công bố tình hình hoạt động và thực trạng tài chính tính đến thời điểm 30/06/2012 trên cơ sở Báo cáo soát xét đặc biệt của Công ty Kiểm toán Ernst & Young.

1. Thực trạng tài chính

Tính đến 30/06/2012, ghi nhận SBS có 878.4 tỷ đồng số dư tiền và tương đương tiền, tăng 97.73% so với cuối năm 2011. Trong khi đó, tổng tài sản chỉ còn 1,480 tỷ đồng, thay cho con số 3,660.72 tỷ đồng công bố cuối năm 2011.

Nợ phải trả cũng giảm mạnh từ 2,776.5 tỷ xuống còn 1,736 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu âm 256 tỷ đồng, thay vì dương 753 tỷ đồng tại thời điểm đầu năm.


Tổng lỗ lũy kế đến thời điểm 30/06/2012 là 1,772 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với mức lỗ 764 tỷ đồng hồi cuối năm 2011. Khoản lỗ này phát sinh chủ yếu do việc trích lập dự phòng bổ sung cho danh mục đầu tư và khoản phải thu trong các năm 2010 và 2011.

Nguyên nhân gây lỗ được xác định do cả khách quan và chủ quan. Trong đó một số nguyên nhân chủ yếu là: nhận định sai lầm về xu hướng phục hồi của thị trường chứng khoán, danh mục đầu tư tài chính được duy trì tương đối lớn trong khi giá cổ phiếu liên tục biến động giảm, cơ chế giám sát yếu kém và sự buông lỏng kiểm soát rủi ro của Ban lãnh đạo SBS trước đây.

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, một số cá nhân là cán bộ và nhân viên cũ của SBS có dấu hiệu vi phạm các quy chế, quy định về giao dịch, báo cáo và công bố thông tin. Hiện nay, các vi phạm này đang được các cơ quan chức năng tiến hành điều tra để làm rõ trách nhiệm của các cá nhân có liên quan.

2. Tình hình hoạt động hiện tại

Hiện tại, SBS vẫn tiến hành các hoạt động kinh doanh bình thường.

Khoản tiền gửi giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư đến thời điểm 30/6/2012 là 207.6 tỷ đồng và được gửi tại tài khoản chuyên biệt tại Sacombank (STB).

SBS cam kết việc đảm bảo sự tách bạch và an toàn tài sản của tất cả các khách hàng, nhà đầu tư.

3. Các giải pháp khắc phục

Tái cấu trúc nguồn vốn để đảm bảo 2 mục tiêu: (1) Khôi phục vốn điều lệ ở mức cao hơn vốn pháp định cần thiết; và (2) đảm bảo chỉ tiêu vốn khả dụng theo quy định hiện hành.

Việc tái cấu trúc nguồn vốn dự kiến sẽ được thực hiện theo hướng sau:

Bước 1: Chuyển đổi trái phiếu

Đề nghị trái chủ thực hiện việc chuyển đổi 800 tỷ trái phiếu thành vốn cổ phần, theo tỷ lệ 1:1 để tăng cường vốn chủ sở hữu cho Sacombank-SBS;

Bước 2: Giảm vốn và phát hành cổ phiếu mới

Trình xin ý kiến của cổ đông về việc gộp cổ phiếu theo một tỷ lệ thích hợp (dự kiến là 3.8:1) để đưa giá trị thực của cổ phiếu về bằng giá trị sổ sách và phát hành cổ phiếu mới để đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ vốn khả dụng.

Dự kiến kế hoạch tái cấu trúc vốn

 

Chuyển đối 800 tỷ

Giảm vốn 3.8:1

Phát hành 257 tỷ

Vốn điều lệ

2,066 tỷ

543 tỷ

800 tỷ

Số lượng cổ phiếu

206 triệu

54.30 triệu

80 triệu

Vốn chủ sở hữu

543 tỷ

543 tỷ

800 tỷ

Lỗ lũy kế

1,772 tỷ

0 đ

0 đ

Tỷ lệ an toàn vốn

Nhỏ hơn 180%

Nhỏ hơn 180%

Lớn hơn 180%

 

Không đủ điều kiện hoạt động bình thường

Đủ điều kiện hoạt động bình thường

Dự kiến lịch trình thực hiện

STT

NỘI DUNG CÔNG ViỆC

THỜI GIAN

1

Chuẩn bị Đề án chi tiết, chốt danh sách cổ đông và lấy ý kiến bằng văn bản về nội dung Đề án tái cấu trúc

Tháng 08-9/2012

2

Kết quả chấp thuận của cổ đông

Tháng 9/2012

3

Trình đề án để UBCKNN phê chuẩn

Tháng 9/2012

4

Kết quả chấp thuận của UBCKNN

Tháng 10/2012

5

Thực hiện thủ tục chuyển đổi trái phiếu, gộp cổ phiếu và phát hành tăng vốn

Tháng 11/2012

6

Công bố và báo cáo kết quả  thực hiện việc tái cấu trúc nguồn vốn

Tháng 11/2012 

Bên cạnh việc thực hiện các giải pháp tái cấu trúc nguồn vốn, đại diện SBS cho biết, công ty sẽ thực hiện các giải pháp tái cấu trúc về tổ chức, vận hành và định hướng lại hoạt động kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu của đã đề ra. Kế hoạch tái cấu trúc của SBS sẽ được HĐQT và Ban Điều hành xem xét cẩn trọng để đưa ra các giải pháp tốt nhất cho cổ đông và cho Công ty trong bối cảnh hiện tại.

