Đứng đầu 50 công ty, ông là ai?

18/12/2012 20:15
18-12-2012 20:15:00+07:00

Đứng đầu 50 công ty, ông là ai?

Ông Nguyễn Thành Phương đang “nắm giữ số phận” của Tổng Công ty Vinaconex gồm công ty mẹ, 38 công ty con và 11 công ty liên kết liên doanh. Trong đó có 18 công ty đang giao dịch trên sàn, chủ yếu tập trung tại HNX.

Tổng CTCP xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam - Vinaconex (HNX: VCG) đã trải qua quá trình hoạt động được 24 năm, là một trong những doanh nghiệp nhà nước đầu tiên tiến hành cổ phần hóa. Với 18 công ty con, liên kết trên sàn chứng khoán, Tổng công ty Vinaconex trở thành đơn vị có nhiều thành viên trên TTCK nhất.

Ông Nguyễn Thành Phương gia nhập đội quân Vinaconex từ năm 1989 (sau một năm kể từ khi Tổng công ty được thành lập), với nỗ lực của bản thân, ông từ chuyên viên phòng kinh doanh đã trở thành Chủ tịch HĐQT của Tổng CTCP Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (HNX: VCG) vào tháng 12/2011. Cho đến hiện tại, ông đã có 37 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và từng giữ cương vị Tổng Giám đốc VCG trong hơn 3 năm từ 2008 đến 2011.

Ông Phương xuất thân là chiến sĩ quân đội, tham gia kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1974 đến 1976. Sau đó ông theo học chuyên ngành xây dựng và trở thành kỹ sư xây dựng ở các Xí nghiệp thi công cơ giới thuộc Bộ xây dựng. Đồng thời, ông cũng bổ sung kiến thức về quản trị kinh doanh và có bằng thạc sĩ chuyên ngành này.

Họ tên: Nguyễn Thành Phương

Ngày sinh: 13/06/1955

Nơi sinh: Hà Nội

Quốc tịch: Việt Nam

Dân tộc: Kinh

Quê quán: Xã Hùng An, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

Trình độ văn hóa: 10/10

Trình độ chuyên môn

  • Kỹ sư xây dựng chuyên ngành Xây dựng dân dụng, Công nghiệp - Trường ĐH Kiến trúc HN
  • Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh - Trường ĐH Quốc gia Hà Nội liên kết đào tạo với Trường ĐH Jrvine, Bang California, Hoa Kỳ
  • Cao cấp Lý luận Chính trị (2001-2003) – Phân viện Hà Nội - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Quá trình công tác

  • 7/1974 – 11/1976: Chiến sỹ - đơn vị D23, E52, F338
  • 12/1976 – 03/1982: Sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH Kiến trúc Hà Nội
  • 4/1982 – 8/1989: Kỹ sư xây dựng, Đội trưởng cơ giới – liên hiệp các Xí nghiệp thi công cơ giới thuộc Bộ Xây dựng
  • 09/1989 – 07/1993: Chuyên viên Phòng Kinh doanh thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex)
  • 08/1993 – 01/1998: Trưởng phòng xây dựng – công ty TNHH Quốc tế liên doanh Vinaconex – Taisei thuộc Vinaconex
  • 02/1998 – 04/2002: Phó Tổng Giám đốc công ty TNHH Quốc tế Liên doanh Vinaconex – Taisei thuộc Vinaconex
  • 05/2002 – 10/2006: Phó TGĐ Vinaconex
  • 11/2006 – 05/2008: Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ, Phó TGĐ Vinaconex
  • 05/2008 – 11/2011: Phó Bí thư Đảng ủy, TGĐ và Ủy viên HĐQT Vinaconex
  • 12/2011 đến nay: Chủ tịch HĐQT Vinaconex nhiệm kỳ 2012 – 2016

Tỷ lệ nắm giữ tại VCG

Tỷ lệ nắm giữ cho đến 30/12/2011 là 24,156,930 cp (8.05%). Trong đó cá nhân sở hữu 156,930 cp, đại diện Nhà nước - Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) - 24,000,000 cp.

Các chức vụ hiện tại

  • Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam nhiệm kỳ 2012 – 2016
  • Chủ tịch HĐQT CTCP Thủy điện cửa Đạt
  • Chủ tịch Hội đồng thành viên Liên doanh TNHH Phát triển đô thị mới An Khánh (Vinaconex-Posco)
  • Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển năng lượng Vinaconex P&V
  • Chủ tịch HĐQT Công ty Tài chính cổ phần Vinaconex-Viettel
  • Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Phát triển đô thị Vinaconex-Viettel
  • Bí thư Đảng ủy Vinaconex
  • Phó Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam

Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây lắp Việt Nam (HNX: VCG)

Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây lắp Việt Nam (HNX: VCG) có tên viết tắt là Vinaconex. Tiền thân là công ty dịch vụ và xây dựng nước ngoài, thành lập ngày 27/09/1988.

Xác định mục tiêu đa doanh, đa dạng hóa sản phẩm, hoạt động đa lĩnh vực cho nên vào năm 1995, Vinaconex chuyển hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90 với tên gọi Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam. Nguồn thu chính của VCG là từ lĩnh vực xây lắp, chiếm đến 48% và kinh doanh bất động sản 24%. Đây cũng là lĩnh vực mà Vinaconex hướng tới trong tương lai.

