Dự thảo Luật Phá sản: Doanh nghiệp vẫn lo khó khai tử

13/11/2013 14:02
13-11-2013 14:02:10+07:00

Dự thảo Luật Phá sản: Doanh nghiệp vẫn lo khó khai tử

Góp ý về dự thảo Luật Phá sản, nhiều ý kiến cho rằng, cần quy định thật rõ ràng, cụ thể tiêu chí “không có khả năng thanh toán”, “các khoản nợ đến hạn” và “lâm vào tình trạng phá sản”. Bởi lẽ, DN không có khả năng thanh toán chưa chắc đã phải do làm ăn thua lỗ...

Ngại chết đàng hoàng

Khả năng xử lý DN mất khả năng thanh toán rất hạn chế là một trong những yếu tố kéo lùi xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam trong báo cáo Ngân hàng Thế giới (WB) và Công ty Tài chính quốc tế (IFC) vừa công bố.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam - VID Group cho hay, DN chờ đợi luật ban hành để được rút ra khỏi thị trường một cách đúng pháp luật. Nhưng điều này là không dễ dàng. Tính toán của WB và IFC cho thấy, thời gian để giải quyết một DN mất khả năng thanh toán lên tới 5 năm và tốn kém khoảng 15% giá trị tài sản. Song tỷ lệ thu hồi cũng chỉ là 16,2 cent/USD.

Nhiều DN kinh doanh thua lỗ song khó làm thủ tục phá sản

Trong một cuộc họp bàn mới đây về Dự thảo Luật Phá sản sửa đổi, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh dẫn chứng thêm: “Chúng tôi có 2 DN làm thủ tục phá sản từ năm 2005 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn tất”.

Cái khó, theo ông, là vì đồng thời với tuyên bố phá sản, DN phải thanh lý được tài sản. Nhưng khi DN đi đòi nợ, mặc dù nợ phải thu có mà gặp đối tác không trả hoặc không đủ khả năng trả nợ thì vấn đề cứ mãi nằm đó. Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình cho biết, tổng hợp các báo cáo tổng kết thực tiễn thi hành Luật Phá sản, có 55/95 điều trong Luật Phá sản có vướng mắc, bất cập và nhiều điều cần sửa đổi, bổ sung.

Luật Phá sản 2004 có nhiều hạn chế trong thi hành đang khiến nhiều DN đã dừng hoạt động song ít mở thủ tục phá sản. Riêng năm 2012, có 9.355 DN giải thể trong khi số ngừng hoạt động lên tới 44.906 DN. Tổng kết 9 năm thi hành Luật Phá sản của 63 tòa án nhân dân cấp tỉnh chỉ có 49 tòa án nhận đơn và giải quyết tổng số 336 yêu cầu tuyên bố phá sản; đã ra 236 quyết định mở thủ tục phá sản nhưng mới chỉ có 83 quyết định tuyên bố phá sản. 153 vụ việc chưa ra quyết định tuyên bố phá sản trong đó có 49 vụ việc có lý do chưa thu hồi được các khoản nợ, hoặc chưa bán được các tài sản.

Dự thảo còn “bước lùi”

Trong bối cảnh đó, Dự thảo Luật Phá sản được đưa ra lấy ý kiến Quốc hội trong kỳ họp lần này vẫn còn khá nhiều vấn đề cần bàn, xới. Một trong những bất cập được xác định là về căn cứ xác định DN, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Nhiều ý kiến cho rằng, cần quy định thật rõ ràng, cụ thể tiêu chí “không có khả năng thanh toán”, “các khoản nợ đến hạn” và “lâm vào tình trạng phá sản”. Bởi lẽ, DN không có khả năng thanh toán chưa chắc đã phải do làm ăn thua lỗ.

Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật BASICO đồng tình quy định Dự thảo “DN, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn trong thời gian ba tháng, kể từ ngày chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản”. Nhưng ông cho rằng, cần quy định rõ hơn tiêu chí số lượng nợ đến hạn không có khả năng thanh toán để bảo đảm sự hợp lý và tránh bị lợi dụng.

Bởi việc không thanh toán vài triệu đồng, hoặc đến 200 triệu đồng nhưng chỉ bằng một vài phần trăm số vốn điều lệ thì chưa nên coi là lâm vào tình trạng phá sản. Ông Đức lo, quy định không rõ trong dự thảo sẽ dẫn đến không có cơ sở xem xét, xử lý, hoặc dẫn đến việc tùy tiện xử lý làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của DN, hợp tác xã. Thậm chí, có thể có sự gian dối hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Ngược lại, một chuyên gia lâu năm trong ngành Ngân hàng nêu thêm lo lắng, “nhiều khi đợi đến hạn không có khả năng thanh toán mới được nộp thủ tục yêu cầu phá sản là đã quá muộn”, nhất là với khu vực tài chính - ngân hàng. Bởi trong thời gian này, chủ nợ, các đối tượng khác đã xâu xé tài sản. Vì vậy, có thể tính tới điều kiện yêu cầu phá sản khi DN mất cân đối tài khoản. Thêm vào đó, cần nghiên cứu cơ chế bảo hộ phá sản với những trường hợp đặc biệt.

