Ai sợ nới room ngoại?

19/12/2013 14:17
19-12-2013 14:17:26+07:00

Ai sợ nới room ngoại?

Thông tin được giới đầu tư quan tâm nhất hiện nay là dự thảo nới room ngoại tại các doanh nghiệp niêm yết. Thế nhưng, bên cạnh quan điểm đồng tình vẫn còn ý kiến phản bác.

Có tật, giật mình

Đã có rất nhiều phân tích và bàn luận về những tác động tích cực cũng như tiêu cực của bản dự thảo. Theo đó, ưu điểm lớn nhất của quyết định nới room là giúp thị trường được bổ sung thêm nhiều nguồn vốn mới. Đây chính là yếu tố quyết định cho sự hồi phục của TTCK.

Nếu xét về mặt vĩ mô, việc nới room sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, xử lý nợ xấu và giúp nền kinh tế nhanh chóng lấy lại đà phục hồi. Thực tế cho thấy, gần như tất cả NĐT, cổ đông và số ít chủ của doanh nghiệp đều vui mừng với quyết định nới room ngoại vì nhiều lý do. Đầu tiên là doanh nghiệp sẽ có đối tác chiến lược lớn tham gia trực tiếp điều hành doanh nghiệp.

Khi đó, những khó khăn của doanh nghiệp về vốn, thị trường và nhân sự quản lý sẽ được giải quyết tốt hơn. Việc nâng cao hiệu quả quản trị sẽ giúp doanh nghiệp tránh khỏi chuyện thua lỗ do đầu tư tài chính, thậm chí có thể thu lời lớn qua thương vụ thôn tính doanh nghiệp từ NĐT chiến lược.

Doanh nghiệp lên sàn niêm yết để huy động vốn, nâng cao phương thức quản trị doanh nghiệp, để làm giàu cho bản thân và người lao động trong doanh nghiệp. Lẽ dĩ nhiên phải chấp nhận nguy cơ bị thôn tính hay nguy cơ bị bãi nhiệm bởi chính cổ đông công ty.

Thứ hai, nguy cơ mất việc hay giảm thu nhập của nguời lao động cũng không tăng, thậm chí thu nhập của người lao động còn được cải thiện nhờ có thêm vốn. Trong khi đó, các chủ nợ cũng có lợi vì nợ xấu và nguy cơ mất vốn sẽ bị giảm thiểu đi nhiều. Đặc biệt, giá CP tăng giá liên tục vì có sức cầu lớn từ NĐT chiến lược và cả NĐT đầu cơ.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng việc nới room cho khối ngoại sẽ khiến các doanh nghiệp trong nước dễ bị thâu tóm và thậm chí mất đi bản sắc Việt.

Trong một bản phân tích về vấn đề thâu tóm doanh nghiệp được công bố mới đây, Hiệp hội Các NĐT tài chính Việt Nam (VAFI) cho rằng vẫn có những doanh nghiệp sợ thâu tóm vì ít nhiều chịu sự tác động. Chẳng hạn, những vị trí điều hành chủ chốt trong doanh nghiệp sẽ được sắp xếp theo hướng những nhân sự không đủ năng lực sẽ bị điều chuyển sang vị trí công việc phù hợp.

Thực tế, những cán bộ có năng lực sẽ được trọng dụng và có cơ hội được đề bạt thăng tiến, nhưng ở một vài vị trí như chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc điều hành sẽ bị thay thế vì năng lực yếu kém và có thể nhận được gói bồi thường lớn từ NĐT chiến lược (bồi thường về lương thưởng và giá mua CP rất cao).

Chính vì điều này, một số lãnh đạo doanh nghiệp vốn dĩ vừa lạm quyền, vừa tham nhũng sẽ không muốn bị mất quyền lực. Thay vào đó, họ sẽ dùng mọi thủ đoạn không hợp luật để phản bác như: vận động cơ quan đại diện cổ phần nhà nước không bán cổ phần nhằm duy trì tỷ lệ cổ phần nhà nước chi phối hoặc làm ầm ĩ chuyện đối tác nước ngoài thôn tính doanh nghiệp để làm mất đi thương hiệu Việt.

Nâng tầm quản trị doanh nghiệp

Vậy thương hiệu Việt có mất đi sau các thương vụ mua bán sáp nhập hay bị thôn tính bởi NĐT nước ngoài hay không? Theo VAFI, trên thực tế thương hiệu Việt, kể cả những thương hiệu nổi tiếng như Vinamit cũng không phải là thương hiệu toàn cầu hay thương hiệu khu vực mà chỉ có giá trị trên lãnh thổ Việt Nam.

Thương hiệu Việt chỉ tồn tại và phát triển nhờ phương thức quản trị doanh nghiệp tốt, ai điều hành quản lý thương hiệu doanh nghiệp cũng được, miễn là có hiệu quả. Hiện nay hàng trăm thương hiệu Việt nổi tiếng đã biến mất, đang dần biến mất hoặc chỉ tồn tại ở những vùng nông thôn nhỏ bé là do quản trị doanh nghiệp yếu kém, chứ không phải do mua bán sáp nhập hay bị thôn tính.

