Vụ VVF - SeABank: SeABank từ chối thanh toán bảo lãnh

24/12/2012 14:05
24-12-2012 14:05:12+07:00

Vụ VVF - SeABank: SeABank từ chối thanh toán bảo lãnh

SeABank không chịu trách nhiệm thanh toán đối với các bảo lãnh khống, tuy nhiên sẽ phối hợp cùng với bên nhận bảo lãnh để yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ…

* SeABank muốn VVF cùng mua lại dự án Hesco để “hài hòa lợi ích”

Trước những thông tin khác nhau về việc Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) từ chối bảo lãnh (chứng thư bảo lãnh do nguyên Phó TGĐ kiêm Giám đốc Chi nhánh Hai Bà Trưng ký qua hợp đồng mua bán trái phiếu giữa Công ty Tài chính Vinaconex - Viettel và Công ty CP Tập đoàn Vina Megastar), ngày 19-12-2012 SeABank đã có báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội.

Đại diện SeABank cho biết, hiện vụ việc đang được cơ quan công an điều tra; SeABank không chịu trách nhiệm thanh toán đối với các bảo lãnh khống, tuy nhiên sẽ phối hợp cùng với bên nhận bảo lãnh để yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ…

Trong số những thư bảo lãnh do bà Nguyễn Thị Hương Giang ký, đáng nói nhất là thư bảo lãnh không số ngày 24-10-2011 có đóng dấu SeABank Hội sở, phát hành bảo lãnh thanh toán trị giá 150 tỷ đồng cho Công ty CP Tập đoàn Vina Megastar khi công ty này bán cho Công ty Tài chính Vinaconex - Viettel 150 trái phiếu Vina Megastar, mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, phát hành ngày 19-10-2011, thời hạn 1 năm.

Theo văn bản SeABank báo cáo Ngân hàng Nhà nước, SeABank đã nhận được các văn bản của các bên nhận bảo lãnh yêu cầu SeABank thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và xuất trình bản copy/fax thư bảo lãnh do bà Nguyễn Thị Hương Giang - nguyên Phó TGĐ kiêm GĐ Chi nhánh SeABank Hai Bà Trưng ký phát hành. Sau khi rà soát toàn bộ hồ sơ tín dụng tại chi nhánh Hai Bà Trưng, SeABank phát hiện các bảo lãnh này đều được ký khống và không có tài sản bảo đảm.

SeABank xác định rất rõ rằng thư bảo lãnh do bà Nguyễn Thị Hương Giang tự ý ký và phát hành trái với quy định của SeABank, trái với quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định liên quan của pháp luật. Cụ thể, bà Nguyễn Thị Hương Giang ký bảo lãnh không có hồ sơ lưu tại chi nhánh, không có tờ trình thẩm định, không có phê duyệt của cấp có thẩm quyền, không hạch toán trong hệ thống kế toán của SeABank, không phát sinh thu phí bảo lãnh, không có tài sản bảo đảm. Ngày 11-12, tổ trưởng tổ công tác, Phó TGĐ SeABank Lê Quốc Long đã tổ chức cuộc họp và làm việc trực tiếp với từng bên bảo lãnh để thông báo các nội dung liên quan đến quá trình điều tra vụ việc.

Về việc Công ty Vinaconex - Viettel yêu cầu SeAbank phải chịu trách nhiệm thanh toán số tiền 150 tỉ đồng khi Vina Megastar không thanh toán, SeABank có quan điểm như sau:

Trái phiếu của Tập đoàn Vina Megastar đã đến hạn nhưng công ty này không thực hiện việc thanh toán cả gốc và lãi cho Công ty Tài chính Vinaconex - Viettel, trong khi đó Vina Megastar đã rút toàn bộ 150 tỷ đồng bằng 16 tờ séc để chi dùng vào việc khác.

Tuy nhiên, căn cứ vào thư bảo lãnh không đúng quy định pháp luật của bà Nguyễn Thị Hương Giang, Công ty Vinaconex - Viettel yêu cầu SeABank phải thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh, là không hợp lý. Bởi lẽ, SeABank không chấp nhận thực hiện nghĩa vụ thanh toán vì chứng thư bảo lãnh do bà Nguyễn Thị Hương Giang ký không đúng quy định của pháp luật và quy định của SeABank. Trước khi bà Giang ký chứng thư bảo lãnh, ngày 24-10-2011, bà Lê Thu Thủy - Quyền Tổng Giám đốc SeABank, đã ký giấy ủy quyền cho bà Nguyễn Thị Hương Giang được ký chứng thư bảo lãnh đối với đợt phát hành trái phiếu của Công ty CP Tập đoàn Vina Megastar cho Công ty Vinaconex - Viettel, viết rõ: Việc ký thư bảo lãnh phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và quy định của SeABank.