Với thực trạng tài chính hiện nay, SBS đã thuộc diện bị kiểm soát đặc biệt và theo quy định hiện hành, công ty có tối đa là 6 tháng để khôi phục các chỉ tiêu an toàn tài chính nhằm đảm bảo trở lại hoạt động bình thường.

Lãnh đạo công ty mong muốn nhận được sự chia sẽ của cổ đông và sự quan tâm hỗ trợ của Cơ quan quản lý Nhà nước để Đề án Tái cấu trúc toàn diện hoạt động của SBS được triển khai thành công. Qua đó có thể tạo nên một giải pháp điển hình cho việc cải thiện bức tranh tài chính của thị trường nói chung và của các công ty niêm yết nói riêng.

“Thiết nghĩ, với bối cảnh thị trường hiện nay, chúng ta nên chấp nhận một công ty chứng khoán có quy mô vốn hóa thấp hơn trước đây nhưng thật sự lành mạnh về tài chính nhằm đạt được mục tiêu: quyền lợi của Cổ đông, Nhà đầu tư được đảm bảo, sự lành mạnh của thị trường tài chính được duy trì và cải thiện hơn”, lãnh đạo của SBS nhấn mạnh.

Thủy Tiên (Vietstock)

ffn







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bamboo Capital (BCG): Quý 1/2024 lợi nhuận tăng hơn 10 lần, doanh thu gần ngàn tỷ

Ngày 15/04/2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital (HOSE: BCG) công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2024 với nhiều điểm sáng. Kết thúc quý 1/2024, BCG ghi...

Lãi ròng Long Hậu đi lùi 32% trong quý đầu năm

Khoản thu từ mảng cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng và xưởng xây sẵn theo yêu cầu của CTCP Long Hậu (HOSE: LHG) sụt giảm mạnh là lý do chính khiến lợi nhuận...

ĐHĐCĐ 2024 Tracodi: Đặt kế hoạch doanh thu 1,920 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 230.5 tỷ

Ngày 17/4, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi, HOSE: TCD) - một thành viên của Tập đoàn Bamboo Capital (HOSE: BCG) – đã tổ chức thành...

FPT Retail lên kế hoạch chào bán riêng lẻ cổ phần chuỗi dược phẩm Long Châu

Chiều ngày 17/4/2024, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HOSE: FRT) đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 tại Tp. Hồ Chí Minh.

Capitaland Tower lỗ gần 2,700 tỷ đồng năm 2023, âm vốn chủ

Năm 2023, Capitaland Tower tiếp tục báo lỗ sau thuế gần 2,700 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu âm gần 762 tỷ đồng, phát sinh khoản nợ trái phiếu hơn 12,200 tỷ đồng.

Chủ tịch HĐQT Chứng khoán DNSE: Tỷ lệ khách hàng rời bỏ dịch vụ phái sinh của DNSE gần như bằng 0

Trả lời cổ đông tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 diễn ra vào 16/4, Ban lãnh đạo DNSE cho biết dự tính lợi nhuận Quý I, kế hoạch sử dụng vốn sau IPO, giải...

Huy động nhiệt điện tăng, PPC lãi gấp 4 lần cùng kỳ

Theo BCTC quý 1/2024, CTCP Nhiệt điện Phả Lại (HOSE: PPC) có một kỳ kinh doanh tăng trưởng lớn về cả doanh thu lẫn lợi nhuận.

ĐHĐCĐ FPT Retail: Muốn thành công ty healthcare, đóng tiếp cửa hàng không hiệu quả

Đó là chia sẻ của Chủ tịch HĐQT CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, HOSE: FRT) tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 được tổ chức chiều ngày 17/04.

Chứng khoán Yuanta báo lãi quý 1 gần gấp đôi, dư nợ cho vay tăng 27%

Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) công bố báo cáo tài chính quý 1/2024 thể hiện kết quả khả quan với lãi sau thuế tăng 92%, đạt 37 tỷ đồng.

Một công ty thép thực hiện 50% kế hoạch lãi năm 2024 sau 1 quý

Sau khoảng thời gian lỗ kéo dài, CTCP Gang thép Thái Nguyên (Tisco, UPCoM: TIS) đã trở lại mạch báo lãi quen thuộc trong 2 quý gần nhất.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98