Nhìn lại 15 lần thắt chặt tiền tệ của Fed và phản ứng TTCK (Phần 1)

25/01/2013 18:28
25-01-2013 18:28:34+07:00

Nhìn lại 15 lần thắt chặt tiền tệ của Fed và phản ứng TTCK (Phần 1)

Kể từ khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố biên bản cuộc họp gần đây nhất vào ngày 03/01 với ý định chấm dứt chương trình mua trái phiếu trong năm 2013, hơn ai hết nhà đầu tư luôn dằn vặt với câu hỏi: Khi nào Fed bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ và điều gì sẽ xảy ra sau đó?

Ông David Bianco, Chiến lược gia trưởng về cổ phiếu của Deutsche Bank khuyến nghị nhà đầu tư không nên lo sợ về quá trình bình thường hóa lãi suất. Trong báo cáo nghiên cứu mới nhất của mình, ông Bianco đã đi sâu vào phân tích phản ứng của thị trường chứng khoán Mỹ trong 15 lần Fed thắt chặt chính sách kể từ năm 1965.

Báo cáo của ông có đoạn: “Các nhà kinh tế và chiến lược gia lãi suất của Deutsche Bank dự báo Fed sẽ giữ nguyên lãi suất quỹ liên bang đến năm 2014. Tuy nhiên, các chuyên gia này dự báo lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm sẽ ở mức 3% vào cuối năm 2013. Sự kết thúc của các gói QE có thể đánh dấu sự khởi đầu của chu kỳ thắt chặt chính sách sớm của Fed và lợi suất trái phiếu dài hạn tăng thể hiện đà tăng mang tính chu kỳ của lãi suất. Cả hai yếu tố này đều tích cực”.

1. Tháng 12/1965 - Tháng 12/1966

Diễn biến lãi suất từ tháng 12/1963 - Tháng 12/1968

 

Ông Bianco cho biết trong báo cáo: “Sau nhiều lần nâng lãi suất với mục đích bình thường hóa các mức lãi suất, Fed bắt đầu thắt chặt chính sách vào năm 1965. Tuy nhiên, lãi suất thực sự tăng mạnh vào tháng 12/1965 kéo dài cho đến tháng 11/1966 do tỷ lệ thất nghiệp thấp. Năm 1966, thị trường rơi vào xu hướng giá xuống dù không có suy thoái kinh tế. Do đó vào cuối năm (tháng 12/1966), Fed bắt đầu nới lỏng tiền tệ và thị trường phục hồi.

  • Lãi suất đầu kỳ: 4.1%
  • Lãi suất cao nhất trong kỳ: 5.76%

Diễn biến S&P 500 từ tháng 12/1963 - Tháng 12/1968

  • Mức thay đổi của S&P 500 trong một tháng kể từ khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: 0.9%
  • Mức thay đổi của S&P 500 trong 12 tháng kể từ khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: -12.2%
  • Mức thay đổi của lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm trong suốt giai đoạn Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: 0.54 điểm phần trăm

2. Tháng 8/1967 – Tháng 9/1969

Diễn biến lãi suất từ Tháng 8/1965 - Tháng 9/1971

Nguồn: Bloomberg, Business Insider

Fed bắt đầu hạ lãi suất vào tháng 12/1966 do lo sợ đà tăng trưởng kinh tế kéo dài tại Mỹ sắp chuyển hướng. Cơ quan này tiếp tục cắt giảm lãi suất đến hết tháng 7/1968, thời điểm nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng nóng trở lại. Thị trường chứng khoán đi ngang cho đến hết tháng 3/1968 thì bắt đầu phục hồi đến cuối năm trước khi đảo chiều đi xuống vào năm 1969.

  • Lãi suất đầu kỳ: 3.79%
  • Lãi suất cao nhất trong kỳ: 9.19%

Diễn biến S&P 500 từ Tháng 8/1965 – Tháng 9/1971

Nguồn: Bloomberg, Business Insider

  • Mức thay đổi của S&P 500 trong một tháng kể từ khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: -1.2%
  • Mức thay đổi của S&P 500 trong 12 tháng kể từ khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: 3.2%
  • Mức thay đổi của lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm trong suốt giai đoạn Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: 1.41 điểm phần trăm

