Huy động trái phiếu địa phương và bài học từ Trung Quốc

04/01/2013 16:13
04-01-2013 16:13:05+07:00

Huy động trái phiếu địa phương và bài học từ Trung Quốc

“Làn sóng” phát hành trái phiếu địa phương như cứu cánh để “bồi lấp” các khoảng bội chi, bất chấp các cảnh báo của nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước. 

Ngày 3.1.2013 vừa qua, TTXVN đưa tin UBND thành phố Đà Nẵng đã phát hành trái phiếu chính quyền địa phương với tổng khối lượng phát hành có giá trị 5.000 tỉ đồng. Năm 2012, ngân sách nhà nước gặp phải “bội chi” khi thâm hụt 11 tháng đầu năm 2012 đã tăng lên mức khoảng 6,2 tỉ USD. Trước đó, nghị định số 01 năm 2011 về phát hành trái phiếu chính phủ, và thông tư 81 năm 2012 của bộ Tài chính vô tình tạo nên “làn sóng” phát hành trái phiếu địa phương như cứu cánh để “bồi lấp” các khoảng bội chi, bất chấp các cảnh báo của nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước.

Để đảm báo mục tiêu GDP

Theo báo cáo của Chính phủ, phát hành trái phiếu chính phủ trong nước năm 2010 được 68.292 tỉ đồng, năm 2011 đạt 80.447 tỉ đồng và dự kiến năm 2012 là 120.000 tỉ đồng. Gần đây, sau khi công bố bội chi được nêu ra, TP.HCM, Đà Nẵng và nhiều tỉnh, khu vực đua nhau kiến nghị phát hành trái phiếu địa phương. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu “cuộc đua” trái phiếu địa phương này không nhằm mục đích phục vụ chính sách, dự án, hay kèm theo giải pháp đầu tư nào mà chỉ nhằm “hoá đầy” ngân sách, đảm bảo mục tiêu GDP.

Trước hết, việc huy động trái phiếu địa phương để “đầy” ngân sách sẽ khiến đồng tiền “dừng” một cách vô nghĩa. Khi đó, quy luật hàng – tiền – hàng sẽ mất đi, nghĩa là đồng tiền mất khả năng cho ra đời những sản phẩm mới thông qua quá trình đầu tư, phát triển, sản xuất. Như vậy, tiền lúc này mất đi chức năng cơ bản là phương tiện trao đổi, đồng thời lâm vào trạng thái “đóng băng”, gây thiệt hại cho nền kinh tế.

Hoặc giả, tiền sau khi được huy động được đổ vào đầu tư công nhằm phục vụ lợi ích chung cho nền kinh tế. Trường hợp này sẽ chỉ có ích ở một mức độ nhất định, nếu việc huy động trái phiếu địa phương quá cao để đổ vào đầu tư công thì đầu tư tư nhân – mắt xích nền kinh tế quốc gia – sẽ bị “buộc lại”. Theo tính toán từ một nghiên cứu thực nghiệm của ông Nguyễn Trí Dũng, người điều phối dự án tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô, uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, trong giai đoạn từ năm 2000 – 2010, việc gia tăng đầu tư công quá lớn khiến đầu tư tư nhân bị chèn ép rất nhiều. Theo đó, “cứ 1% tăng lên của đầu tư công năm đầu tiên sẽ khiến đầu tư tư nhân thu hẹp 0,48% sau một thập niên”. Đó là chưa kể đến những hệ luỵ to lớn nếu khủng hoảng nợ công xảy ra.

Tính đến hết năm 2011, nợ công của Việt Nam chiếm 55% GDP trong khi con số này chỉ khoảng 30% ở các nước châu Á. Khi các địa phương ồ ạt phát hành trái phiếu mà không có khả năng trả thì “con nợ” không ai khác là Chính phủ. Thế nên quyết định nâng trần nợ công Việt Nam năm 2015 không vượt quá mức 65% vẫn còn là một dấu “chấm hỏi” trong bối cảnh vay nợ chỉ vì “ngân sách” hoặc đầu tư các dự án thiếu đảm bảo, đặc biệt là kinh tế chưa có những dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ như hiện nay.