Với yêu cầu phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản báo cáo tài chính hoạt động kinh doanh trong 3 năm liền kề (với CTCP thì báo cáo tài chính phải được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận) ông Trương Thanh Đức cho rằng, trên thực tế, nhiều DN đã lâm vào tình trạng phá sản thường không có tiền để thuê kiểm toán độc lập. Vì vậy, ông kiến nghị cần xem xét chấp nhận thụ lý vụ án khi báo cáo tài chính chưa qua kiểm toán, đồng thời có quy định khắc phục sau. Chẳng hạn, quy định các chủ nợ có trách nhiệm tạm ứng tiền để thuê kiểm toán độc lập…

Về thẩm quyền của tòa án đối với việc giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các luật sư và chuyên gia không thiên về việc giao cho tòa án cấp tỉnh. Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Cao Sỹ Kiêm cho rằng, đó là bước lùi. Theo ông, nên điều chỉnh theo hướng phân cấp cho những tòa án huyện có đủ điều kiện, vừa không chồng việc cho tỉnh, đồng thời khai thác được tối đa nguồn nhân lực.

Cần đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng

Sau khi xem xét Dự thảo Luật Phá sản, NHNN đề nghị bỏ Khoản 2, Điều 2 và sửa Khoản 5, Điều 4. Theo đó, NHNN có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản TCTD sau khi đã chấm dứt áp dụng kiểm soát đặc biệt mà TCTD vẫn lâm vào tình trạng phá sản và TCTD không làm đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản. Trong trường hợp phải trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tại TCTD theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với TCTD đó.

NHNN kiến nghị 2 phương án sửa đổi Điều 6. Phương án một, đề nghị bổ sung Khoản 3 vào Điều 6: Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật Phá sản và quy định của Luật Các TCTD về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của Luật Các TCTD. Phương án hai, không bổ sung Khoản 3, Điều 6, nhưng đề nghị sửa đổi Khoản 2, Điều 54: Trong trường hợp TCTD được vay đặc biệt của NHNN hoặc TCTD khác theo quy định của Luật Các TCTD, khoản vay đặc biệt sẽ được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác, kể cả các khoản nợ có tài sản bảo đảm của TCTD.

NHNN cũng cho rằng, Khoản 1, Điều 52 Dự thảo Luật Phá sản quy định thời điểm không tính lãi đối với các khoản nợ kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản là chưa hợp lý. Vì khi tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản không đồng nghĩa với việc DN, hợp tác xã đã bị phá sản. Các pháp nhân này vẫn có thể phục hồi hoạt động sau khi tòa án mở thủ tục phá sản. Mặt khác, thời gian để giải quyết một vụ việc phá sản có thể rất dài. Vì vậy, việc quy định không tính lãi đối với các khoản nợ của DN, hợp tác xã khi tòa án mới chỉ mở thủ tục phá sản DN sẽ gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ nợ nói chung và các TCTD nói riêng.

Để đảm bảo quyền lợi cho các chủ nợ, NHNN đề nghị quy định thời điểm không tính lãi đối với các khoản nợ của DN là khi DN đó bị tuyên bố phá sản (tại thời điểm này mới chính thức chấm dứt sự tồn tại của DN), hoặc quy định thời điểm tính lãi sẽ do hội nghị chủ nợ quyết định. Trong trường hợp không có quyết định của hội nghị chủ nợ thì thời điểm không tính lãi là thời điểm DN bị tuyên bố phá sản.

(Trích ý kiến NHNN)


thời báo ngân hàng



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...

NVIDIA tiếp tục sang Việt Nam khảo sát địa điểm đầu tư

NVIDIA, hãng sản xuất chíp trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, tiếp tục cử đoàn công tác sang Việt Nam khảo sát Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM để bỏ vốn đầu tư.

'Không ai muốn đầu tư để bán điện mặt trời mái nhà 0 đồng'

Chuyên gia cho rằng điện mặt trời mái nhà tự dùng nếu bán 0 đồng sẽ khó thu hút người dân, doanh nghiệp vì suất đầu tư không hiệu quả.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội

Ông Phạm Thái Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để...

Xuất khẩu dệt may khởi sắc

Ngành dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức buộc phải vượt qua để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 44 tỉ USD trong năm 2024.

Tín chỉ carbon rừng: Nên bán hay để dành?

Có chuyên gia cho rằng nên bán tín chỉ carbon thay vì dự trữ bởi có thời hạn sử dụng, nhưng cũng có ý kiến đề xuất nên thành lập quỹ để có thể mua sớm những tín chỉ...

Ông lớn bán lẻ 190 năm của Nhật sắp mở trung tâm thương mại ở Hà Nội

Takashimaya, ông lớn bán lẻ có tuổi đời hơn 190 năm của Nhật Bản, lên kế hoạch đầu tư 13 triệu USD để xây dựng một trung tâm thương mại tại Hà Nội vào năm 2026.

Loạt đề xuất mới về kiểm kê khí nhà kính, giảm phát thải

Trong giai đoạn đầu, các cơ sở có mức phát thải lớn thuộc 3 lĩnh vực: nhiệt điện, sản xuất sắt thép, sản xuất xi măng sẽ được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98