Đã quá muộn để đầu tư vào TTCK Mỹ?

06/11/2013 14:15
06-11-2013 14:15:36+07:00

Đã quá muộn để đầu tư vào TTCK Mỹ?

Các quỹ đầu tư cổ phiếu Mỹ sắp có năm thu hút ròng mạnh nhất kể từ khi bong bóng công nghệ nổ tung vào năm 2000. Nhà đầu tư có nên lo ngại về điều này? Có lẽ cũng nên cân nhắc.

Rót ròng hàng năm vào các quỹ tương hỗ và ETF cổ phiếu của Mỹ - Nguồn: CNN Money

Số liệu từ TrimTabs cho thấy, tính đến 25/10, nhà đầu tư đã đổ 277 tỷ USD vào các quỹ ETF và quỹ tương hỗ cổ phiếu của Mỹ. Con số này trong năm 2000 là 324 tỷ USD.

Và thậm chí khi Dow Jones và S&P 500 liên tục xác lập các mức cao thời đại mới, nhà đầu tư vẫn tiếp tục đổ tiền vào cổ phiếu.

Tính đến 25/10, các quỹ đầu tư vào cổ phiếu Mỹ đã thu hút được 50 tỷ USD trong tháng 10, mức rót ròng mạnh thứ 5 từ trước đến nay. Đáng chú ý là cả hai tháng thu hút ròng mạnh nhất từ trước đến nay đều diễn ra trong năm 2013 với 66.3 tỷ USD trong tháng 1 và 55.3 tỷ USD trong tháng 7.

Ngược lại, nhà đầu tư đã rút tiền khỏi các quỹ trái phiếu với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2000. Tại ngày 25/10, các quỹ tương hỗ và quỹ ETF trái phiếu đã thất thoát 31 tỷ USD trong năm 2013. Cách đây 13 năm, lượng rút ròng khỏi các quỹ trái phiếu là 50 tỷ USD.

Một số chuyên gia cho rằng đây là “thị trường con bò” bị ghét bỏ nhất trong lịch sử. Theo nhiều nhà đầu tư, Fed đang khuyến khích họ nắm giữ cổ phiếu bằng cách duy trì lãi suất ngắn hạn ở mức thấp kỷ lục và tiếp tục hạ thấp lãi suất dài hạn thông qua chương trình mua 85 tỷ USD trái phiếu/tháng.

Thông thường, các nhà đầu tư cá nhân, đối tượng chính đầu tư vào các quỹ tương hỗ và ETF, có khuynh hướng đổ xô mua vào cổ phiếu trước khi thị trường lập đỉnh.

Điều này cũng từng xảy ra trong năm 2000. Trong 3 tháng trước khi Nasdaq Composite lập đỉnh vào tháng 3/2000, nhà đầu tư đã đổ hơn 138 tỷ USD vào các quỹ tương hỗ cổ phiếu và ETF, gần một nửa trong số đó được đầu tư vào cổ phiếu trong cả năm 2000.

Tiền tiếp tục chảy vào các quỹ cổ phiếu cho đến tháng 2/2011 dù tốc độ có phần chậm lại do giá cổ phiếu tiếp tục lao dốc.

Tuy nhiên, ý tưởng nhà đầu tư cá nhân tham gia muộn vào đà phục hồi không phải lúc nào cũng đúng.

Trong một báo cáo công bố đầu năm nay, Birinyi Associates nhận thấy chỉ có 4/9 “thị trường con bò” trong quá khứ đi theo mô hình này. Trong 5 “thị trường con bò” còn lại, dòng vốn đổ vào các quỹ đầu tư cổ phiếu là cao nhất vào đầu hoặc giữa chu kỳ. Nói cách khác, một nhà đầu tư bình thường tham gia sớm hoặc chỉ ngay sau khi giá cổ phiếu bắt đầu tăng vọt.

Lần gần đây nhất mà kịch bản này xảy ra là trong giai đoạn thị trường giá lên bắt đầu sau vụ sụp đổ của ngành công nghệ trong năm 2000. Nhà đầu tư bắt đầu đổ tiền mạnh vào cổ phiếu trong tháng 3/2003 và tham gia tương đối sớm vào đợt phục hồi kéo dài đến tháng 10/2007.