Bài học từ Trung Quốc

Tháng 11.2011, bộ Tài chính Trung Quốc đưa ra một quyết định mang ít nhiều tranh cãi khi chính thức cho phép hai tỉnh Chiết Giang và Quảng Đông, cùng hai thành phố lớn là Thượng Hải và Thâm Quyến tự do phát hành trái phiếu địa phương kỳ hạn từ 3 – 5 năm. Tháng 6.2012, bộ Tài chính Trung Quốc đã buộc phải ra quyết định thu hồi quyết định này.

Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 để lại cho nền kinh tế Trung Quốc nhiều hệ quả lớn, một trong số đó chính là những khoản “nợ xấu” khổng lồ giữa các chính quyền địa phương và các ngân hàng Trung Quốc.

Trước hết, việc huy động trái phiếu địa phương để “đầy” ngân sách sẽ khiến đồng tiền “dừng” một cách vô nghĩa. Khi đó, quy luật hàng – tiền – hàng sẽ mất đi, nghĩa là đồng tiền mất khả năng cho ra đời những sản phẩm mới thông qua quá trình đầu tư, phát triển, sản xuất.

Nhìn lại năm 2009, để giúp guồng máy kinh tế Trung Quốc nhanh chóng quay trở lại nhịp độ phát triển “nóng” của mình, các nhà hoạch định vĩ mô đã quyết liệt theo đuổi chính sách kích thích kinh tế bằng phương thức “kích cầu”. Bên cạnh việc cung một lượng tiền khổng lồ để giải cứu các doanh nghiệp, Bắc Kinh cũng đồng thời nới lỏng quản lý và khuyến khích các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, và cả những dự án đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, quả bóng nợ ngân hàng tại Trung Quốc dần căng lên cũng là một hệ luỵ tất yếu. Theo ông Ting Lu – chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại ngân hàng Merrill Lynch (Hoa Kỳ), gần 90% cơ sở hạ tầng đô thị tại Trung Quốc được tiến hành xây dựng bởi các công ty, được lập nên dưới sự bảo trợ của chính quyền địa phương. Để xây dựng được những công trình đó, các công ty này buộc phải “vay mượn” tiền mặt từ ngân hàng. Tuy nhiên, thực trạng ảm đạm của thị trường bất động sản, khiến cho các chính quyền địa phương đứng trước bài toán khó giải: cho các “gói nợ” hơn 10.000 tỉ nhân dân tệ.

Việc cấp phép thử nghiệm phát hành trái phiếu địa phương vào tháng 11.2011 đã mở ra một “kênh” mới để các chính quyền địa phương tăng tính thanh khoản cũng như minh bạch chính sách đầu tư, đồng thời huy động tiền mặt đổ vào các dự án xây dựng. Tuy nhiên, mục đích quan trọng nhất và cấp thiết nhất có vẻ là “vay nợ để trả nợ”. Ngay từ khi “phép thử” trái phiếu địa phương này được ban hành vào cuối năm 2011, những chuyên gia kinh tế, cả trong và ngoài Trung Quốc, đều đã lên tiếng cảnh báo về những “mặt trái” mà kế hoạch này vấp phải. Liệu các khoản “nợ địa phương” này đủ sức chi trả cho các khoản nợ ngân hàng? Những rủi ro về vỡ nợ đã được lường trước và suy tính cách xử lý hay chưa?...

