'Bán' mỏ than cho nước ngoài: Hớ một lần, thiệt chục năm?

07/01/2014 14:15
07-01-2014 14:15:36+07:00

'Bán' mỏ than cho nước ngoài: Hớ một lần, thiệt chục năm?

Mới đây, bộ Công Thương đề xuất Thủ tướng cho nhà đầu tư Indonesia được tăng xuất khẩu lượng than đã khai thác vượt công suất cho phép. Trong khi đó, Việt Nam đang phải nhập khẩu than từ nước này.

Bi hài cho xuất rồi nhập

Cuối năm 2013, trong một văn bản gửi Thủ tướng, Bộ Công Thương đã kiến nghị cho phép Công ty PT Vietmindo Energitama- Indonesia (Vietmindo) xuất khẩu thêm 310.303 tấn than, ngoài khối lượng than xuất khẩu được quy định trong Giấy phép kinh doanh là 500.000 tấn/năm. Thời gian thực hiện là trong năm 2013 và 2014.

Cũng theo Bộ Công Thương, khối lượng than vượt “hạn ngạch” trên chính là lượng hàng tồn từ năm 2012 trở về trước, chủ yếu là do Vietmindo đã khai thác vượt công suất so với quy định và đã bị các cơ quan chức năng xử phạt.

“Việc này là để giúp Vietmindo thực hiện được các hợp đồng đã ký kết với các đối tác kinh doanh, tháo gỡ cho doanh nghiệp trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn, góp phần tăng cường, mở rộng hơn nữa quan hệ Việt Nam và Indonesia”, Bộ Công Thương nêu lý do.

Vietmindo hiện là đồng chủ mỏ than Uông Thượng - Đồng Vông thuộc phường Vàng Danh, thành phố Uông Bí, Quảng Ninh cùng với Công ty Than Uông Bí, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) kể từ năm 1991. Đây là nhà đầu tư nước ngoài duy nhất có chân vào lĩnh vực khai thác than ở Việt Nam.

Mỏ than thuộc quản lý của công ty Vietmindo

Trong khi đó, từ nhiều năm nay, chủ trương của Chính phủ là giảm dần và tiến tới chấm dứt xuất khẩu than vào năm 2015.

“Từ mức trước đây 19-20 triệu tấn/năm, tới đây, Vinacomin hiện sẽ chỉ còn xuất 8-9 triệu tấn than/năm”, ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng giám đốc Vinacomin từng cho hay.

Với dự báo thiếu than trầm trọng, từ một nước xuất khẩu than, Việt Nam sẽ phải nhập than kể từ năm 2015. Dự kiến đến năm 2025, Việt Nam sẽ phải nhập tiếp 40 triệu tấn.

Năm 2011, Vinacomin đã nhập thí điểm 9,5 triệu tấn than từ chính Indonesia với giá 100,6 USD/tấn. Như vậy, trong khi Việt Nam 'bán' mỏ than cho doanh nghiệp Indonesia, dự kiến cho phép tăng xuất khẩu đối với doanh nghiệp này rồi lại đi nhập khẩu than từ chính nước này.

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng đã đề nghị Bộ Công Thương nên thuyết phục Vietmindo chỉ xuất khẩu 500.000 tấn, đúng khối lượng quy định, phần than tồn lại dành cho tiêu thụ nội địa.

Quả đắng cho ngành than?

Trên thực tế, suốt 2 năm qua, nhà đầu tư Indonesia này đang xin nâng công suất khai thác than và ráo riết đưa ra yêu cầu với các bộ ngành chức năng của Việt Nam như Bộ Công Thương, Bộ Tài chính… không được áp đặt hạn chế sản lượng than xuất khẩu hàng năm đổi với doanh nghiệp.

Trong một văn bản gửi Thủ tướng về vấn đề này, Vietmindo đưa ra 6 luận điểm.

Thứ nhất, theo giấy phép kinh doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh với công ty Than Uông Bí thì công ty có quyền xuất khẩu toàn bộ số lượng than khai thác được mà không có bất kỳ hạn mức nào về sản lượng than xuất khẩu.

Giấy phép khai thác mỏ số 1555/GP- BTNMT cấp năm 2009 cho phép công suất khai thác 500.000 tấn/ năm, không có nghĩa là Vietmindo bị hạn chế sản lượng xuất khẩu than ở mức tương ứng. Vì công suất khai thác” và “sản lượng xuất khẩu” là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau, nhà đầu tư này lập luận.

Hơn nữa, nếu tính bình quân theo năm thì từ năm 1997-2015, khối lượng than sản xuất và tiêu thụ của Vietmindo đều thấp hơn 500.000 tấn/năm. Ngoài ra, chính vì khó khăn tiêu thụ những năm trước mà công ty vẫn duy trì sản xuất nên mới dẫn tới hậu quả lượng than sản xuất ra bị tồn kho.

Theo các chuyên gia kinh tế, thương vụ hợp tác trên là quả đắng cho ngành than Việt Nam. Theo hợp đồng ký giữa 2 bên vào năm 1991 với thời hạn 30 năm, Vietmindo được hưởng tới 90% khối lượng than khai thác được, công ty Than Uông Bí chỉ được hưởng 10%.

