IPO Viglacera: Giá khởi điểm 10.300 đồng/cổ phiếu

18/12/2013 09:48
18-12-2013 09:48:35+07:00

IPO Viglacera: Giá khởi điểm 10.300 đồng/cổ phiếu

Theo đánh giá của các nhà tư vấn tài chính, mặc dù thời điểm IPO chưa thật sự “lý tưởng”, do thị trường xây dựng chưa khởi sắc, sức tiêu thụ các sản phẩm vật liệu xây dựng còn hạn chế…, nhưng Viglacera đang sở hữu những “cái được” đáng để các nhà đầu tư lưu tâm.

Lễ công bố thông tin về bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Tổng công ty Viglacera diễn ra chiều nay (18/12) tại Khách sạn Rex Sài Gòn, 14 - Nguyễn Huệ, TP.HCM thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư.

Viglacera là đơn vị tiên phong trong đầu tư và ứng dụng những công nghệ mới nhất vào sản xuất

Với vốn điều lệ 3.070 tỷ đồng, số lượng cổ phiếu phát hành lần đầu của Viglacera là 307 triệu cổ phần, với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần.

Trong đợt IPO này, Viglacera sẽ chào bán ra bên ngoài thông qua đấu giá 76.947.600 cổ phần (tương đương 25,07% vốn điều lệ), với mức giá khởi điểm 10.300 đồng/cổ phần.

Là doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt Nam cả về năng lực sản xuất, loại hình, mẫu mã và chất lượng sản phẩm, đáp ứng được nhiều phân khúc thị trường từ bình dân đến cao cấp, Viglacera cung cấp sản phẩm vật liệu xây dựng và dịch vụ đa dạng, từ móng đến mái, từ trong ra ngoài công trình, đóng góp trên 23 triệu USD kim ngạch xuất khẩu/năm cho ngành xây dựng. Sản phẩm của Viglacera hiện có mặt tại trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Cùng với sản xuất, Viglacera cũng chú trọng xây dựng hệ thống phân phối khép kín, sở hữu chuỗi sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng đồng bộ. Mỗi lĩnh vực sản xuất đều có những đầu mối tạo lập thị trường cho các đơn vị thành viên, nhằm đảm bảo đồng bộ hóa hoạt động bán hàng và quản lý chất lượng sản phẩm. Hệ thống showroom đồng bộ trưng bày và bán sản phẩm chuyên nghiệp tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng. Ngoài ra, các đơn vị thành viên cũng có mạng lưới showroom khắp 3 miền.

Không chỉ phát triển mạnh về năng lực sản xuất, đa dạng sản phẩm, Viglacera đặc biệt coi trọng đầu tư cho công nghệ sản xuất. Đây là đơn vị đầu tiên đưa công nghệ mới, công nghệ nguồn và chuyển giao công nghệ hiện đại để sản xuất vật liệu xây dựng như: kính xây dựng (năm 1990), sứ vệ sinh và gạch ốp lát ceramic (năm 1994), granite (năm 1996), gạch cotto (năm 2002), kính nổi (2002).

Bên cạnh đó, Tổng công ty còn là đơn vị tiên phong trong đầu tư và ứng dụng những công nghệ mới nhất vào sản xuất như: công nghệ lò nung tuynen (năm 1990), công nghệ phủ men nano lên sứ vệ sinh (2009)..., nhằm nâng cao giá trị cho các chủng loại sản phẩm truyền thống...

Tính đến thời điểm này, Viglacera đã triển khai 15 dự án bất động sản quy mô lớn, gồm đầu tư hạ tầng khu công nghiệp cho thuê, đầu tư xây dựng khu đô thị, nhà ở để bán và khu thương mại - văn phòng cho thuê.

Từ năm 2012 trở lại đây, Viglacera đã tiên phong triển khai nhiều dự án nhà ở thu nhập thấp, nhà ở xã hội như: Dự án khu nhà ở dành cho công nhân tại Khu công nghiệp Yên Phong (Bắc Ninh), Khu ký túc xá sinh viên Trường cao đẳng Nghề Viglacera ở huyện Yên Phong (Bắc Ninh), Dự án 2.500 căn hộ dành cho người có thu nhập thấp tại Khu đô thị Đặng Xá (Gia Lâm, Hà Nội), Dự án Khu nhà ở thu nhập thấp ở Đại Mỗ (Từ Liêm, Hà Nội)... Đặc biệt, Viglacera là đơn vị tiên phong chuyển đổi dự án và là đơn vị đầu tiên được hỗ trợ từ gói 30.000 tỷ đồng của Chính phủ.

