Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước chậm chạp - Cần cú hích đột phá

21/10/2013 06:55
21-10-2013 06:55:28+07:00

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước chậm chạp - Cần cú hích đột phá

Thoái vốn ì ạch, tốc độ cổ phần hóa diễn ra chậm chạp đã khiến việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hầu như không có nhiều “nhúc nhích”. Chính vì lẽ đó, đòi hỏi phải có những giải pháp tháo gỡ cũng như biện pháp thực hiện quyết liệt mang tính đột phá mới có thể đạt yêu cầu đề ra.

Tiến trình ì ạch

Theo ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), trong đề án tái cơ cấu, PVN vẫn là một tập đoàn kinh tế đa ngành, nhưng lĩnh vực sản xuất kinh doanh được gói gọn lại trong 5 ngành nghề chính. Tuy nhiên, việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành của PVN hiện đang gặp phải khó khăn do tình hình chung của nền kinh tế. Ngay như khoản đầu tư vào Ngân hàng Đại Dương (chiếm 20% vốn điều lệ), theo thừa nhận của ông Nguyễn Xuân Sơn, Phó Tổng giám đốc PVN, dù đã lên kế hoạch thoái vốn từ lâu, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được.

Chính vì vậy, không tiết lộ các mốc thời gian cụ thể, ông Sơn chỉ cho biết, lộ trình thoái vốn khỏi ngân hàng này cũng như là các đơn vị khác còn phải tùy thuộc vào thị trường, vào việc tìm kiếm đối tác để bán lại cổ phần đó.

Trong khi đó, Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex), dù cổ phần hóa từ năm 2006, đã thuê tư vấn nước ngoài hoạch định chiến lược, tái cấu trúc nhưng theo Tổng Giám đốc Vũ Quý Hà, khá nhiều việc vẫn chưa được thực hiện hoặc hoàn thành theo kế hoạch đã đề ra. Chẳng hạn, các đơn vị hoạt động trên cả hai lĩnh vực xây dựng và bất động sản chưa thể chuyển sang một lĩnh vực do lĩnh vực bất động sản mang lại doanh thu và tỷ trọng lớn hơn xây dựng. Nếu đơn vị nào từ bỏ lĩnh vực bất động sản để chuyển sang chuyên ngành xây dựng thì lợi nhuận sẽ kém đi, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Hơn nữa, đôi khi ngành chính lại không mang lại nhiều doanh thu, việc làm như ngành phụ. Việc thu hẹp lĩnh vực kinh doanh sẽ hạn chế khả năng duy trì công việc liên tục. Ngoài ra, bản thân “sức khỏe” của các DN mà Vinaconex mong muốn thoái vốn chưa tốt nên không có sức hút đối với thị trường.

Việc khó thoái vốn, ngoài các nguyên nhân nêu trên còn có trở ngại từ việc các quy định phải bảo toàn vốn, không thất thoát. Điều này đã làm nảy sinh nhiều khó khăn, nhất là khi giá trị DN đó liên quan đến đất đai.

Ông Lê Song Lai, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), cho biết khi định giá đất DN, dù là đất thuê, không có hợp đồng nhưng khi tính giá đất vào đã khiến giá trị DN “cao vọt” dẫn đến bán không được. Nếu là DN tư nhân thì họ sẵn sàng giảm giá để bán nhưng liên quan đến DNNN là rất khó khăn. Điều này tạo nên nghịch lý, chẳng hạn trước kia bán 100.000 đồng/cổ phiếu nhưng không được nhưng vài tháng sau do giá đất tăng lên lại đẩy giá cổ phiếu lên 120.000 đồng và tiếp tục không bán được.

