Nhiều doanh nghiệp họ Viglacera bết bát, 'đói' vốn, bán 'con'

04/11/2013 10:48
04-11-2013 10:48:50+07:00

Nhiều doanh nghiệp họ Viglacera bết bát, 'đói' vốn, bán 'con'

Khởi nghiệp và thành công từ lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, nhưng đến nay Viglacera đang mất dần vị thế “anh cả” của mình, nhiều doanh nghiệp thành viên đang ngập trong thua lỗ, nợ nần.

Lỗ nặng

Tổng công ty Thủy Tinh và Gốm xây dựng (Viglacera) được thành lập năm 1974, trải qua trên 35 năm phát triển, từ những đơn vị sản xuất đất sét nung thủ công, Viglacera đã trở thành Tổng công ty đi đầu trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt Nam.

Tuy nhiên, sau gần 4 thập kỷ phát triển, giờ đây chính các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực vật liệu xây dựng đang ngập trong thua lỗ, nợ nần, sản phẩm tồn đọng cao và khó tiêu thụ.

Nhiều doanh nghiệp thành viên của Viglacera lỗ nặng

Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn (Khu công nghiệp Tiên Sơn, Xã Hoàn Sơn , Huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh) vốn nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm gạch ốp lát granite, ceramic và các loại vật liệu xây dựng khác, nhưng đến nay công ty này cũng đã nhiều lần phải điêu đứng vì thị trường bất động sản khó khăn, các sản phẩm gạch ốp lát đã sản xuất khó tìm được đầu ra.

Viglacera Tiên Sơn được niêm yết trên sàn chứng khoán từ ngày 03/11/2009 với số vốn điều lệ là 99 tỷ đồng. Trong báo cáo kinh doanh 9 tháng đầu năm 2012, Viglacera Tiên Sơn đã công bố mức lợi nhuận sau thuế âm 17,5 tỉ đồng còn Viglacera Thăng Long âm gần 32 tỉ.

Còn theo báo cáo thường niên, doanh thu thực hiện năm 2012 của doanh nghiệp này chỉ đạt 81% so với kế hoạch, thấp hơn so với năm 2011 là 79.519 triệu đồng.

Nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty là do trong năm Công ty không chạy hết công suất thiết bị nhưng vẫn phải trích khấu hao tài sản cổ định, tiền lương, tiền điện… trong thời gian dừng sản xuất.

Trong bản kế hoạch năm 2013, đơn vị này chỉ đưa ra một phương án rất khiêm tốn, không nghĩ tới lãi, chỉ tính tới phương án hòa vốn hoặc lỗ ít khi dự kiến doanh thu đạt 71,1 tỉ đồng và 0 đồng lợi nhuận sau thuế, dự kiến lỗ trong quý I/2013.

Tình hình trở nên trầm trọng hơn khi ngày 26/02/2013, HNX đã đưa Viglacera Tiên Sơn (mã VIT) vào diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế trên báo cáo kiểm toán năm 2012 âm hơn 270 triệu đồng sau khi xem xét các ý kiến của kiểm toán.

Đáng chú ý, đơn vị kiểm toán đề nghị trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính dài hạn cho khoản đầu tư vào công ty cổ phần Bê tông khí Viglacera với giá trị đầu tư 1,3 tỉ đồng và giá trị trích lập 745 triệu đồng.

Tuy nhiên, theo giải trình từ phía Viglacera Tiên Sơn thì đây là khoản đầu tư dài hạn, Công ty hiện đang có kế hoạch thoái vốn và tìm kiếm các đối tác để sang nhượng phần vốn góp trên nên do đó Công ty chưa trích lập dự phòng cho khoản đầu tư này.

Sau đó, đến ngày 23/08/2013, do lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2013 đã đạt giá dương (hơn 636 triệu đồng) nên cổ phiếu của doanh nghiệp này đã ra khỏi diện cảnh báo.

Một đơn vị khác cũng trong “chuỗi” doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng khác cũng đã báo lỗ là Viglacera Hạ Long I (mã HLY). Theo báo cáo tài chính của HLY, lợi nhuận quí 3/2013 của công ty này tiếp tục âm (-530.613.945đồng ), năm 2012 lợi nhuận quí 3 cũng âm (-386.226.860 đồng).

Lý do được giải thích là do quí 3/2013, công ty sản xuất với sản lượng ít nên giá thành cao ,giá bán thấp , sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được. Mặc dù Công ty đã tiết kiệm tối đa các khoản chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, nhưng lợi nhuận vẫn âm.

Trước đó, trong quý 1/2013, HLY cũng lỗ tới 793 triệu đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân lỗ là do quý I/2013 công ty sản xuất với sản lượng ít chủ yếu bán sản phẩm tồn kho của năm 2012 nên các chi phí bán hàng giảm 204 triệu đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 444 triệu đồng, chi phí lãi vay giảm 62 triệu đồng nhưng giá bán thấp nên đã khiến lợi nhuận âm.

