9 cú sốc tài chính khiến thị trường mới nổi chao đảo trong 3 thập niên qua

18/06/2013 10:50
18-06-2013 10:50:22+07:00

9 cú sốc tài chính khiến thị trường mới nổi chao đảo trong 3 thập niên qua

Bất ổn dồn dập ập đến các thị trường mới nổi trong thời gian gần đây. Chi phí vay mượn tăng cao khi các quỹ rời bỏ các loại tài sản của khu vực này.

* Tiền nóng tiếp tục tháo chạy khỏi thị trường mới nổi

 

Trong bối cảnh đó, các nhà phân tích của Morgan Stanley đã xuất bản một báo cáo dài 82 trang với tựa đề “What If The Tide Goes Out?” (tạm dịch là “Điều gì sẽ xảy ra khi dòng vốn rút lui?”) và chủ yếu trình bày về đề tài “sudden stop” (tạm dịch là “điểm dừng đột ngột”).

“Điểm dừng đột ngột” chính là sự ngừng lại hay thậm chí là sự đảo chiều của dòng vốn đầu tư vào một số thị trường mới nổi và có thể hạn chế đáng kể khả năng tiếp cận tới các thị trường vốn quốc tế trong một thời gian dài.

Theo thống kê của Business Insider, đây không phải là lần đầu tiên các thị trường mới nổi đối mặt với khó khăn ngày càng lớn trong việc tiếp cận tới các thị trường vốn.

Morgan Stanley nhận định trong báo cáo: “Hầu hết các cú sốc từng tạo ra ‘điểm dừng đột ngột’ trong vòng 30 năm qua đều không đủ lớn để nhấn chìm tất cả các thị trường mới nổi cũng như không thể ảnh hưởng đến các quốc gia có tầm quan trọng trong hệ thống. Thay vào đó, chính kết hợp giữa cú sốc đối với một nền kinh tế dễ bị tổn thương và sự lây lan đối với của cú sốc này sang các nền kinh tế có chung một số đặc điểm với nền kinh tại tâm chấn của cú sốc mới gây ra tác động mạnh”.

Cuối thập niên 1970-1981

Sự kiện: Việc bãi bỏ các quy định tài chính tại Mỹ Latinh và châu Á đã thu hút nguồn thặng dư vốn của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC); cho vay ngân hàng bùng nổ.

Tác động đến thị trường mới nổi: Hoạt động cho vay hợp vốn (syndicated lending) tại các thị trường mới nổi đạt đỉnh tại mức 51 tỷ USD trong năm 1981.

1982

Sự kiện: “Điểm dừng đột ngột” trong năm này là việc Mexico vỡ nợ sau giai đoạn sa sút kéo dài của các điều kiện trong và ngoài nước.

Tác động đến thị trường mới nổi: Các ngân hàng (chủ yếu là của Mỹ) đã rút lại các khoản vay dành cho tất cả các thị trường mới nổi. Đây được xem là thập kỷ mất mát đối với khu vực thị trường mới nổi khi các khoản vay hợp vốn dành cho khu vực này giảm đến 50%.

1989

Sự kiện: Kế hoạch thế chấp các khoản vay mượn của thị trường mới nổi.

Tác động đến thị trường mới nổi: Lượng trái phiếu phát hành của Mỹ Latinh tăng gấp 64 lần so với giai đoạn 1990-1997. Lượng tín dụng mà các ngân hàng Nhật Bản cung cấp cho châu Á (trừ Nhật Bản) tăng mạnh.

1994

Sự kiện: Cuộc khủng hoảng tiền tệ Mexico bùng nổ, đồng peso của nước này bị mất giá do sự chuyển hướng đột ngột của dòng vốn xuất phát từ các biện pháp kiểm soát.

Tác động đến thị trường mới nổi: Dòng vốn đầu tư đảo chiều nhưng đạt mức đỉnh trong vòng một năm; việc tiếp cận tới các thị trường cũng được khơi thông.

1997

Sự kiện: “Điểm dừng đột ngột” trong năm này là cuộc khủng hoảng tài chính châu Á do bảng cân đối kế toán bên ngoài yếu kém.

Tác động đến thị trường mới nổi: Dòng vốn tháo chạy khỏi các thị trường mới nổi ngày càng trầm trọng hơn.

1998-1999

Sự kiện: Nga vỡ nợ vào năm 1998 do tỷ giá hối đoái và thâm hụt tài khóa quá cao. Khủng hoảng tài chính Brazil diễn ra trong giai đoạn 1998-1999 do tỷ giá cố định.

