Nguy cơ thừa xi măng đã hiện hữu 

20/07/2010 09:12
20-07-2010 09:12:09+07:00

Nguy cơ thừa xi măng đã hiện hữu 

"Sang năm 2011, lượng xi măng dư thừa sẽ vào khoảng 4 - 5 triệu tấn. Con số này vào năm 2012 sẽ xấp xỉ 8 triệu tấn", ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết. Để giải quyết vấn đề cung vượt cầu hiện nay của ngành xi măng, theo TS. Lương Đức Long, Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), xuất khẩu chính là điều mà các DN sản xuất xi măng cần nghĩ tới.

Thừa xi măng

Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, hiện cả nước có 105 nhà máy sản xuất xi măng. Công suất của toàn ngành có thể sản xuất lên tới 61 triệu tấn/năm. Trong năm 2010, theo kế hoạch, các DN sẽ sản xuất 53 triệu tấn. Trong khi đó, ước tính nhu cầu xi măng của cả nước trong năm 2010 này chỉ vào khoảng 50 triệu tấn. Điều này có nghĩa là lượng xi măng dư thừa trong năm nay sẽ ở mức 3 triệu tấn.

Trên thực tế, 6 tháng đầu năm, tiêu thụ xi măng cả nước đạt 23,3 triệu tấn, tăng 8,4% so với cùng kỳ. Như vậy, so với dự báo, nhu cầu tiêu thụ xi măng cả nước có thể tăng 10% trong năm 2010 thì mức chênh giữa thực tế và dự báo chỉ là 1,6%, tương đương 0,3 triệu tấn. Tuy nhiên, trong khi 6 tháng đầu năm, nguồn cung toàn xã hội tăng khoảng 10 triệu tấn thì mức tiêu thụ chỉ tăng khoảng 1,8 triệu tấn xi măng, điều này cho thấy sự chênh lệch lớn trong cán cân cung - cầu của thị trường nội địa, khiến cuộc đua thị phần giữa các nhà sản xuất sẽ càng khốc liệt hơn.

Hơn nữa, thời gian qua do mất điện triền miên nên các nhà máy xi măng lò đứng không chạy hết công suất cũng góp phần không nhỏ vào việc giảm sản lượng. Nếu không, chắc chắn nguồn cung dư không dừng lại ở con số 8 triệu tấn. Trong quý I/2010, sản phẩm xi măng tiêu thụ tăng 9,9% so với cùng kỳ, nhưng sang quý II/2010 chỉ tăng khoảng 6,9%. Nguyên nhân là do giá sắt, gạch xây dựng tăng mạnh trong tháng 3 và tháng 4 làm cho nhu cầu xây dựng chững lại.

Để mở rộng thị trường tiêu thụ, việc xây dựng đường bê tông xi măng, đường cao tốc đã được đơn vị sản xuất lớn như Tổng công ty xi măng Việt Nam (Vicem) tính toán, nhưng việc có dùng xi măng làm đường cao tốc hay không lại phụ thuộc vào quyết định của Bộ Giao thông - Vận tải. Hơn 10.000 km đường tuần tra biên giới, trong đó có nhiều đoạn sẽ xây dựng bằng bê tông xi măng là một tin vui đối với vấn đề tiêu thụ xi măng và theo tính toán có thể sử dụng khoảng 4 triệu tấn, nhưng là dự kiến từ nay đến năm 2030. Như vậy, việc sử dụng xi măng làm đường cũng đang chỉ dừng lại ở nông thôn, ngõ xóm và một ít cho đường sân bay. Vì vậy, giải pháp cho vấn đề dư thừa xi măng chưa có gì sáng sủa.

Xuất khẩu không dễ

Cuối tháng 6 vừa qua, CTCP Xi măng Cẩm Phả đã xuất khẩu 15.000 tấn clinker sang thị trường Trung Đông. Ông Hoàng Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty cho biết, sự kiện này được đánh giá là bước ngoặt của ngành xi măng Việt Nam, vì từ trước đến nay, nguồn nguyên liệu clinker cung cấp cho các nhà máy sản xuất ximăng trong nước, nhất là khu vực phía Nam đều phải nhập khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc với giá thành khá cao. Trước đó, Công ty cũng đã xuất khẩu được 12.500 tấn xi măng đầu tiên sang Mozambique. "Chiến lược phát triển của Công ty là tiếp tục mở rộng thị trường ra nước ngoài và tìm kiếm thị trường tiềm năng để xuất khẩu clinker", ông Tuấn nói.