Không chỉ thoái vốn chậm, một yêu cầu đặt ra quan trọng trong đề án tái cấu trúc DNNN là vấn đề đẩy mạnh cổ phần hóa theo hướng giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước tại DN cũng đang diễn ra chậm chạp. Trong 9 tháng đầu năm, chỉ có khoảng 10 DNNN cổ phần hóa, trong khi những năm được coi là tốc độ cổ phần hóa rất chậm là năm 2011, 2012 cũng có lần lượt có khoảng 60 DN và 30 DN. Trong khi đó, theo kế hoạch, giai đoạn 2011-2015, tổng số DNNN thực hiện các hình thức sắp xếp, cổ phần hóa là 899 DN (trong đó cổ phần hóa 367 DN). Rõ ràng, nhìn vào các số liệu trên, nếu không có thay đổi đột biến, việc hoàn thành đúng tiến độ cổ phần hóa như kế hoạch đề ra là rất khó khăn.

Giải pháp tháo gỡ?

Với con số khoảng 22.000 tỷ đồng được xác định là khoản đầu tư ngoài ngành của các DNNN phải được thoái vốn trước cuối năm 2015 thì thực tế trên cho thấy hành trình tái cơ cấu đang hết sức ì ạch. Những yêu cầu về bảo toàn vốn nhà nước, không thất thoát về cơ bản là chủ trương đúng nhưng thực tế lại đang làm khó cho lãnh đạo các DN “lỡ” đầu tư ngoài ngành. Cái khó, theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, là đa phần các khoản đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đều vào các lĩnh vực như chứng khoán, bất động sản và ngân hàng. Những lĩnh vực này hiện nay khả năng thua lỗ là chắc chắn. Do vậy, nếu không tháo gỡ được những bế tắc về vấn đề giá thì việc hoàn thành mục tiêu thoái vốn là không dễ.

Còn theo Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Cao Sĩ Kiêm, khi thoái vốn, DN vẫn phải có trách nhiệm bảo toàn vốn, trong khi về nguyên tắc, nếu đưa một lượng lớn cổ phiếu ra bán trong một thời gian ngắn thì thị trường sẽ tạo sức ép phải giảm giá. Nếu DN kiên quyết bảo toàn vốn, chờ mức giá hợp lý mới bán thì quá trình thoái vốn ngoài ngành sẽ rất chậm.

Liên quan đến việc cổ phần hóa, theo ông Vũ Nhữ Thăng, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính), tốc độ cổ phần hóa DNNN có xu hướng chậm lại và một trong những nguyên nhân là do các chính sách. Do vậy, cần tiếp tục tháo gỡ, hoàn thiện các vấn đề như: quy định xác định giá trị quyền sử dụng đất, quy định về quy mô vốn của doanh nghiệp cần kiểm toán, tách bạch giữa việc thực hiện nhiệm vụ công ích và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong các tập đoàn, tổng công ty...

Thực tế, hàng loạt các tập đoàn, tổng công ty khác cũng đang gặp khó khi tiến hành thoái vốn nhằm tái cơ cấu hoạt động của mình. Tháng 8 vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã phải hủy tổ chức phiên đấu giá 25,2 triệu cổ phần mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đưa ra đấu giá tại Ngân hàng TMCP An Bình khi không có nhà đầu tư đăng ký mua. Gần đây, ngày 26-9, HNX cũng phải hủy tổ chức đấu giá 24 triệu cổ phần do Tổng công ty Hàng không Việt Nam chào bán tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam với lý do chỉ có 1 nhà đầu tư đăng ký mua.

Quang Minh

Sài gòn giải phóng



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Sáng 20/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về bảo đảm cung ứng điện năm 2024 và thời gian tới, nhất là trong mùa cao điểm nắng...

14 trạm BOT lọt vào tầm ngắm giám sát công tác quản lý doanh thu thu phí

Có 14 trạm thu phí BOT tại nhiều tuyến đường sẽ lọt vào tầm ngắm giám sát về công tác quản lý vận hành trạm thu phí, công tác thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ.

Đề xuất nhà máy điện mặt trời được phép bán trực tiếp cho khách hàng qua đường dây riêng

Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn thông qua đường dây riêng hoặc...

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98