Tác động đến thị trường mới nổi: Khủng hoảng đã lây lan sang nhiều khu vực của thị trường mới nổi. Lượng phát hành của Mỹ Latinh giảm 40%, lượng phát hành của châu Á (trừ Nhật Bản) sụt giảm 60% so với các mức năm 1997.

2008-2012

Sự kiện: Cuộc Đại khủng hoảng

Tác động đến thị trường mới nổi: Căng thẳng trong hoạt động cấp vốn gia tăng mạnh nhưng chỉ kéo dài trong 6 tháng nhờ các yếu tố cơ bản trong nước khả quan và sự ổn định vĩ mô của các thị trường mới nổi.

2011

Sự kiện: Tâm lý sợ hãi về việc các ngân hàng châu Âu cắt giảm sử dụng đòn bẩy.

Tác động đến thị trường mới nổi: Ảnh hưởng đến khu vực châu Á (trừ Nhật Bản) lớn hơn so với khu vực Trung - Đông Âu, Trung Đông và Châu Phi (CEEMEA) bất chấp lượng đầu tư vào các ngân hàng châu Âu nhiều hơn, nhiều khả năng là do thanh khoản tại khu vực châu Á (trừ Nhật Bản) tốt hơn.

2013

Sự kiện: Việc rút lại gói kích thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể đẩy đồng USD tăng giá và dẫn đến lãi suất thực cao hơn vì các yếu tố cơ bản của thị trường mới nổi vẫn còn bất ổn, đầu tư cố định và định giá tại một số quốc gia đã trở nên căng thẳng.

Tác động đến thị trường mới nổi: Liệu có xảy ra một “điểm dừng đột ngột” mới?

Phước Phạm

Infonet





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phố Wall gần như đi ngang do lo ngại về lãi suất

Chỉ số S&P 500 gần như đi ngang vào ngày thứ Tư (24/04), khi lo ngại về lãi suất làm giảm sự nhiệt tình đến từ các báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp tích cực.

Phố Wall tăng phiên thứ 2 liên tiếp, Dow Jones tăng hơn 250 điểm

Chứng khoán Mỹ tăng điểm phiên thứ 2 liên tiếp vào ngày thứ Ba (23/04), khi một loạt báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp mạnh mẽ giúp xoa dịu đi mối lo ngại về lãi suất...

Sở giao dịch chứng khoán New York lấy ý kiến về phương án giao dịch xuyên ngày đêm

Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đang thăm dò ý kiến của những người tham gia thị trường về phương án cho phép giao dịch cổ phiếu suốt ngày đêm khi các cơ...

Phố Wall khởi sắc, S&P 500 đứt mạch 6 phiên giảm liên tiếp

Chứng khoán Mỹ khởi sắc vào ngày thứ Hai (22/04), phục hồi vị thế sau một tuần khó khăn, khi các cổ phiếu công nghệ phục hồi và căng thẳng ở Trung Đông giảm bớt...

Tata muốn mua lại hoạt động sản xuất iPhone của Pegatron

Tata đang mở rộng nhanh chóng với tư cách là đối tác lắp ráp của Apple tại Ấn Độ, giúp công ty công nghệ hàng đầu này giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.

Nasdaq Composite mất hơn 2%, giảm 6 phiên liên tiếp

Chỉ số Nasdaq Composite giảm phiên thứ 6 liên tiếp vào ngày thứ Sáu (19/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất trong hơn 1 năm. Xu hướng giảm đến khi cổ phiếu Nvidia...

Chứng khoán toàn cầu bị bán tháo, Dow Jones tương lai giảm hơn 1%, Nikkei 225 sụt hơn 1,200 điểm

Thị trường chứng khoán toàn cầu bị bán tháo sau thông tin xảy ra một vụ nổ ở Iran, nhưng chưa biết nguyên nhân.

Giảm 5 phiên liên tiếp, S&P 500 ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 5 liên tiếp vào ngày thứ Năm (18/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023.

Các chỉ số chứng khoán châu Á phục hồi sau chuỗi ngày liên tiếp mất điểm

Phiên 18/4, các nhà đầu tư đã “phớt lờ” đợt bán tháo trong phiên trước ở Phố Wall, nơi các cổ phiếu công nghệ chìm trong sắc đỏ do lo ngại rằng Fed sẽ duy trì lãi...

Thế giới ngày càng rời xa các chính sách thương mại tự do

Ngày càng có nhiều nước ủng hộ các biện pháp tăng cường tính độc lập và an ninh chuỗi cung ứng của họ, một xu hướng mà các nhà kinh tế cảnh báo sẽ hạn chế thương...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98