Tuy nhiên, trên thực tế thời gian qua cho thấy, việc xuất khẩu xi măng hoàn toàn không đơn giản. Ông Lê Văn Chung, Chủ tịch HĐQT Vicem cho rằng, sản phẩm xi măng nếu xuất khẩu sẽ không mang lại nhiều hiệu quả. Bởi thứ nhất, xi măng là ngành sản xuất tiêu tốn nhiều nguyên, nhiên liệu của quốc gia như đá, than đá... Thêm vào đó, nếu không bảo quản tốt, chỉ một thời gian ngắn, sản phẩm sẽ bị đóng rắn, biến chất. Thứ hai, muốn xuất khẩu, Việt Nam chỉ có thể hướng tới các thị trường như châu Phi, Brazil... Trong khi đó, để xuất khẩu được sang các khu vực xa xôi đó, buộc phải có tàu lớn. Nhưng điểm mấu chốt là giá xuất khẩu của mặt hàng này không cao, chỉ ở mức 40 - 45 USD/tấn, rất khó bù đắp cho chi phí vận tải.

Ông Chung cho biết thêm, năm 2010, theo kế hoạch, toàn ngành sẽ xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn xi măng, nhưng tới thời điểm này, Vicem cũng mới chỉ xuất sang Lào chưa tới 500.000 tấn, xuất sang Campuchia được vài ba nghìn tấn và xuất sang đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 900 tấn. "Ngay cả với những hợp đồng này, nếu không được trợ giá thì thu cũng chẳng đủ bù chi", ông Chung nói.

Để đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu xi măng, mới đây Bộ Xây dựng đã có công văn yêu cầu ba DN là Công ty Xi măng Nghi Sơn ở Thanh Hóa, Xi măng Chinfon Hải Phòng, Công ty Xi măng Phúc Sơn - Hải Dương, cần phải xuất khẩu từ 100.000 tấn đến 150.000 tấn xi măng từ nay đến hết năm 2010. Đến năm 2011, mỗi DN sẽ phải xuất khẩu 50% sản lượng xi măng tính theo tỷ lệ quy định tại giấy phép đầu tư và từ năm 2012 trở đi, xuất khẩu 100% sản lượng xi măng theo tỷ lệ quy định trong giấy phép.

Ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, đây là ba công ty mà trong giấy phép đầu tư cam kết xuất khẩu sản phẩm của mình, nhưng trong thời gian qua thị trường tiêu thụ chủ yếu vẫn là nội địa. Chính vì thế, Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị này phải thực hiện cam kết xuất khẩu theo giấy phép, như một biện pháp để giải quyết bài toán thừa xi măng ở trong nước.        

Minh Nhật

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sửa Luật Điện lực để huy động 70-80 tỷ USD tiền đầu tư

Việc sửa Luật Điện lực nhằm tạo điều kiện xã hội hóa, huy động nguồn lực xã hội để đảm bảo an ninh năng lượng, dự kiến đối với nguồn điện cần khoảng 70-80 tỷ USD.

Để tránh những rủi ro trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp

Việc doanh nghiệp sáp nhập vào một doanh nghiệp khác như một cách mở rộng thị phần và gia tăng sức cạnh tranh thời nay rất phổ biến nhưng quá trình sáp nhập...

Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vì sai phạm cổ phần hóa

Cựu Bí thư Tỉnh ủy, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa bị truy tố vì sai phạm liên quan dự án Hạc Thành Tower khi cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Sông Mã.

Thủ tướng Phạm Minh Chính sắp công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng và một số hội nghị cấp cao tại Trung Quốc.

Phân định vụ xóa biển báo cao tốc của Tập đoàn Sơn Hải

Tập đoàn Sơn Hải cho rằng biển báo cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu là tài sản doanh nghiệp.

Nghịch lý giá ô tô nhập khẩu

Giá ô tô nhập khẩu nguyên chiếc đã giảm cả trăm triệu đồng/chiếc từ đầu năm đến nay, song giá bán đến tay người tiêu dùng lại diễn biến ngược lại.

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam

DOC chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với sản phẩm đúc bằng sợi từ Việt Nam, mã HS: 4823.61.0020, 4823.61.0040, 4823.69.0020...

Doanh nghiệp Đông Nam Bộ tự phát triển năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất

Nhờ sử dụng năng lượng xanh, doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí vận hành và nâng cao năng lực cạnh tranh; đồng thời tiết kiệm chi phí điện năng và góp phần tạo nên...

Vì sao sàn thương mại điện tử xuyên biên giới có thể hoạt động "chui" tại Việt Nam?

Các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới có thể hoạt động mà chưa cần đăng ký nếu họ chưa đáp ứng các tiêu chí.

80 cơ sở sản xuất ximăng sẽ phải kiểm kê khí nhà kính

80 cơ sở sản xuất ximăng sẽ phải kiểm kê khí nhà kính và nộp báo cáo 2 năm một lần theo Nghị định số 06/NĐ-CP Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98