3. Tháng 4/1971 – Tháng 9/1971

 Diễn biến lãi suất từ Tháng 4/1969 - Tháng 9/1973

Nguồn: Bloomberg, Business Insider

Báo cáo của Bianco có đoạn: “Các lần nâng lãi suất bắt đầu vào tháng 4/1971 diễn ra tương đối sớm sau suy thoái khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn chưa bộc lộ tín hiệu suy giảm. Đây được xem là nguyên nhân bóp nghẹt đà phục hồi của nền kinh tế và khiến thị trường chứng khoán liên tục điều chỉnh từ tháng 4/1971 – tháng 11/1971. Dù chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vẫn duy trì trên 4% khi lãi suất bắt đầu tăng nhưng tỷ lệ thất nghiệp và chi phí lao động đã giảm. Trong khi lạm phát CPI vẫn còn khá nóng, các lần nâng lãi suất này được xem là sai lầm về mặt chính sách. Vào tháng 9/1971, Fed bắt đầu hạ lãi suất lần nữa, thị trường phục hồi cho đến cuối năm và tiếp tục tăng mạnh trong cả năm 1972 thậm chí khi lãi suất bắt đầu tăng trở lại.

  • Lãi suất đầu kỳ: 3.71%
  • Lãi suất cao nhất của Fed trong kỳ: 5.56%

Diễn biến S&P 500 từ Tháng 8/1965 – Tháng 9/1971

Nguồn: Bloomberg, Business Insider

  • Mức thay đổi của S&P 500 trong một tháng kể từ khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: 3.6%
  • Mức thay đổi của S&P 500 trong 12 tháng kể từ khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: 6.9%
  • Mức thay đổi của lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm trong suốt giai đoạn Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: 0.75 điểm phần trăm

4. Tháng 3/1972 – Tháng 10/1973

 Diễn biến lãi suất từ Tháng 3/1970 - Tháng 10/1974

Nguồn: Bloomberg, Business Insider

Trước đà rớt giá của đồng USD sau vụ sụp đổ của hệ thống tiền tệ quốc tế Bretton Woods và các biện pháp kiểm soát giá cả cũng như tiền lương của Tổng thống Richard Nixon đã gây ra lạm phát nghiêm trọng. Năm 1972, dù các chỉ báo lạm phát như CPI khá ổn định do các biện pháp kiểm soát nhưng thị trường lại buộc lãi suất tăng. Mãi cho đến tháng 12/1972, Fed mới tình nguyện nâng lãi suất. Giao dịch trên thị trường chứng khoán “dùng dằng” cho đến tháng 10/1972 mới bắt đầu phục hồi nhưng cũng nhanh chóng sụt giảm trở lại trong cả năm 1973.

  • Lãi suất đầu kỳ: 3.29%
  • Lãi suất cao nhất của Fed trong kỳ: 10.78%

Diễn biến S&P 500 từ Tháng 3/1970 - Tháng 10/1974

Nguồn: Bloomberg, Business Insider

  • Mức thay đổi của S&P 500 trong một tháng kể từ khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: 0.6%
  • Mức thay đổi của S&P 500 trong 12 tháng kể từ khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: 4.8%
  • Mức thay đổi của lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm trong suốt giai đoạn Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: 1.02 điểm phần trăm

5. Tháng 3/1974 – Tháng 9/1974

 Diễn biến lãi suất từ Tháng 3/1972 - Tháng 9/1976

Nguồn: Bloomberg, Business Insider

Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã khiến giá dầu thô tăng vọt. Đầu năm 1974, kinh tế rơi vào suy thoái và lạm phát leo thang. Đáng chú ý, lạm phát giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng nhanh hơn cả tốc độ tăng trưởng tiền tệ của Fed và lãi suất tăng vọt. Thị trường chứng khoán giảm điểm trọn năm 1974.

  • Lãi suất đầu kỳ: 8.97%
  • Lãi suất cao nhất của Fed trong kỳ: 12.01%

Diễn biến S&P 500 từ Tháng 3/1972 – Tháng 9/1976

Nguồn: Bloomberg, Business Insider

  • Mức thay đổi của S&P 500 trong một tháng kể từ khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: -2.3%
  • Mức thay đổi của S&P 500 trong 12 tháng kể từ khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: -15.2%
  • Mức thay đổi của lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm trong suốt giai đoạn Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: 0.83 điểm phần trăm

6. Tháng 2/1977 – Tháng 5/1980

Diễn biến lãi suất từ Tháng 2/1975 – Tháng 5/1982

Nguồn: Bloomberg, Business Insider

Quá trình thắt chặt tiền tệ bắt đầu vào tháng 2/1977 diễn ra sau một chu kỳ nới lỏng kéo dài kể từ tháng 9/1974. Tuy nhiên, lạm phát vẫn tiếp tục tăng cao, khiến Fed phải nâng lãi suất. Thị trường chứng khoán giảm điểm trong suốt năm 1977 trước khi chạm đáy vào đầu năm tiếp theo.

