Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành: Tham gia T.P.P và những suy tính thiệt hơn

11/08/2013 22:06
11-08-2013 22:06:40+07:00

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành: Tham gia T.P.P và những suy tính thiệt hơn

Khởi động đàm phán từ tháng 10-2010, đến nay Việt Nam đã qua 17 vòng đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Vòng đàm phán thứ 19 sẽ diễn ra tại Brunei từ ngày 22 đến 30-8 tới đây. Đích cuối cùng để được tham gia vào Hiệp định thương mại lớn với những cơ hội làm ăn mới đang dần trở thành hiện thực. Đưa ra so sánh ví von coi việc tham gia vào TPP là "một võ đài mở”. Việt Nam đã có được cơ hội tham gia vào võ đài, nhưng nếu không tự thay đổi mình thì cũng sẽ không thể dành được lợi thế”, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành trao đổi với Đại Đoàn Kết xung quanh vấn đề này.

Cơ hội mở hiếm có

PV: Thưa ông, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cam kết sẽ được ký kết sau chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang hứa hẹn mở ra những thuận lợi gì cho Việt Nam?

Ông Bùi Tiến Thành: Nếu Hiệp định được ký kết sẽ bao gồm những nội dung rất rộng, mà trong đó Mỹ và các đồng minh của Mỹ như Nhật cam kết sẽ tạo điều kiện để cộng đồng các quốc gia thành viên có cơ hội để cùng phát triển. Nếu Việt Nam ký kết với Hoa Kỳ và 10 nước thành viên thì sẽ được tham gia vào một thị trường rộng lớn gồm những nước có nền kinh tế số 1. Đặc biệt trong đó không có Trung Quốc.

Tóm lại, Hiệp định được ký kết không chỉ mở ra cơ hội về thương mại hay đầu tư mà còn ở nhiều khía cạnh khác như: cơ hội để trao đổi kiến thức khoa học, hải quan và nhiều lợi ích khác trong đó. Việt Nam chúng ta cần phải tìm hiểu sâu để tận dụng những ưu đãi, cũng như cơ hội mà việc được tham gia Hiệp định này đem lại.

Lâu nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu của sản phẩm dệt may và nông sản của Việt Nam, theo ông sắp tới sẽ có thêm nhiều cơ hội để Việt Nam có thể bán được nhiều sản phẩm hơn hay không?

 TPP là hiệp định đa phương giữa 12 nước gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, Việt Nam và Nhật Bản. Đến nay, TPP là hiệp định tự do thương mại đa phương có phạm vi rộng nhất, bao trùm các nội dung truyền thống như thuế quan, dịch vụ tài chính, đầu tư và các vấn đề về môi trường, lao động, chống tham nhũng… Khi TPP được ký kết, GDP của Việt Nam dự kiến sẽ tăng thêm khoảng 26,2 tỉ USD và sẽ tăng lên 37,5 tỉ USD nếu Nhật Bản tham gia TPP.

- Về lĩnh vực dệt may thì trong Hiệp định dành hẳn một chương để quy định cụ thể. Trong đó, yêu cầu rất quan trọng đó là yếu tố nội địa hóa. Đây là một tiêu chí được thị trường Mỹ đặt ra rất khắt khe. Trong khi sản phẩm dệt may của chúng ta lâu nay chủ yếu là gia công với 80% là nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. Nếu tiếp tục như vậy thì chắc chắn sẽ không đáp ứng được yêu cầu. Chúng ta phải bằng mọi cách đáp ứng được về mặt thời điểm, nếu không khi những nội dung này được khép lại thì sẽ rất khó có cơ hội tiếp cận nữa. Hiện nay, theo tôi biết các quốc gia khác đều đã cạnh tranh và loại bỏ được cơ bản tỷ lệ nguyên liệu Trung Quốc trong sản phẩm dệt may của mình để xuất sang thị trường Hoa Kỳ, chỉ có Việt Nam đang khó khăn với tiêu chí này. Hiện Việt Nam đang xuất khẩu chưa đến 10 tỷ USD hàng dệt may, trong đó tỷ lệ nội địa hóa mới chỉ đạt 10%, trong khi thị trường Mỹ mỗi năm tiêu thụ khoảng 70 tỷ USD hàng dệt may.

Còn với các mặt hàng nông sản, theo ông điểm yếu của chúng ta là gì? và cần phải thay đổi như thế nào để có thể hội nhập sau khi Hiệp định được ký kết?

- Đối với mặt hàng nông sản, tôi cho là còn nghiêm trọng hơn bởi lâu nay gần như chúng ta không tận dụng được gì từ thị trường Hoa Kỳ. Mỗi năm ta mới chỉ xuất khẩu được vài tỷ USD với mặt hàng cá basa. Thời gian đầu, phía Hoa Kỳ "tiếp đãi” sản phẩm của chúng ta rất tốt, tuy nhiên càng về sau này sản phẩm của ta bị tẩy chay nhiều do mình làm không tốt.

Tôi cho rằng, chúng ta có hàng hóa, Hoa Kỳ có thị trường lớn nhưng mình không xuất khẩu được đó là do nội bộ của mình, chứ không phải do đối tác. Mặt khác, ta cũng cần phải tìm ra những sản phẩm là thế mạnh để mở rộng thị trường. Chẳng hạn, tôi thấy hàng chục ngàn ha cánh đồng dứa từ Tiền Giang đến Đồng Tháp mà không xuất khẩu được, hay như khoai lang và sắn lát đều là những sản phẩm tiềm năng nhưng mình không tận dụng được để mở rộng thị trường.