Tương tự, Công ty cổ phần Viglacera Từ Sơn, tổng lợi nhuận trước thuế từ sản xuất kinh doanh trong quý 3/2013 tiếp tục âm ( khoảng 2,186 tỷ đồng). Đây là quý thứ ba liên tiếp trong năm Công ty vẫn trong tình trạng kinh doanh lỗ. Trước đó, trong quý 1/2013, đơn vị này đã lỗ 224,7 triệu đồng.

Không chỉ thua lỗ, mới đây, Cục thuế tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết định truy thu số tiền thuế hơn 2,3 tỷ đồng và phạt vi phạm cộng lãi chậm nộp số tiền gần 700 triệu đồng đối với Viglacera Từ Sơn.

Số tiền thuế truy thu chủ yếu là số thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2010 do Công ty đã thực hiện kê khai và nộp miễn giảm 50% theo hướng dẫn của Công văn 11924/TC-CST ngày 20/10/2004 của Bộ Tài chính về việc ưu đãi doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán giai đoạn 2004 – 2006.

Trong khi đó, đến hết năm 2009 là công ty hết được hưởng ưu đãi của cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Viglacera Đông Triều (mã DTC) trong quý 3/2013 mặc dù lợi nhuận sau thuế đã giảm lỗ 3.904 tỷ đồng so với quý 3/2012, nhưng vẫn lỗ 4.152 tỷ đồng.

Hàng loạt các doanh nghiệp họ “Viglacera” trong chuỗi doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cũng có báo cáo lỗ nặng, thậm chí lỗ liên tiếp trong nhiều quý.

Đói vốn, bán “con”

Mới đây, thị trường bất động sản đã đặt một dấu hỏi lớn về năng lực tài chính của Tổng công ty Viglacera khi Tổng công ty này và 5 công ty thành viên quyết định bán đấu giá Công ty Cổ phần Gạch Clinker Viglacera với giá khởi điểm 10.000 đồng/cổ phiếu.

Gạch Clinker Viglacera có vốn điều lệ thực góp là 95 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét; Khai thác đá, cát sỏi, đất sét; Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng; Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong các cửa hàng chuyên doanh; Xây dựng nhà các loại; Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác; Vận tải hàng hóa đường bộ.

Hồi năm 2010, theo biên bản thỏa thuận nguyên tắc giữa Viglacera; Vigalcera Hạ Long (VHL), Viglacera Đông Triều (DTC), Viglacera Đông Anh (DAC); Viglacera Từ Liêm; Viglacera Hữu Hưng, Viglacera Bá Hiến (BHV); Viglacera Hạ Long 1 (HLY); Viglacera Từ Sơn (VTS); Cơ khí và xây dựng Viglacera thống nhất góp vốn thành lập Công ty cổ phần Gạch clinker Viglacera làm chủ đầu tư thực hiện dự án Nhà máy gạch Clinker Viglacera.

Đến ngày 31/03/2013: Công ty Cổ phần Gạch Clinker Viglacera đã đầu tư hoàn thành hầu hết các hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng: Nhà sản xuất chính; Nhà văn phòng; Nhà ăn; Hội trường; Nhà ở tập thể… với tổng mức đầu tư đến 31/03/2013 là gần 92 tỷ đồng.

Hiện nay, Công ty đang tạm ngừng hoạt động đầu tư vì chưa huy động được vốn vay của Ngân hàng theo đúng kế hoạch đã đề ra.

Do còn đang trong giai đoạn xây dựng nên Công ty chưa có hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu tài chính chủ yếu đến từ tiền gửi và tiền cho vay, trong khi đó chi phí quản lý doanh nghiệp lớn. Số liệu doanh thu của Gạch Clinker Viglacera có lẽ không thu hút được cái nhìn của nhà đầu tư khi từ 2010 đến 2012 chưa năm nào chạm ngưỡng 1 tỷ đồng.

Bức tranh sơ bộ trên cho thấy, Gạch Clinker Viglacera hiện vẫn đang là bộ máy mới hình thành, chưa kịp sinh lãi.

Đối với một số công ty đang trong tình trạng thiếu hụt vốn lưu động như Viglacera Bá Hiến hay Viglacera Đông Anh thì việc thoái vốn tại Gạch Clinker Viglacera, nếu thành, sẽ đưa lại nguồn tiền nhất định và góp phần giúp cải thiện tình hình tài chính hết sức khó khăn hiện tại.

Công nhân đình công

Có lẽ “bê bết” nhất trong số các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là Viglacera Bá Hiến. Theo báo cáo tài chính quý 2/1013 của đơn vị này, doanh thu tiếp tục giảm thấp hơn so với cùng kỳ năm 2012 là: 2.352.948.886 đồng, dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm.

Mới đây, do quá bức xúc vì bị nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội, nên sáng 3/7, khoảng 70 công nhân của Công ty cổ phần Viglacera Bá Hiến (BHV)đã ngừng việc tập thể để phản đối.

