Chưa cắt một dòng vốn rẻ

26/12/2012 08:43
26-12-2012 08:43:56+07:00

Chưa cắt một dòng vốn rẻ

Chính phủ đã có ý khi đưa việc gia hạn cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất khẩu vào dự thảo nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

Tín dụng ngoại tệ thời gian qua được xem là một nguồn vốn rẻ, một giải pháp giúp nhiều doanh nghiệp xuất khẩu phòng thân trong bối cảnh khó khăn.

Dự thảo nghị quyết đã được đưa ra thảo luận tại phiên họp Chính phủ mở rộng ngày 25/12/2012, dự kiến sẽ ban hành ngay đầu năm 2013.

Trong nội dung về tín dụng, dự thảo đề cập đến việc gia hạn cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với doanh nghiệp xuất khẩu đến hết ngày 31/12/2013.

Theo đó, cơ hội tiếp cận một kênh vốn rẻ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu chưa hẳn đã bị cắt bỏ.

Ngày 8/3/2012, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 03/2012/TT-NHNN quy định về cho vay ngoại tệ theo hướng siết lại. Tại thời điểm đó, bất ngờ khi đối tượng bị siết lại chính là các doanh nghiệp xuất khẩu - những đối tượng có nguồn thu ngoại tệ, nguồn lực chính của nền kinh tế hiện nay.

Với thông tư này, khối doanh nghiệp xuất khẩu bị cắt đi cơ hội tiếp cận nguồn vốn có lãi suất thấp hơn rất nhiều so với vay nội tệ, trong khi chính họ là nguồn tái tạo ngoại tệ cho thị trường, hỗ trợ bình ổn tỷ giá trong thời gian qua.

Tuy nhiên ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước đã có Quyết định số 857, gia hạn cho vay ngoại tệ ngắn hạn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu đến ngày 31/12/2012. Và nay, với dự thảo nghị quyết trên của Chính phủ, cơ hội dự kiến sẽ được nới tiếp đến 31/12/2013.

Tín dụng ngoại tệ thời gian qua được xem là một nguồn vốn rẻ, một giải pháp giúp nhiều doanh nghiệp xuất khẩu phòng thân trong bối cảnh khó khăn. Vay ngoại tệ lãi suất chỉ khoảng 5% - 8%/năm, trong khi vay VND suốt một thời gian dài trên 15%/năm. Chính nguồn tín dụng ngoại tệ đã giúp các doanh nghiệp có chi phí thấp hơn, có thêm sức cạnh tranh tốt hơn trong xuất khẩu.

Đầu năm 2012, trong chuyển khảo sát tại khu vực phía Nam, lãnh đạo một số doanh nghiệp xuất khẩu cho VnEconomy biết rằng, vay USD là giải pháp phòng thân của họ, khi mà lãi suất vay VND quá cao; vay để nhập khẩu nguyên phụ liệu, hoặc bán lại cho ngân hàng, lấy VND đầu tư sản xuất trong nước. Các khoản vay chủ yếu là ngắn hạn nên cũng hạn chế nhất định rủi ro biến động tỷ giá; mặt khác họ có nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu để trả nợ.

Trong hơn một năm qua, tỷ giá USD/VND chỉ biến động trong khoảng +/-1%, thậm chí giảm nhẹ trong năm 2012 lại tạo thêm lợi ích kép (dù không quá lớn), nên vay ngoại tệ là một giải pháp thành công của doanh nghiệp xuất khẩu.

Nay, việc gia hạn tiếp một năm nữa có thể hiểu Chính phủ xác định đó là một sự hỗ trợ, nhất là khi kinh tế Việt Nam dựa rất nhiều vào xuất khẩu và tỷ giá có triển vọng sẽ tiếp tục được giữ ổn định.

Trung tuần tháng 12 này, khi mà thời hạn chấm dứt 31/12/2012 đã gần kề, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng đã bày tỏ lo ngại cũng như có kiến nghị liên quan.

VASEP cho biết, nhiều doanh nghiệp thủy sản “không tránh khỏi lo lắng vì thời hạn cho vay ngoại tệ theo Quyết định 857 sắp hết, trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn đầy khó khăn”.

Hiệp hội này phân tích, với lãi suất vay ngoại tệ chỉ bằng 1/3 - 1/2 so với lãi suất vay nội tệ thời gian qua (4 - 5%/năm so với 10 - 14%/năm), việc tiếp cận được dòng vốn vay ngoại tệ lãi suất thấp đã giúp các doanh nghiệp có điều kiện tranh thủ đầu tư, quay vòng vốn kinh doanh.

