Từ trường hợp cựu Chủ tịch HĐQT Sacombank

07/11/2012 08:21
07-11-2012 08:21:13+07:00

Từ trường hợp cựu Chủ tịch HĐQT Sacombank

Ông Đặng Văn Thành vẫn “buộc” phải là thành viên HĐQT Sacombank, dù đã có đơn từ nhiệm. Vậy, ông Thành có được quyền xin thôi làm thành viên HĐQT không?

Ngày 5/11, HĐQT Sacombank (STB) đã chấp thuận việc ông Đặng Văn Thành không làm Chủ tịch HĐQT. Thế nhưng, đề nghị xin thôi tư cách thành viên HĐQT Ngân hàng của ông Thành thì lại phải chờ sự phê duyệt của các cổ đông tại cuộc họp ĐHCĐ gần nhất. Điều này có nghĩa là, dù đã có đơn từ nhiệm, nhưng ông Thành vẫn “buộc” phải là thành viên HĐQT Sacombank. Mọi diễn biến giao dịch cổ phiếu STB hay giao dịch với Sacombank của ông Thành và người có liên quan vẫn nằm trong diện phải công bố thông tin. Vậy, một câu hỏi đặt ra là, ông Thành có được quyền xin thôi làm thành viên HĐQT không?

Trên thực tế, nếu căn cứ Luật Doanh nghiệp năm 2005, thì việc thôi các chức danh như: thành viên HĐQT, Ban kiểm soát phải được sự phê duyệt của ĐHCĐ. Tuy nhiên, Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết, công ty đại chúng lớn… ban hành kèm theo Thông tư số 121/2012/TT-BTC lại quy định 5 trường hợp thành viên HĐQT không còn tư cách thành viên HĐQT, trong đó có trường hợp thành viên đó gửi đơn bằng văn bản xin từ chức đến trụ sở chính công ty.

Như vậy, nếu căn cứ theo Điều lệ mẫu thì ông Thành đã đủ điều kiện để từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT. Tuy nhiên, sự vênh nhau giữa Luật Doanh nghiệp và Điều lệ mẫu đã khiến một số thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát rơi vào tình trạng khó xử.

Đơn cử, thành viên Ban kiểm soát của một DN niêm yết (X) trên HNX đã có đơn gửi DN này về việc xin từ nhiệm thành viên Ban kiểm soát từ cuối năm 2010. Sang năm 2011, vị này thực hiện mua vào cổ phiếu X. Đến đầu năm 2012, sự việc bị phát hiện. UBCK cho rằng, trường hợp trên đã sai khi giao dịch không công bố thông tin. Nhưng vị này cho rằng, theo đúng Điều lệ mẫu được X áp dụng, thì ông đã không còn là thành viên Ban kiểm soát và việc ông mua vào không công bố thông tin là không phạm luật.

Chỉ có một điều đáng nói là, HĐQT của X dù xác nhận đã nhận đơn từ nhiệm chức danh thành viên Ban kiểm soát của ông này, nhưng không công bố thông tin, cũng không thực hiện bầu bổ sung thành viên Ban kiểm soát trong kỳ họp ĐHCĐ sau đó. Ban kiểm soát của X chỉ tồn tại trên danh nghĩa, chứ thành viên Ban kiểm soát không có vai trò giám sát đối với các hoạt động của X. Và hệ quả xảy ra sau đó là, một số quyết định đầu tư mạo hiểm của HĐQT X đã đẩy công ty rơi vào tình trạng tài chính bết bát suốt thời gian vừa qua, hiện đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản.