Công ty Cổ phần Viglacera Bá Hiến hiện đang niêm yết trên sàn HNX với mã BHV, là một đơn vị của Công ty Gốm xây dựng Xuân Hòa, thuộc Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng (Viglacera).

Phản ánh lên báo chí, một công nhân cho biết, trong 2 tháng 5 và 6/2013 họ đã không được lĩnh đồng lương nào.

Ngoài việc bị nợ lương, do doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài, vật liệu xây dựng sản xuất ra khó tiêu thụ nên từ tháng 5/2012 đến nay, 250 lao động ở doanh nghiệp này không được đóng bảo hiểm xã hội, mặc dù hằng tháng doanh nghiệp vẫn thu tiền bảo hiểm xã hội của công nhân theo quy định, nhưng không hiểu số tiền đó doanh nghiệp đã sử dụng vào mục đích gì?

Theo một nguồn tin riêng của báo Lao Động hiện Công ty Cổ phần Viglacera Bá Hiến còn nợ bảo hiểm xã hội chừng 4 tỷ đồng. Đây là con số tuy không quá lớn nhưng lại là gánh nặng ghê gớm với doanh nghiệp này, bởi theo báo cáo tài chính thì chỉ tính riêng quý I/2013, Công ty đã bị thua lỗ gần 4 tỷ đồng.

Viglacera vốn được coi là “anh cả” và là một thương hiệu hùng mạnh trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng. Nhưng hoạt động thua lỗ của hàng loạt các công ty thành viên có lẽ đang khiến nhiều người phải đặt dấu hỏi hoài nghi về năng lực thực sự của Tổng công ty này cũng như vì đâu mà các doanh nghiệp thành viên lại lỗ liên tiếp nhiều quý?

Châu Anh

vtvnews





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (6)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ HSC: Mục tiêu lãi kỷ lục năm 2024

Chiều ngày 25/04, diễn ra ĐHĐCĐ năm tài chính 2023 của CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC, HOSE: HCM) với mục tiêu lãi trước thuế năm 2024 cao kỷ lục.

ĐHĐCĐ SHB: "Lì xì" tiền mặt cho gần 1.4 ngàn cổ đông tham dự Đại hội

Chiều 25/04, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HOSE: SHB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi nhuận, tăng vốn...

ĐHĐCĐ SSI: Kế hoạch lãi trước thuế 3,398 tỷ đồng

Chiều ngày 25/04, CTCP Chứng khoán SSI (HOSE :SSI) tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 để thảo luận nhiều nội dung về kế hoạch kinh doanh năm mới.

ĐHĐCĐ HBC: Dự kiến hoàn thành hồ sơ phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ vào đầu tháng 5

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 tổ chức chiều ngày 25/04, bên cạnh kế hoạch kinh doanh, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) còn tiến hành biểu quyết thay đổi...

ĐHĐCĐ DGW: Lãi ròng 92 tỷ đồng trong quý 1, đặt mục tiêu thực hiện 2 thương vụ M&A mỗi năm

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Thế Giới Số (Digiworld, HOSE: DGW) diễn ra vào chiều ngày 25/04, nhằm thông qua nhiều nội dung quan trọng như kế hoạch kinh doanh...

ĐHĐCĐ Vinamilk: Kế hoạch doanh thu kỷ lục, duy trì cổ tức tỷ lệ 38.5%

Chiều 25/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Vinamilk diễn ra nhằm thông qua kế hoạch doanh thu kỷ lục hơn 63.1 ngàn tỷ đồng; cổ tức năm 2023 bằng tiền dự định nâng lên...

ĐHĐCĐ Novaland: Đã hoàn thành cơ cấu phần lớn các khoản nợ

Ngày 25/04/2024, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua tình hình hoạt động năm 2023, mục tiêu kinh...

Chủ tịch Đặng Tuấn Tú (SGN): “Sân bay Long Thành sẽ quyết định tương lai của Công ty”

Triển vọng ngành hàng không năm 2024 và vấn đề đấu thầu tại Cảng Hàng không Quốc tế (HKQT) Long Thành là những điểm nóng được bàn luận tại ĐHĐCĐ thường niên 2024...

ĐHĐCĐ SHP: Khả năng M&A nếu đầu tư nhà máy mới, quý 1 lỗ 6 tỷ đồng

Lãnh đạo SHP cho biết Công ty đang tìm cơ hội và nếu có đầu tư thêm thì nhiều khả năng thực hiện thông qua mua bán, sáp nhập bởi đầu tư mới nhà máy thủy điện hiện...

ĐHĐCĐ MSN: WinCommerce đặt mục tiêu đạt 30 triệu hội viên WIN trong 5 năm tới

Sáng 25/04, CTCP Tập đoàn Masan - Masan Group (HOSE: MSN) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 để bàn về kế hoạch kinh doanh và phát hành cổ phiếu tỷ lệ tối đa 10%...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98