 

Năm 2000, Vinaconex đẩy mạnh chiến lược đa sở hữu bằng cách cổ phần hóa dần dần các công ty thành viên. Và cho đến 27/11/2006, Vinaconex đã chính thức đi vào hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, là một trong những Tổng công ty nhà nước đầu tiên thực hiện thí điểm cổ phần hóa hoàn toàn.

Họ Vinaconex có tới 50 công ty, bao gồm công ty mẹ VCG cùng 38 công ty con và 11 công ty liên kết liên doanh. Tuy nhiên, trong năm nay, Vinaconex đang có động tác thoái vốn ở nhiều đơn vị thành viên, đơn cử như VC6 vừa bị thoái 1.2 triệu cp giảm tỷ lệ nắm giữ từ 51% xuống 36%. Trong khối Tổng công ty thì có đến 18 công ty đang giao dịch trên sàn, đa phần thuộc HNX.

Đối với VCG, công ty có khoảng 70% vốn cổ phần thuộc về Nhà nước (SCIC và Viettel). Ngoài ra VCG còn có một cổ đông lớn khác là Market Vector ETF Trust-Market Vectors-Vietnam ETF nắm 5.18% (số liệu chốt ngày 25/03/2012).

Công ty chính thức lên sàn HNX vào ngày 05/09/2008, với mã chứng khoán VCG, vốn điều lệ 1,500 tỷ đồng. Sau niêm yết, trải qua hai lần tăng vốn, VCG ngày nay có vốn điều lệ là 4,417 tỷ đồng.

Trong năm 2012 này, doanh thu và lợi nhuận của VCG giảm khá mạnh. Cụ thể doanh thu 9 tháng đầu năm 2012 ghi nhận 7,655 tỷ đồng, giảm 22% so cùng kỳ và lãi ròng 11.2 tỷ đồng chỉ bằng 5% lãi ròng cùng kỳ năm trước, trong khi công ty có vốn điều lệ cả hàng ngàn tỷ đồng. Nợ phải trả của VCG cũng lên đến hơn 21,000 tỷ đồng, một con số khủng khi so với vốn chủ sở hữu vào khoảng gần 5,000 tỷ đồng. Trong cơ cấu nợ, nợ vay chiếm hơn 52% đang ở mức 11,255 tỷ đồng.


Tổng vốn điều lệ của 18 đơn vị thành viên và của cả VCG đang giao dịch trên các sàn là lên tới khoảng 7,000 tỷ đồng. Trong 9 tháng vừa qua, hầu hết các đơn vị thành viên đều có lợi nhuận không cao, trong đó có 4 đơn vị lỗ là VCR, PVV, VCV, XMC.

Mỹ Hà (Vietstock)

FFN





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (5)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng Giám đốc Nhã Nam Nguyễn Nhật Anh bị đình chỉ chức vụ, nắm bao nhiêu cổ phần công ty?

Ngoài vai trò Tổng Giám đốc và đại diện pháp luật (theo giấy phép kinh doanh thay đổi gần nhất vào tháng 10/2022), ông Nguyễn Nhật Anh còn nắm lượng lớn cổ phần tại...

Nữ cựu chủ tịch Vimedimex được đề nghị án treo

Cáo buộc vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản gây thiệt hại tài sản nhà nước, VKS đề nghị bị cáo Nguyễn Thị Loan, cựu chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn...

Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng lên tiếng vì bị nhầm ảnh với chủ tịch Tập đoàn Thuận An

Bị đăng nhầm ảnh với ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thuận An, người vừa bị khởi tố, bắt tạm giam - ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty Chứng khoán...

Chủ tịch Thuận An Group Nguyễn Duy Hưng bị bắt

Ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Thuận An Group, bị bắt với cáo buộc vi phạm về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và đưa hối lộ.

Thu nhập Chủ tịch CKG “khủng” cỡ nào?

Năm 2023, thu nhập Chủ tịch HĐQT CKG Trần Thọ Thắng đạt con số 11.7 tỷ đồng, tương đương gần 1 tỷ đồng/tháng và chiếm hơn một nửa thu nhập của HĐQT, BKS và Ban Điều...

Bắt nguyên Phó Tổng giám đốc LDG

Ông Nguyễn Quốc Vy Liêm - nguyên Phó Tổng giám đốc CTCP Đầu tư LDG (HOSE: LDG) đã có hành vi lừa dối khách hàng tại dự án Khu dân cư Tân Thịnh (huyện Trảng Bom...

Bị cáo Trương Mỹ Lan lĩnh án tử hình

Sau khi xem xét, HĐXX quyết định tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan mức án tử hình cho 3 tội danh, buộc bồi thường gần 677.000 tỷ đồng.

PSD vội vã thay Chủ tịch mới

Ngày 09/04, CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí (HNX: PSD) cập nhật một số nội dung tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024, trước thời điểm họp chỉ 3 ngày, gây chú ý...

Phó Chủ tịch SeABank Nguyễn Thị Nga rút khỏi HĐQT VEA

Bà Nguyễn Thị Nga gửi đơn đề nghị thôi giữ chức Thành viên HĐQT Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (UPCoM: VEA) nhiệm kỳ 2022-2027 từ ngày...

Sau gần 4 năm ngồi “ghế nóng”, Chủ tịch FID xin từ nhiệm

Sau gần 4 năm ngồi ghế Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và Phát triển Doanh nghiệp Việt Nam (HNX: FID), ông Phạm Hoàng Cầu muốn xin từ nhiệm vì có kế hoạch công việc riêng.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98