Tư cách thành viên HĐQT, Ban kiểm soát là vị trí để các nhân sự có liên quan có cơ hội đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của công ty. Thế nhưng, trong một số trường hợp, vì những lý do cụ thể, các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát mong muốn hoặc buộc phải xin từ chức. Tổ chức một cuộc họp ĐHCĐ để phê chuẩn sự từ nhiệm thành viên HĐQT cũng là điều tốt, vì thông qua đó, DN sẽ tìm được ứng viên mới cho chức danh bị khuyết và đây cũng là cơ hội để cổ đông tiếp cận thông tin trực tiếp từ HĐQT, Ban giám đốc. Tuy nhiên, tổ chức cuộc họp ĐHCĐ bất thường cũng sẽ phát sinh chi phí và trong thời gian chuẩn bị, việc duy trì vai trò thành viên HĐQT, Ban kiểm soát của một cá nhân mà họ không thể hoặc không muốn đảm nhiệm là không cần thiết.

Sự lệch pha giữa Điều lệ mẫu và Luật Doanh nghiệp đã tạo nên những tình huống khó xử cho cả người thực hiện và cơ quan quản lý. Từ những trường hợp cụ thể này, yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung các quy định đã lạc hậu lại được đặt ra cấp thiết!

đầu tư chứng khoán





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ái nữ ông Trần Quí Thanh bất ngờ nhận sai trước tòa

Trả lời Hội đồng xét xử (HĐXX), bị cáo Trần Ngọc Bích (một trong 2 người con của ông Trần Quí Thanh) đã nhận sai, dù trong giai đoạn điều tra cho tới trước khi hầu...

Chủ tịch Victory Capital “nối gót” loạt Thành viên HĐQT xin từ nhiệm

Ông Nguyễn Tấn Thụ là người mới nhất nộp đơn từ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT cũng như Thành viên HĐQT Victory Capital kể từ ngày 22/04/2024 vì lý do cá nhân.

Cha con bị cáo Trần Quí Thanh khai về việc cho vay lãi

Tại tòa, bị cáo Trần Quí Thanh thừa nhận có việc cho các bị hại vay tiền. Tuy nhiên, bị cáo cho rằng đã nhận thức không đúng về việc cho vay vào thời điểm xác lập...

Khởi tố Tổng Giám đốc DRG Bùi Quang Ninh

Thông tin từ CTCP Cao su Đắk Lắk (Dakruco, UPCoM: DRG), Doanh nghiệp nhận được thông tin về việc Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Đắk Lắk tiến hành...

Vincom Retail đổi Tổng Giám đốc 

CTCP Vincom Retail (HOSE: VRE) vừa có thông báo miễn nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc đối với bà Trần Mai Hoa và bổ nhiệm lại bà Phạm Thị Thu Hiền kể từ ngày 22/04/2024.

Ông Trần Quí Thanh cùng 2 con gái hầu tòa

Bị cáo buộc chiếm đoạt của các cá nhân và doanh nghiệp hơn 1.040 tỷ đồng, ông Trần Quí Thanh và con gái đã phải ra hầu tòa.

Đến giờ tuyên án, Toà bất ngờ trả hồ sơ vụ cựu chủ tịch Vimedimex

Sau khi bất ngờ quay lại phần xét hỏi vụ án xét xử bị cáo Nguyễn Thị Loan, cựu chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Dược phẩm Vimedimex cùng các đồng phạm, Hội đồng...

Ba thành viên ban lãnh đạo Hải Phát đồng loạt từ nhiệm 

Trước thềm ĐHĐCĐ 2024, 3 thành viên ban lãnh đạo của CTCP Đầu tư Hải Phát (HOSE: HPX) - gồm 2 Thành viên HĐQT và 1 Thành viên BKS - đồng loạt nộp đơn xin từ nhiệm.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ

Bộ Chính trị quyết định khiển trách ông Đào Ngọc Dung, cảnh cáo đối với bà Phạm Thị Hải Chuyền và ông Huỳnh Văn Tí. Riêng ông Lê Viết Chữ bị đề nghị khai trừ ra...

Khởi tố, bắt khẩn cấp lãnh đạo Tập đoàn Tâm Lộc Phát

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP. Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở làm việc của CTCP Tập đoàn Tâm Lộc Phát. Đồng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98