Một năm sau Abenomics, kinh tế Nhật lại gây thất vọng

09/12/2013 13:31
09-12-2013 13:31:00+07:00

Một năm sau Abenomics, kinh tế Nhật lại gây thất vọng

Nền kinh tế Nhật Bản đạt mức tăng trưởng quý 3 thấp hơn dự báo, trong khi cán cân vãng lai tháng 10 bất ngờ thâm hụt. Những số liệu gây thất vọng này cho thấy một chặng đường phục hồi không dễ dàng đối với nền kinh tế lớn thứ ba thế giới theo chiến lược của Thủ tướng Shinzo Abe.

Kinh tế Nhật đã giảm tốc mạnh so với nửa đầu năm

Tin từ báo Wall Street Journal cho biết, những con số thống kê được công bố sáng nay (9/12) đặc biệt đáng lo ngại đối với Chính phủ Nhật và Ngân hàng Trung ương nước này (BoJ) vốn đang kỳ vọng sự phục hồi của lĩnh vực xuất khẩu và đầu tư của các doanh nghiệp tại thị trường trong nước để giữ tiến trình phục hồi đi đúng hướng. Sức mạnh ở hai mảng xuất khẩu và đầu tư được xem là giữ vai trò then chốt để đưa kinh tế Nhật vượt qua được những thử thách từ kế hoạch tăng thuế tiêu thụ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 4 năm sau.

Theo số liệu từ Văn phòng Nội các Nhật, trong quý 3, GDP của nước này tăng 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 1,9% đưa ra trong lần công bố sơ bộ cách đây 3 tuần.

Số liệu này cho thấy, kinh tế Nhật đã giảm tốc mạnh so với nửa đầu năm. Trong 6 tháng đầu năm nay, GDP Nhật tăng 4%, vượt Mỹ và các nền kinh tế đang phát triển khác. Đến quý 3, kinh tế Mỹ đã vượt qua kinh tế Nhật về tốc độ tăng trưởng khi đạt mức tăng 3,6%.

Cũng theo thống kê vừa được công bố, cán cân vãng lai, thước đo rộng nhất về hoạt động thương mại của Nhật với thế giới, bất ngờ thâm hụt 127,9 tỷ Yên, tương đương 1,24 tỷ USD, trong tháng 10, so với mức thặng dư ước tính 420,8 tỷ USD. Số liệu này khiến giới quan sát phần nào thất vọng về hoạt động xuất khẩu của Nhật.

Bên cạnh đó, trong quý 3, vốn đầu tư cơ bản của các doanh nghiệp tại Nhật gần như đi ngang so với cùng kỳ năm trước, so với mức tăng 0,7% đưa ra trong lần công bố trước.

Trong 6 tháng đầu tiên sau khi lên năm quyền cách đây 1 năm, chính sách chấn hưng tăng trưởng Abenomics của Thủ tướng Abe đã đẩy thị trường chứng khoán Nhật tăng điểm mạnh, thúc đẩy tiêu dùng cá nhân ở nước này gia tăng, hứa hẹn đưa kinh tế Nhật thoát khỏi quãng thời gian trì trệ kéo dài hàng thập kỷ.

Bên cạnh đó, với trọng tâm là hoạt động bơm tiền mạnh vào nền kinh tế của BoJ, Abenomics cũng khiến đồng Yên suy yếu, nhằm hỗ trợ lợi nhuận của các nhà xuất khẩu Nhật như Sony hay Toyota.

Tuy nhiên, các dữ liệu vừa công bố cho thấy, tiến trình phục hồi của kinh tế Nhật có vẻ như đã hẫng đà trong quý 3 vừa qua, khi mà thị trường chứng khoán chững lại và đồng Yên không còn giảm giá mạnh so với đồng USD như trước. Bên cạnh đó, sự giảm tốc tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi - đích đến cho 2/3 hàng hóa xuất khẩu của Nhật - cũng diễn ra mạnh hơn dự kiến.

An Huy

vneconomy





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

'Kẻ thắng, người thua' sau khi Fed tăng lãi suất

Quyết định tăng lãi suất liên tiếp lần thứ 9 được Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đưa ra trong bối cảnh lạm phát trong tháng 2 tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, vẫn...

Đến lượt ngân hàng PacWest bị khách hàng rút 20% tiền gửi

Ngân hàng PacWest Bancorp đang ra sức củng cố thanh khoản để bảo vệ mình sau khi khách hàng rút 20% tiền gửi kể từ đầu năm 2023.

Giới đầu tư châu Á đứng ngồi không yên khi Credit Suisse được xoá nợ 17 tỷ đô trái phiếu AT1

Thương vụ UBS mua lại Credit Suisse đã giáng một đòn mạnh vào các ngân hàng và các nhà đầu tư tại châu Á vốn đang lao đao sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank...

BofA: Khủng hoảng ngành ngân hàng làm giảm niềm tin của nhà đầu tư

Sự sụp đổ các ngân hàng tầm trung của Mỹ là SVB và Signature Bank, sau đó là ngân hàng 167 tuổi Credit Suisse, đã khiến các nhà đầu tư lo ngại về các cuộc khủng...

Khủng hoảng ngân hàng Mỹ nguy cơ lan sang thị trường bất động sản

Cuộc khủng hoảng mới bùng phát trong ngành ngân hàng bắt đầu lan sang thị trường bất động sản với nỗi lo các ngân hàng dừng cấp vốn cho ngành bất động sản thương...

Thuỵ Sĩ ‘vã mồ hôi’ với cuộc ‘hôn nhân’ vội vã giữa UBS và Credit Suisse

Cuộc “hôn nhân sắp đặt” giữa UBS và Credit Suisse tạo ra một ngân hàng có quy mô lớn chưa từng thấy ở Thụy Sĩ. Một số ý kiến hoài nghi rằng một siêu nhà băng không...

Sai lầm lớn của Fed

Chủ tịch Fed bị chỉ trích đã vào cuộc quá muộn trong trận chiến với lạm phát. Điều đó gây ra những đợt tăng lãi suất dồn dập và tạo nên sự bất ổn trong hệ thống...

SVB mạnh tay cho nhân viên vay trước khi sụp đổ

Khi Silicon Valley Bank (SVB) rơi vào tình trạng tồi tệ hồi cuối năm ngoái và các cơ quan quản lý bắt đầu chỉ ra những sai sót trong quản lý rủi ro nội bộ, ngân...

SVB sụp đổ: Khởi nguồn cho các vấn đề lớn hơn

Theo chuẩn mực của Basel III nhưng SVB lại là ngân hàng nhóm IV nên không cần tuân thủ hai tỷ lệ quan trọng trong thanh khoản là LCR (liquidity - ngắn hạn) và NFSR...

Vụ giải cứu Credit Suisse: Một người thắng lớn, bao người thiệt thòi

UBS Group được cho là một người chiến thắng hiếm hoi trong cuộc khủng hoảng của Credit Suisse Group, sau một thỏa thuận lịch sử do Chính phủ làm trung gian với một...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98