Kevin Pleines, nhà phân tích cổ phiếu của Birinyi Associates, cho biết Công ty của ông đã theo dõi sát các thị trường giá lên kể từ năm 1962 đến năm. Ông bác bỏ quan điểm cho rằng nhà đầu tư thường mua vào cổ phiếu quá muộn.

Ông Pleines thừa nhận dòng vốn vào cổ phiếu trong năm nay “rất tích cực” nhưng chưa đạt đến mức để Birinyi Associates đi đến kết luận rằng nhà đầu tư đang “toàn tâm toàn ý” đối với cổ phiếu.

Vì thế điều này không có nghĩa là nhà đầu tư quá quan tâm đến cổ phiếu mà chỉ vì không có kênh đầu tư thay thế nào tốt hơn cho họ ngay lúc này.

Chú thích: Rót ròng hàng năm vào các quỹ tương hỗ và ETF cổ phiếu của Mỹ - Nguồn: CNN Money

Phước Phạm (Theo CNN Money)

Công Lý





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

S&P 500 và Nasdaq Composite giảm hơn 1% do lo ngại về xung đột ở Trung Đông

Chứng khoán Mỹ đỏ lửa vào ngày thứ Hai (15/04), khi lợi suất tăng và lo ngại xung đột ở Trung Đông đã làm lu mờ kết quả lợi nhuận mạnh mẽ của Goldman Sachs và dữ...

Giới đầu tư toàn cầu “tháo chạy” do lo ngại lạm phát cao kéo dài

Trong bối cảnh lo ngại lạm phát cao và đồn đoán Fed giảm lãi suất vào tháng Sáu, các nhà đầu tư đã bán ra lượng lớn quỹ đầu tư cổ phần tuần thứ 2 liên tiếp trong...

Dow Jones rớt hơn 470 điểm, S&P 500 chứng kiến phiên tồi tệ nhất kể từ đầu năm

Chứng khoán Mỹ bị bán tháo vào ngày thứ Sáu (12/04), khi những lo ngại về lạm phát và địa chính trị một lần nữa làm suy yếu tâm lý nhà đầu tư trên Phố Wall. Đà sụt...

Dow Jones giảm gần 400 điểm, giá dầu tăng hơn 2%

Chứng khoán Mỹ nhuốm sắc đỏ trong ngày 12/04 khi các ngân hàng lớn ở Mỹ bắt đầu công bố kết quả lợi nhuận, trong khi lạm phát và các lo ngại địa chính trị đè nặng...

Vì sao giá cổ phiếu 5 công ty Nhật Bản được Warren Buffett đầu tư tăng vọt?

Các công ty thương mại Nhật Bản - con cưng của thị trường chứng khoán kể từ khi tỷ phú Berkshire Hathaway tiết lộ mua cổ phần của họ vào năm 2020 – đang đặt lại mục...

S&P 500 khởi sắc và Nasdaq Composite khép phiên ở mức cao kỷ lục

Chỉ số S&P 500 khởi sắc và chỉ số Nasdaq Composite đóng cửa ở mức cao kỷ lục vào ngày thứ Năm (11/04), khi các cổ phiếu công nghệ phục hồi từ đợt sụt giảm trước đó...

Dow Jones mất hơn 400 điểm sau báo cáo lạm phát nóng hơn dự báo

Chứng khoán Mỹ đỏ lửa vào ngày thứ Tư (10/04), sau khi dữ liệu lạm phát tháng 3 nóng hơn dự báo, có khả năng đẩy lùi việc hạ lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ...

Dow Jones gần như đi ngang chờ báo cáo lạm phát quan trọng của Mỹ

Chỉ số Dow Jones gần như đi ngang vào ngày thứ Ba (09/04), khi nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ.

Phố Wall gần như đi ngang trước áp lực lãi suất

Chứng khoán Mỹ gần như đi ngang vào ngày thứ Hai (08/04), khi lãi suất tăng khiến nhà đầu tư không thể thực hiện những động thái lớn trước khi có dữ liệu lạm phát...

Lợi suất trái phiếu tăng vọt, chứng khoán Mỹ lâm nguy?

Đà tăng của lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ có thể gây trở ngại cho đà tăng đã đẩy chứng khoán Mỹ trở nên ngày càng đắt đỏ hơn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98