Theo quy định của SeABank (Quyết định số 693/2011/QĐ-HĐQT ngày 16-5-2011 của HĐQT SeABank về phân quyền phán quyết đối với HĐ tín dụng Hội sở và Ban TGĐ), TGĐ được phê duyệt các giao dịch với khách hàng của SeABank, trong đó có việc phê duyệt, ký chứng thư bảo lãnh (bao gồm cả bảo lãnh phát hành trái phiếu) với mức tối đa không quá 30 tỷ đồng. Theo đó, bà Nguyễn Thị Hương Giang với cương vị là Phó TGĐ chỉ được ký chưng thư bảo lãnh không quá 30 tỷ đồng; đối với các khoản vay, bảo lãnh, mở L/C có hạn mức tín dụng từ trên 30 tỷ đồng thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng tín dụng và trên 70 tỷ đồng phải được sự phê duyệt của HĐQT.

Do đó, việc bà Nguyễn Thị Hương Giang ký chứng thư bảo lãnh phát hành trái phiếu của Tập đoàn Vina Megastar là không có giá trị pháp lý vì bà Nguyễn Thị Hương Giang không thực hiện đúng các trình tự, thủ tục và quy trình phát hành chứng thư bảo lãnh của SeABank.

Việc bà Nguyễn Thị Hương Giang ký chứng thư bảo lãnh trái phép là việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật, đang được cơ quan điều tra làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật. Về việc làm trái pháp luật của bà Nguyễn Thị Hương Giang, nhiều đơn vị có liên quan đã gửi thư tố cáo đến cơ quan điều tra để xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.

Cũng theo SeABank, SeABank và Công ty CP Vinaconex - Viettel đã có 2 buổi làm việc và đã thống nhất các nội dung: Xác định Công ty CP Tập đoàn Vina Megastar phải có nghĩa vụ và trách nhiệm thanh toán trái phiếu; yêu cầu Công ty CP Tập đoàn Vina Megastar đưa tài sản để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán.

Do sai phạm nêu trên và các sai phạm khác trong quá trình làm việc với cương vị Phó TGĐ, ngày 28-4-2012 bà Nguyễn Thị Hương Giang đã bị HĐQT SeABank ra quyết định miễn nhiệm chức danh Phó TGĐ và Giám đốc chi nhánh Hai Bà Trưng, điều chuyển sang công tác thu hồi nợ. Hiện nay, bà Nguyễn Thị Hương Giang đã bỏ việc và đi nước ngoài và không còn là nhân viên của SeABank.

Được biết, hiện nay Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án liên quan đến những sai phạm của bà Nguyễn Thị Hương Giang trong thời gian giữ chức vụ tại SeABank.

Đức Anh

hà nội mới





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Làm giả giấy tờ để mở thẻ tín dụng, chiếm đoạt tiền của nhiều ngân hàng

Sau khi làm giả chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu…, bị cáo dùng các loại giấy tờ giả này đi mở thẻ tín dụng tại nhiều ngân hàng, rút tiền để tiêu.

Sacombank tung deal "siêu nhiệt" mừng Lễ lớn 

Chào mừng lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 01/5, Sacombank triển khai chương trình “Deal náo nhiệt - Khao lễ lớn”  với hàng ngàn ưu đãi hoàn tiền, giảm giá khi khách...

Giá bán USD ngân hàng vượt lên đỉnh mới

Đồng USD tiếp tục tăng giá trên thị trường quốc tế càng gây sức ép lên tỷ giá USD/VND tại ngân hàng trong phiên 16/04.

Chi tiêu “thả ga”, hoàn tiền “cực đã” lên tới 3 triệu đồng cùng thẻ tín dụng quốc tế SHB

Từ nay đến hết 05/09/2024, những khách hàng mở mới hoặc đang sở hữu một trong những thẻ trong bộ “Gia đình thẻ” tín dụng quốc tế SHB sẽ được hưởng mức ưu đãi hoàn...

Giá bán USD ngân hàng leo thang

Bất ổn địa chính trị ở Trung Đông càng làm gia tăng nhu cầu tích trữ các tài sản an toàn như đô la Mỹ và vàng, qua đó khiến giá USD trên thị trường quốc tế tăng...

Ứng xử với tỷ giá

Quí 1-2024, tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng đã tăng khoảng 2,3%, là quí mà tỷ giá tăng mạnh nhất tính từ năm 2012 đến nay. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành dự thảo...

Giá USD tăng sốc

Tuần qua (08-12/04/2024), giá USD trên thị trường quốc tế tăng sốc khi căng thẳng leo thang tại Trung Đông khiến các nhà đầu tư tìm đến “nơi trú ẩn” là các tài sản...

Mang tiền ăn trộm đến ngân hàng gửi tiết kiệm

Trộm hơn 253 triệu đồng, một người đàn ông ở Thừa Thiên - Huế mang 200 triệu đồng đến ngân hàng gửi tiết kiệm, số còn lại dùng để tiêu xài.

Quy định mới về quản lý seri tiền mới in

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư 01/2024/TT-NHNN quy định về quản lý seri tiền mới in của NHNN.

LPBank bổ sung phương án đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HOSE: LPB) vừa cập nhật nội dung sửa đổi, bổ sung tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 với phương án đổi tên.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98