ADB: Châu Á rất cần một thị trường trái phiếu mạnh

10/05/2013 13:50
10-05-2013 13:50:12+07:00

ADB: Châu Á rất cần một thị trường trái phiếu mạnh

Phát biểu tại Hội thảo, Phó chủ tịch ADB phụ trách về khu vực tư nhân và các hoạt động đồng tài trợ, Lakshmi Venkatachalam đã khẳng định châu Á cần có một thị trường trái phiếu mạnh mẽ và lành mạnh để có thể đáp ứng yêu cầu tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn và mối quan tâm ngày một tăng của các quỹ hưu trí và công ty bảo hiểm trong khu vực đối với các tài sản dài hạn.

Bên lề Hội nghị thường niên lần thứ 46 của mình, diễn ra tại thủ đô Niu Đêli, Ấn Độ, ngày 5/5 Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã tổ chức một cuộc hội thảo quốc tế về thị trường trái phiếu châu Á.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó chủ tịch ADB phụ trách về khu vực tư nhân và các hoạt động đồng tài trợ, Lakshmi Venkatachalam đã khẳng định châu Á cần có một thị trường trái phiếu mạnh mẽ và lành mạnh để có thể đáp ứng yêu cầu tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn và mối quan tâm ngày một tăng của các quỹ hưu trí và công ty bảo hiểm trong khu vực đối với các tài sản dài hạn.

Ông Lakshmi Venkatachalam nhấn mạnh: Các quỹ hưu trí và công ty bảo hiểm, các quỹ tài sản có chủ quyền và chủ sở hữu tiền vốn dài hạn khác có thể cung cấp một cú hích cho đầu tư cơ sở hạ tầng tư nhân, đặc biệt là thông qua thị trường trái phiếu. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay nằm ở chỗ các rủi ro dự án và sự chấp nhận rủi ro của các nhà đầu tư nhìn chung còn chưa phù hợp, nhất là mới chỉ có một số ít quốc gia và lĩnh vực trong khu vực hoạt động tích cực, và việc cấp vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Á vẫn còn kém phát triển và chưa đáp ứng về mặt dịch vụ, mặc dù khu vực có mức độ tiết kiệm đáng kể.

Suy thoái kinh tế ở châu Âu và áp lực từ Hiệp định Basel III (tiêu chuẩn quy định toàn cầu, tự nguyện về an toàn vốn ngân hàng, kiểm tra mức độ căng thẳng và rủi ro thanh khoản của thị trường, nhằm tăng cường nhu cầu vốn ngân hàng) đã giảm bớt rủi ro của các ngân hàng quốc tế, trong khi các ngân hàng ở châu Á lại đang quá tập trung vào thị trường riêng của họ và chỉ ưu tiên đầu tư một số lĩnh vực như dầu mỏ, khí đốt và năng lượng. Chẳng hạn các ngân hàng của Trung Quốc và Ấn Độ là những thiết chế tài chính tích cực nhất trên thị trường trong nước.

Ông Lakshmi Venkatachalam cho biết, trong năm 2012 ADB đã thiết lập một quỹ đầu tiên thuộc loại này, trị giá 128 triệu USD và hợp tác với Công ty tài chính cơ sở hạ tầng Ấn Độ (IIFCL) bảo lãnh cho trái phiếu của các công ty trong nước của nước này phát hành trái phiếu bằng đồng nội tệ rupee để lấy vốn đầu tư cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng.

Theo ông Lakshmi Venkatachalam, một dấu hiệu đáng khích lệ cho thị trường tài chính công là các chính phủ châu Á đang nhận thức đầy đủ hơn về quan hệ đối tác công - tư và đang thiết lập kế hoạch đầu tư ưu tiên cho các dự án đã được lựa chọn và xem xét, đồng thời các tổ chức tài chính quốc tế cũng đang mở rộng hoạt động và sản phẩm của họ đối với tài chính cơ sở hạ tầng tư nhân để giúp lấp đầy khoảng trống hiện tại trong phân khúc thị trường này.

Việt Tú

thời báo ngân hàng



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quý 1/2024, KBNN đã huy động được 80,229 tỷ đồng qua đấu thầu trái phiếu chính phủ

Tính đến hết tháng 3/2024, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã huy động được 80,229 tỷ đồng qua hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ (TPCP) tại Sở GDCK Hà Nội, đạt 20.06%...

Đức Long Gia Lai tiếp tục “khất” lãi trái phiếu

Trong năm 2023, Đức Long Gia Lai đã thanh toán số tiền gốc 45.5 tỷ đồng của lô trái phiếu mã 30122017-01, tuy nhiên vẫn còn nợ 72 tỷ đồng. Ngoài ra, số lãi phải trả...

Bộ đôi cao su Cường Thịnh - An Thịnh chi ngàn tỷ mua trước hạn trái phiếu dù kinh doanh thua lỗ

Hai công ty cao su là Cường Thịnh và An Thịnh dù kinh doanh thua lỗ trong nhiều năm, nhưng lại mạnh tay chi gần 1.2 ngàn tỷ đồng mua lại trước hạn trái phiếu. Trước...

Chủ dự án "đất vàng" 87 Cống Quỳnh chi gần 2.2 ngàn tỷ mua lại một phần trái phiếu

CTCP Đầu tư Golden Hill (Golden Hill Invest) vừa chi hơn 2,175 tỷ đồng để mua lại một phần lô trái phiếu GHICB2124001. Đây cũng chính là lô trái phiếu Công ty đã...

Bất động sản S-homes chi hơn 235 tỷ đồng mua lại một phần trái phiếu

CTCP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản S-Homes vừa chi gần 235.3 tỷ đồng để mua lại một phần gốc của lô trái phiếu SSHCH2123001. Đây chính là lô trái phiếu mà Công ty...

2,500 tỷ đồng trái phiếu chảy về Đầu tư và Phát triển BĐS Hải Đăng

Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển BĐS Hải Đăng thông báo kết quả chào bán hai lô trái phiếu tổng trị giá 2,500 tỷ đồng.

Hưng Thịnh Phát huy động 2,888 tỷ đồng trái phiếu

Hưng Thịnh Phát huy động thành công 2,888 tỷ đồng trái phiếu vào ngày 12/03/2024.

Một doanh nghiệp dùng tiền vay để thanh toán trước trái phiếu?

Không loại trừ khả năng doanh nghiệp này tìm vốn từ nhà băng để có nguồn tài chính thanh toán trái phiếu.

Một công ty chi 2 ngàn tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn 

Sau nhiều lần khất nợ lãi trái phiếu, doanh nghiệp này đã mua lại toàn bộ lô trái phiếu trị giá 2,000 tỷ đồng. Công ty hiện còn lưu hành 2 lô trái phiếu với tổng...

Chủ đầu tư dự án Angel Island 20 ngàn tỷ mua lại hơn ngàn tỷ trái phiếu trước hạn

Chủ đầu tư dự án khu đô thị du lịch Nhơn Phước (tên thương mại Angel Island) 20 ngàn tỷ, mới đây đã mua lại toàn bộ 1,060 tỷ đồng trái phiếu, trước hạn đến hai năm.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98