  • Lãi suất đầu kỳ: 4.61%
  • Lãi suất cao nhất của Fed trong kỳ: 17.61%

Diễn biến S&P 500 từ Tháng 2/1975 – Tháng 5/1982

Nguồn: Bloomberg, Business Insider

  • Mức thay đổi của S&P 500 trong một tháng kể từ khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: -2.2%
  • Mức thay đổi của S&P 500 trong 12 tháng kể từ khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: -12.5%
  • Mức thay đổi của lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm trong suốt giai đoạn Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: 3.92 điểm phần trăm

7. Tháng 8/1980 – Tháng 7/1981

Diễn biến lãi suất Tháng 8/1978 – Tháng 7/1983

Nguồn: Bloomberg, Business Insider

Mùa xuân năm 1980 – năm diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống – Fed đã làm gián đoạn chu kỳ thắt chặt chính sách kéo dài để thử nghiệm hệ thống hai mức lãi suất. Theo đó, mức lãi suất áp dụng đối với các ngân hàng nhỏ sẽ thấp hơn 0.3% so các ngân hàng lớn.

Sau cuộc bầu cử Tổng thống, dưới sự lãnh đạo của Paul Volcker, Fed nâng lãi suất nhằm hạ thấp tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng 2 con số, dẫn đến suy thoái kinh tế sau đó. Cuộc suy thoái này đã khiến giá dầu sụt giảm, qua đó càng hạ thấp áp lực lạm phát lên nền kinh tế. Thị trường chứng khoán phục hồi cho đến tháng 12 trước khi rơi vào vòng xoáy sụt giảm kéo dài sau đó.

  • Lãi suất đầu kỳ: 9.03%
  • Lãi suất cao nhất của Fed trong kỳ: 19.10%

Diễn biến S&P 500 từ Tháng 8/1978 – Tháng 7/1983

Nguồn: Bloomberg, Business Insider

  • Mức thay đổi của S&P 500 trong một tháng kể từ khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: 0.6%
  • Mức thay đổi của S&P 500 trong 12 tháng kể từ khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: 7.6%
  • Mức thay đổi của lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm trong suốt giai đoạn Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: 2.37 điểm phần trăm

Phước Phạm (Vietstock)

FFN





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung Quốc: Khủng hoảng bất động sản lan sang các ngân hàng lớn nhất, nợ xấu tăng vọt

Khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc đang lan rộng sang các ngân hàng lớn nhất của đất nước này, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh.

Bộ Tài chính Nhật Bản cam kết hành động quyết liệt nếu đồng yen tiếp tục giảm

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản nhấn mạnh sẽ có hành động thích hợp và "không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào" để đối phó với biến động quá mức...

Đồng Yên Nhật xuống đáy 34 năm

Đồng nội tệ Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD, từ đó làm dấy lên đồn đoán giới chức nước này sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Singapore siết chặt quản lý các quỹ gia đình

Quỹ gia đình ở Singapore chỉ có thời hạn tối đa một tháng để cung cấp thêm thông tin cho Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) khi được yêu cầu. Nếu không, đơn xin mở quỹ...

Tài sản của Donald Trump tăng thêm 4 tỷ USD trong 1 ngày

Việc Trump Media hoàn tất thương vụ sáp nhập đã giúp tài sản của ông Donald Trump tăng lên 6.5 tỷ USD.

Đằng sau nghịch lý đồng yen giảm khi BoJ nâng lãi suất

Đồng yen suy yếu sẽ nâng đỡ lợi nhuận cho các công ty xuất khẩu của Nhật Bản, nhưng lại tác động tiêu cực đến các hộ gia đình vì nó làm tăng giá hàng nhập khẩu.

Vốn khởi nghiệp ở Ấn Độ: Từ đỉnh cao đến vực sâu

Mức định giá của công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ giáo dục Byju’s từ 22 tỉ đô la Mỹ xuống khoảng 200 triệu đô la chỉ trong chưa đầy 2 năm là minh chứng rõ...

Trung tâm tài chính (Financial Hub) toàn cầu đặt ở đâu?

Cùng tìm hiểu nơi đặt các trung tâm tài chính toàn cầu trên thế giới và tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của một trung tâm tài chính.

CapitaLand bán tháo bất động sản

CapitaLand Group gần đây liên tục bán các bất động sản ở Nhật Bản và Trung Quốc thông qua các công ty con. Riêng tại Trung Quốc, tập đoàn này đã thoái khoảng 3 tỷ...

Evergrande bị cáo buộc gian lận 78 tỷ USD trong năm 2019-2020, ai đã kiểm toán cho họ?

Trong giai đoạn 2019-2020, tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande bị cáo buộc gian lận kế toán số tiền lên đến 78 tỷ USD, một con số đáng kinh ngạc và gây chấn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98