Giới đầu tư vẫn còn nhớ sự kiện tập đoàn nhựa hàng đầu của Thái Lan là NawaPlastic muốn trở thành cổ đông lớn của CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) và CTCP Nhựa Tiền Phong (NTP) thông qua con đường chào mua thỏa thuận với các cổ đông nước ngoài với mức giá cao hơn nhiều so với giá niêm yết (nhưng vẫn ở mức giá hợp lý).

Đã có những câu trả lời khác nhau từ Chủ tịch HĐQT của BMP và NTP về nguy cơ bị cổ đông ngoại chi phối. Chủ tịch HĐQT BMP cho biết Ban lãnh đạo BMP không e ngại bị cổ đông chiến luợc nước ngoài chi phối, thậm chí còn hoan nghênh sự có mặt của nhà đầu tư Thái Lan.

Sự tự tin của Ban lãnh dạo BMP cho thấy họ là những người có năng lực và uy tín trong nhiều năm nay, rất cầu thị với các ý kiến đóng góp của cổ đông, những người như vậy không phải dễ tuyển dụng. Giả sử nếu có NĐT nắm cổ phần đa số của BMP họ vẫn phải trân trọng mời gọi những người cũ.

Thực tế, trong việc bầu HĐQT mới của BMP gần đây, 3 lãnh đạo của BMP chỉ là những cổ đông nhỏ nhưng họ vẫn có uy tín và chiếm nhiều phiếu bầu nhất trong HĐQT doanh nghiệp (HĐQT gồm 5 thành viên).

Dù lo ngại về sự thôn tính, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có cơ hội được vào “mắt xanh” của khối ngoại. Thực tế, phần nhiều doanh nghiệp niêm yết vẫn là các doanh nghiệp yếu kém, kinh doanh không hiệu quả. Với những đối tượng này thường không có cổ đông lớn tham gia mà chỉ bao gồm cổ đông cá nhân nhỏ lẻ và cổ đông nhà nước.

Trong khi đó, đối tượng khối ngoại để ý thường là những doanh nghiệp không có nợ nhiều, không có cổ đông nhà nước hay tỷ lệ cổ phần nhà nước ở mức thấp để thực hiện chiến dịch thu gom CP. Đây là những yếu tố quan trọng cho NĐT có thể làm chủ doanh nghiệp để thực hiện chiến lược tái cơ cấu nhằm phục hồi phát triển doanh nghiệp.

Hải Hồ

sgđttc





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thao túng giá cổ phiếu DST, một cá nhân bị xử phạt hơn nửa tỷ

Ngày 15/04, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có quyết định xử phạt đối với ông Giang Tuấn Anh về hành vi thao túng giá cổ phiếu DST của CTCP Đầu tư Sao Thăng...

Nghỉ lễ 30/04 - 01/05, chứng khoán giao dịch bù vào thứ 7? 

Các sở giao dịch sẽ thực hiện hoán đổi ngày nghỉ lễ trong kỳ nghỉ lễ 30/04 - 01/05 sắp tới, dẫn tới việc nghỉ giao dịch vào ngày 29/04.

Theo dấu dòng tiền cá mập 17/04: Tự doanh và khối ngoại thay đổi động thái

Phiên giao dịch ngày 17/04, cả tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại đều có động thái trái ngược so với phiên 16/04.

PSH bất ngờ tăng trần sau chuỗi 5 phiên “lau sàn”, gần 20 triệu cp khớp lệnh

Phiên sáng ngày 17/04, cổ phiếu PSH của “đại gia xăng dầu miền Tây” CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu bất ngờ tăng giá “bật trần”, với gần 20 triệu cp...

Hàng trăm cổ phiếu lập kỷ lục mới dù VN-Index chưa vượt đỉnh cũ

Trong những tháng gần đây, VN-Index đã có những bước tiến nhanh chóng và thanh khoản cũng bùng nổ. Sự sôi động này gợi lại những kỷ niệm tươi đẹp của thị trường...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 17/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

17/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

​Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 16/04: Tự doanh mua ròng hơn 1.4 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 16/04, tự doanh và khối ngoại giao dịch cùng chiều, mua ròng lần lượt 1,422 tỷ đồng và 191 tỷ đồng.

Góc nhìn 17/04: Tiếp tục điều chỉnh?

CTCK Beta nhận định, trong giai đoạn hiện nay, nhiều khả năng áp lực rung lắc/điều chỉnh vẫn sẽ duy trì ở mức cao.

Lỗ nặng năm 2023, vốn chủ sở hữu VNECO 8 còn 1 tỷ đồng, cổ phiếu tiếp tục bị cảnh báo

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đây quyết định duy trì diện bị cảnh báo đối với cổ phiếu CTCP Xây dựng Điện VNECO 8 (HNX: VE8) do lợi nhuận sau thuế chưa...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98