Hiện nay có đến hơn 90% số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản “khát” vốn và có nhu cầu vay vốn khẩn cấp cho hoạt động kinh doanh, trong đó có cả việc tăng nhập khẩu nguyên liệu để giải quyết tình trạng thiếu nguyên liệu trong nước. VASEP cho rằng, nếu thu hẹp việc cho vay ngoại tệ, theo tính toán mỗi năm một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản quy mô vừa và nhỏ sẽ mất khoảng 20 - 50 tỷ đồng do không được hưởng mức lãi suất chênh lệch và hệ quả là số lượng doanh nghiệp phá sản có thể sẽ còn tăng lên đến 50% so với năm trước.

Với điều kiện sản xuất, xuất khẩu ngặt nghèo như hiện tại, VASEP kiến nghị gia hạn thêm thời gian áp dụng Quyết định 857 đến hết năm 2013 để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có khả năng tạo ra nguồn ngoại tệ trả nợ vay, được tiếp cận nguồn vốn tín dụng với lãi suất hợp lý, giúp giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Với dự thảo nghị quyết của Chính phủ nói trên, kiến nghị của VASEP nhiều khả năng được đáp ứng.

Minh Đức

tbktvn





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vụ mất 11,9 tỷ trong tài khoản Vietcombank: App lạ từ Nhật, nguyên đơn kháng cáo

Bà Trần Thị Chúc, nguyên đơn trong vụ tài khoản 11,9 tỷ đồng tại Vietcombank “bốc hơi” đã có đơn kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm do TAND TP. Từ Sơn (Bắc...

OCB mở mới 17 chi nhánh, phòng giao dịch trong năm 2024

Mới đây, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã nhận được công văn chấp thuận mở mới thêm 17 chi nhánh, phòng giao dịch trong năm 2024.

Cảnh báo việc tiếp tay cho tội phạm khi bán, cho thuê tài khoản ngân hàng

Công an TP Hà Nội cho biết, hiện nay trên các hội nhóm, diễn đàn xuất hiện tình trạng các đối tượng thuê, mua tài khoản ngân hàng với giá từ 500 nghìn đến 1 triệu...

Lên kịch bản ‘sống chung’ với áp lực tỷ giá

Tỷ giá đã tăng hơn 3% kể từ đầu năm, chạm ngưỡng mục tiêu điều hành chính sách ngoại hối. Các chuyên gia cho rằng áp lực tỷ giá sẽ còn dai dẳng theo diễn biến giảm...

SHB đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 22%, chia cổ tức tỷ lệ 16% bằng tiền và cổ phiếu

SHB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2024 đạt 11,286 tỷ đồng, tăng 22% so với năm trước. Bên cạnh đó, tỷ lệ cổ tức 2023 dự kiến là 16%, trong đó có 5% bằng tiền...

Quý 1/2024, kiều hối chuyển về TPHCM tăng 35.4% so với cùng kỳ

Quý 1/2024, kiều hối chuyển về TPHCM đạt 2.869 tỷ USD, tăng 3.5% so với quý trước và tăng 35.4% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm gần...

SHB thông báo điều chỉnh mức phí SMS Banking

Để đảm bảo quyền lợi công bằng cho tất cả khách hàng, kể từ tháng 5/2024, SHB sẽ thực hiện điều chỉnh cơ chế tính phí và mức thu phí dịch vụ theo dõi biến động số...

Sacombank vượt mốc 1 triệu khách hàng thẻ tín dụng, không ngừng gia tăng giá trị và trải nghiệm khách hàng thẻ 

Với chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm, đầu tư bài bản ở cả mảng phát hành lẫn chấp nhận thanh toán thẻ đã giúp Sacombank tăng trưởng mạnh mẽ số lượng khách...

Định giá cổ phiếu ngân hàng hấp dẫn, cổ phiếu nào nên "xuống tiền"?

Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã trải qua đà hồi phục mạnh từ cuối năm 2023 và duy trì đến nay. Tuy nhiên, so với chỉ số P/E toàn ngành, một số cổ phiếu có cơ bản tốt vẫn...

Giá bán USD ngân hàng tiến gần mốc 26,000 đồng

Phiên sáng 17/04, tỷ giá USD/VND tại ngân hàng tiếp tục phá vỡ mọi kỷ lục trước đó với giá bán USD gần chạm mốc 26,000 đồng.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98