Ngoài những chỉ tiêu liên quan đến đợt IPO này, Viglacera cũng công bố khá đầy đủ các thông tin khác liên quan đến tình hình kinh doanh của từng lĩnh vực. Đáng chú ý, trong bản công bố thông tin, Viglacera cũng đưa ra các giải pháp, kế hoạch để trở thành một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về sản xuất vật liệu xây dựng; có cơ cấu hợp lý, tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, năng lực cạnh tranh.

Mục tiêu dài hạn của quá trình cổ phần hóa Viglacera là tạo ra tiền đề phát triển bền vững để trở thành đơn vị hàng đầu về sản xuất vật liệu xây dựng tại thị trường Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, phấn đấu đưa lĩnh vực đầu tư khu công nghiệp, kinh doanh bất động sản đạt tỷ lệ 40-45% giá trị toàn Tổng công ty, mức tăng trưởng hàng năm đạt 10 - 15%.

Thế Hải

đầu tư





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thoái vốn tại VIMC, MobiFone, VRG: Có thể thu về 50.000 tỷ đồng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có tờ trình Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại 3 doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp...

Sau IPO, Chứng khoán DNSE hướng tới mục tiêu vốn hóa 3 tỷ USD

Chiều ngày 18/01/2024, CTCP Chứng khoán DNSE đã tổ chức buổi Hội thảo (Roadshow) cơ hội đầu tư vào DNSE, nhằm cung cấp thông tin cho nhà đầu tư về đợt IPO chào bán...

Thấy gì từ sự kiện IPO của công ty chứng khoán công nghệ đầu tiên?

Với những nền tảng được xây dựng vững chắc và độc đáo, DNSE một khi niêm yết thành công hứa hẹn sẽ là “tay chơi” có dư địa phát triển khổng lồ trên thị trường chứng...

Chứng khoán DNSE sẽ làm gì sau khi IPO?

IPO thành công sẽ góp phần gia tăng nhận diện thương hiệu, nâng cao giá trị công ty, đảm bảo lợi ích cho cổ đông, đồng thời mở ra cánh cửa huy động thêm những nguồn...

Chứng khoán DNSE khép lại 5 năm vắng bóng các công ty chứng khoán IPO

Chứng khoán DNSE vừa thông báo sẽ tiến hành chào bán 30 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng nhằm huy động 900 tỷ đồng, trở thành công ty chứng khoán công nghệ đầu...

­Sáng nay, cổ phiếu BCR của BCG Land chính thức lên sàn UPCoM

Sáng ngày 8/12, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ diễn ra lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Công ty Cổ phần BCG Land trên...

Cổ phiếu BCR của BCG Land sẽ giao dịch ngày đầu tiên trên UPCoM vào 8/12

Ngày 1/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo 460 triệu cổ phiếu mã BCR của Công ty Cổ phần BCG Land sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM vào ngày...

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Giậm chân tại chỗ vì nhà đầu tư sợ rủi ro

Dù cơ quan chức năng đưa ra nhiều giải pháp nhưng tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày càng chậm. Thực trạng này xuất phát từ tâm lý sợ sai của...

Đề xuất bảo vệ nhà đầu tư mua vốn cổ phần hóa

Một số nhà đầu tư phản ánh rất ngần ngại khi mua phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá do rủi ro pháp lý quá lớn. Vì vậy, VCCI đề nghị nghiên cứu bổ...

'Nhà đầu tư ngại mua doanh nghiệp cổ phần hóa vì rủi ro pháp lý lớn'

Một số nhà đầu tư mua phần vốn cổ phần hóa qua đấu giá nhưng khi có sai sót nội bộ từ bên bán lại phải hủy giao dịch, trả lại tài sản, theo VCCI.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98