Tính đến hết tháng 6/2012, phần Công ty than Uông Bí được chia cho theo tỷ lệ hợp đồng quy định là 219.125 USD, 22,432 tỷ đồng và 635.750 tấn than. Đây là con số quá bé so với lợi nhuận từ hơn 6 triệu tấn than của Việt Nam mà Vietmindo đã và đang được xuất khẩu.

Bộ Công Thương lý giải cho bản hợp tác này là “cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, ngành than nước ta gặp rất nhiều khó khăn, như thiếu vốn để xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị, chưa có công nghệ khai mỏ tiên tiến, hiện đại để nâng cao công suất và sản lượng khai thác, than sản xuất tồn ứ không có thị trường tiêu thụ… Việc cho phép hợp tác khai thác than với Vietmindo là với mong muốn thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu công nghệ khaỉ thác mỏ tiên tiến, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm...”.

Thế nhưng, theo kết quả kiểm tra của Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch và đầu tư, trong 15 năm khai thác, Vietmindo đã có nhiều sai phạm mà điển hình là có 6 năm khai thác than vượt công suất cho phép. Có năm, tỷ lệ vượt gần gấp đôi như năm 2011 vượt tới 94,62 % công suất. Đây mới là lý do chủ chốt khiến công ty này bị tồn kho lớn. Đến nay, nhà đầu tư ngoại này đã có 5 lần bị xử phạt về các vi phạm trên với tổng số tiền khoảng 486 triệu đồng.

Báo cáo Thủ tướng, Bộ Công thương đã thừa nhận, những sai phạm của Vietmindo chiểu theo quy định của Luật Khoáng sản thì có thể bị xem xét rút phép. Nhưng vì cho rằng, Vietmindo có sự chuyển biến tốt nên Bộ lại kiến nghị Thủ tướng cho phép Vietmindo tiếp tục được khai thác than, nhưng không ủng hộ việc cho nâng công suất khai thác.

Được biết, hợp đồng hợp tác này sẽ chấm dứt vào năm 2021.

Phạm Huyền

vietnamnet



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Điện khí LNG có giá tới 2.800 đồng/kWh, nhiều đề xuất khó cho đàm phán mua điện

Điện khí LNG góp phần giảm phát thải, song giá thành điện khí LNG sẽ ở mức 2.400 - 2.800 đồng/kWh. Trong khi đó tỷ trọng điện khí ngày càng tăng khiến việc đàm phán...

Dầu diễn biến trái chiều khi lo ngại về xung đột giảm bớt

Các hợp đồng dầu thô tương lai diễn biến trái chiều vào ngày thứ Năm (18/04) khi nhà đầu tư giảm bớt lo ngại về một cuộc chiến giữa Israel và Iran có thể làm gián...

Giá dầu thế giới có chạm mốc 100 USD mỗi thùng trong năm nay hay không?

Trong Báo cáo Nghiên cứu Toàn cầu, Ngân hàng Bank of America đã nâng dự báo giá dầu Brent và WTI năm 2024, với lý do căng thẳng địa chính trị leo thang và OPEC+ duy...

Dầu sụt hơn 3%, dầu Brent giảm về 87 USD/thùng

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm hơn 3% vào ngày thứ Tư (17/04), khi thị trường loại bỏ nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh rộng hơn giữa Israel và Iran.

Vì sao giá dầu thế giới đứng vững sau cuộc tấn công của Iran tại Israel?

Giới chuyên gia nhận định phản ứng của Israel sẽ thận trọng và có kiểm soát, trong khi Iran cũng sẽ không làm tình hình căng thẳng thêm, do muốn tiếp tục xuất khẩu...

Xăng RON 95 tăng 410 đồng, vượt 25 ngàn đồng/lít

Mỗi lít xăng tăng 380-410 đồng, các mặt hàng dầu (trừ mazut) hạ 170-180 đồng tùy loại, từ 15h hôm nay.

Dầu đi ngang khi Mỹ cân nhắc áp lệnh trừng phạt Iran

Các hợp đồng dầu thô tương lai giữ ổn định vào ngày thứ Ba (16/04), khi Mỹ chuẩn bị các biện pháp trừng phạt mới với xuất khẩu dầu của Iran, sau cuộc không kích vào...

Dầu Brent về sát 90 USD/thùng

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm nhẹ vào ngày thứ Hai (15/04), khi nhà đầu tư thở phào nhẹ nhõm sau khi Israel chống đỡ được cuộc tấn công trên không của Iran và...

Nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, giá xăng dầu sắp điều chỉnh ngày nào?

Do thứ Năm (ngày 18/4) là ngày nghỉ lễ nên việc điều hành giá xăng dầu liền kề sau kỳ điều hành ngày 11/4 sẽ được thực hiện vào ngày thứ Tư (17/4).

Cục Điều tiết Điện lực: Giá điện hai thành phần mới ở bước nghiên cứu thí điểm

Theo Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương), việc áp dụng giá điện hai thành phần sẽ mang lại lợi ích cho cả ngành điện - bên cung ứng điện và người tiêu dùng -...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98