Buộc mình phải thay đổi để phù hợp

Theo ông, đối với hai lĩnh vực này thì các DN cần phải có những thay đổi gì để đáp ứng những yêu cầu khắt khe khi xuất khẩu?

- Trước hết, muốn hội nhập thì chúng ta phải đáp ứng được những yêu cầu do thế giới đặt ra. Họ mở cửa với mình, mình muốn tham gia vào nền kinh tế nước họ thì mình phải thay đổi để phù hợp. Chẳng hạn, một rào cản lớn hiện nay đó là phương thức thanh toán khi xuất khẩu nếu chúng ta không thay đổi, không chấp nhận phương thức thanh toán theo họ thì sẽ không thể đẩy mạnh được xuất khẩu hàng hóa. Mở ra thị trường lớn nhưng bán được hàng hóa hay không lại phụ thuộc vào Việt Nam. Ngoài ra, yêu cầu về tiêu chuẩn giám định an toàn vệ sinh thực phẩm cũng là một yêu cầu chúng ta cần phải đáp ứng.

Vậy theo ông, nếu Hiệp định này được ký kết liệu có giúp Việt Nam khôi phục kinh tế nhanh hơn nhờ sự tăng trưởng thị trường xuất khẩu và đầu tư hay không?

 Đại sứ Mỹ tại Hà Nội, ông David Shear khẳng định "Quy chế công nhận nền kinh tế thị trường là một vấn đề có giá trị mang tính biểu tượng to lớn đối với Việt Nam, và đó cũng là cơ sở để đánh giá trong các vụ kiện chống bán phá giá. Việc quyết định công nhận một nước là nền kinh tế thị trường là một quy trình gồm nhiều bước, cả về mặt hành chính và pháp lý. Phương thức tốt nhất để Việt Nam đạt được quy chế nền kinh tế thị trường là thông qua việc hai bên cùng nhau hoàn tất thành công việc đàm phán TPP”.

- Tôi cho rằng, đây là một cơ hội lớn đối với nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, sản xuất đình trệ, nền kinh tế khủng hoảng không phải do có Hiệp định hay không. Có Hiệp định rồi thì vấn đề khôi phục kinh tế phải do mình, để từ đó có sản phẩm rồi mới xuất khẩu được. Tôi ví dụ một vấn đề cụ thể, chẳng hạn trong khi các doanh nghiệp Đài Loan hay Nhật Bản hiện đang chỉ phải vay lãi suất 1-2%, thì các doanh nghiệp Việt Nam phải vay với lãi suất 10-12%, chính vì vậy rất khó khăn để doanh nghiệp Việt Nam có thể hội nhập với các thành viên tham gia Hiệp định.

Các đối tác của Hiệp ước xuyên Thái Bình Dương bao gồm 10 quốc gia và 2 nền kinh tế lớn là Hoa Kỳ và Nhật, với GDP của các thành viên này chiếm tới 40% GDP toàn cầu. Theo ông, Việt Nam cần phải tích cực thay đổi ra sao để có thể tận dụng những ưu đãi từ Hiệp định này đem lại?

- Trước hết, chúng ta phải xác định thực lực mình đang ở đâu. Như tôi đã nói ở trên, trong khi doanh nghiệp các nước khác được hưởng lãi suất vay chỉ 1-2%, thì doanh nghiệp chúng ta phải chịu mức lãi suất chót vót, ở họ không có tiêu cực, không có chi phí cơ hội quá cao…Chính vì vậy, không nên tạo ra khó khăn giả tạo mà phải luôn đặt câu hỏi tại sao mình làm chưa tốt, sao mình chưa hội nhập được.

Đồng thời phải khai thác được lợi thế tương đối của mình. Chẳng hạn chúng ta có thể trồng gạo, dứa, khoai, sắn… nhưng không phải ngô. Hay với 3.000km bờ biển với tài nguyên là thủy sản đây chính là nguồn lực to lớn mà chúng ta phải thay đổi cách bảo tồn và quản lý mới hy vọng có được cơ hội.

Thúy Hằng

Đại đoàn kết





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...

NVIDIA tiếp tục sang Việt Nam khảo sát địa điểm đầu tư

NVIDIA, hãng sản xuất chíp trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, tiếp tục cử đoàn công tác sang Việt Nam khảo sát Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM để bỏ vốn đầu tư.

'Không ai muốn đầu tư để bán điện mặt trời mái nhà 0 đồng'

Chuyên gia cho rằng điện mặt trời mái nhà tự dùng nếu bán 0 đồng sẽ khó thu hút người dân, doanh nghiệp vì suất đầu tư không hiệu quả.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội

Ông Phạm Thái Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để...

Xuất khẩu dệt may khởi sắc

Ngành dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức buộc phải vượt qua để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 44 tỉ USD trong năm 2024.

Tín chỉ carbon rừng: Nên bán hay để dành?

Có chuyên gia cho rằng nên bán tín chỉ carbon thay vì dự trữ bởi có thời hạn sử dụng, nhưng cũng có ý kiến đề xuất nên thành lập quỹ để có thể mua sớm những tín chỉ...

Ông lớn bán lẻ 190 năm của Nhật sắp mở trung tâm thương mại ở Hà Nội

Takashimaya, ông lớn bán lẻ có tuổi đời hơn 190 năm của Nhật Bản, lên kế hoạch đầu tư 13 triệu USD để xây dựng một trung tâm thương mại tại Hà Nội vào năm 2026.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98