Tháng 6.2012 vừa qua, bộ Tài chính Trung Quốc đã buộc phải ra quyết định thu hồi giấy phép về việc các địa phương được trực tiếp phát hành trái phiếu. Thay vào đó, tất cả các chính quyền địa phương muốn sử dụng công cụ trái phiếu sẽ phải đăng ký về ngân hàng Trung ương, và để cho chủ thể này phát hành trên danh nghĩa của mình. Động thái này cho thấy rõ mối quan ngại của giới lãnh đạo Bắc Kinh. Một chính quyền địa phương thiếu kiểm soát chặt chẽ về tài chính, tâm lý chủ quan trong việc phát hành trái phiếu sẽ dẫn đến sự lạm chi trong ngân sách nhằm đạt được một số mục đích chính trị lẫn kinh tế của riêng mỗi vùng. Tất cả đều dẫn đến một hậu quả chung là quả bong bóng “nợ” của nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục được bơm căng, cho đến khi nào nền kinh tế này không còn đủ sức chịu đựng được nữa.

Trương Minh – Đỗ Thiện – Trung Nhân

sài gòn tiếp thị





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quý 1/2024, KBNN đã huy động được 80,229 tỷ đồng qua đấu thầu trái phiếu chính phủ

Tính đến hết tháng 3/2024, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã huy động được 80,229 tỷ đồng qua hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ (TPCP) tại Sở GDCK Hà Nội, đạt 20.06%...

Đức Long Gia Lai tiếp tục “khất” lãi trái phiếu

Trong năm 2023, Đức Long Gia Lai đã thanh toán số tiền gốc 45.5 tỷ đồng của lô trái phiếu mã 30122017-01, tuy nhiên vẫn còn nợ 72 tỷ đồng. Ngoài ra, số lãi phải trả...

Bộ đôi cao su Cường Thịnh - An Thịnh chi ngàn tỷ mua trước hạn trái phiếu dù kinh doanh thua lỗ

Hai công ty cao su là Cường Thịnh và An Thịnh dù kinh doanh thua lỗ trong nhiều năm, nhưng lại mạnh tay chi gần 1.2 ngàn tỷ đồng mua lại trước hạn trái phiếu. Trước...

Chủ dự án "đất vàng" 87 Cống Quỳnh chi gần 2.2 ngàn tỷ mua lại một phần trái phiếu

CTCP Đầu tư Golden Hill (Golden Hill Invest) vừa chi hơn 2,175 tỷ đồng để mua lại một phần lô trái phiếu GHICB2124001. Đây cũng chính là lô trái phiếu Công ty đã...

Bất động sản S-homes chi hơn 235 tỷ đồng mua lại một phần trái phiếu

CTCP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản S-Homes vừa chi gần 235.3 tỷ đồng để mua lại một phần gốc của lô trái phiếu SSHCH2123001. Đây chính là lô trái phiếu mà Công ty...

2,500 tỷ đồng trái phiếu chảy về Đầu tư và Phát triển BĐS Hải Đăng

Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển BĐS Hải Đăng thông báo kết quả chào bán hai lô trái phiếu tổng trị giá 2,500 tỷ đồng.

Hưng Thịnh Phát huy động 2,888 tỷ đồng trái phiếu

Hưng Thịnh Phát huy động thành công 2,888 tỷ đồng trái phiếu vào ngày 12/03/2024.

Một doanh nghiệp dùng tiền vay để thanh toán trước trái phiếu?

Không loại trừ khả năng doanh nghiệp này tìm vốn từ nhà băng để có nguồn tài chính thanh toán trái phiếu.

Một công ty chi 2 ngàn tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn 

Sau nhiều lần khất nợ lãi trái phiếu, doanh nghiệp này đã mua lại toàn bộ lô trái phiếu trị giá 2,000 tỷ đồng. Công ty hiện còn lưu hành 2 lô trái phiếu với tổng...

Chủ đầu tư dự án Angel Island 20 ngàn tỷ mua lại hơn ngàn tỷ trái phiếu trước hạn

Chủ đầu tư dự án khu đô thị du lịch Nhơn Phước (tên thương mại Angel Island) 20 ngàn tỷ, mới đây đã mua lại toàn bộ 1,060 tỷ đồng trái phiếu, trước hạn đến hai năm.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98