IMF cảnh báo kinh tế toàn cầu đối mặt “bóng ma giảm phát”

16/01/2014 16:08
16-01-2014 16:08:52+07:00

IMF cảnh báo kinh tế toàn cầu đối mặt “bóng ma giảm phát”

Người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagard vừa cảnh báo đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với rủi ro giảm phát.

* Hong Kong tiếp tục là nền kinh tế tự do nhất thế giới

* Quốc hội Mỹ gây khó cho kế hoạch cải tổ của IMF

* Tin vui đầu năm cho nền kinh tế toàn cầu

Bà Lagarde nói: “Chúng tôi nhận thấy rủi ro giảm phát ngày càng tăng cao và đây có thể là một điều không may đối với đà phục hồi”.

Bà Lagarde nhận định niềm lạc quan về tăng trưởng đang dâng cao nhưng đà phục hồi vẫn còn “mong manh”. Bà cho biết trong bài phát biểu tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia Mỹ (NPC) tại Washington: “Nếu lạm phát là thiên thần thì giảm phát là ác quỷ mà chúng ta cần phải chống chọi quyết liệt”.

Trước đó trong ngày thứ Tư, Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho biết kinh tế toàn cầu đang ở “thời điểm bước ngoặt” nhưng vẫn còn dễ bị tổn thương.

Bà Lagarde nói: “Chúng tôi nhận thấy rủi ro giảm phát ngày càng tăng cao và đây có thể là một điều không may đối với đà phục hồi”.

Điển hình như, lạm phát tại Eurozone vẫn còn thấp hơn so mục tiêu của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và cuộc tranh luận về nguy cơ xuất hiện giảm phát tại khu vực này ngày càng nóng dần.

Giảm phát có thể cắt giảm chi tiêu cá nhân vì mọi người sẽ đợi giá giảm mạnh hơn nữa. Bên cạnh đó, giảm phát cũng sẽ khiến hoạt động đầu tư suy yếu vì điều này gia tăng chi phí vay mượn thực.

Bà Lagarde cũng cảnh báo về những bất ổn có thể đi kèm với động thái thu hồi kích thích tiền tệ từ từ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Bà nhận xét: “Nhìn chung, đây là một chiều hướng tích cực nhưng tăng trưởng toàn cầu vẫn còn quá thấp, quá yếu và quá chông chênh”.

Trong báo cáo thường niên công bố ngày thứ Tư, World Bank cho biết dường như các quốc gia giàu có “cuối cùng cũng đã chuyển hướng” sau cuộc khủng hoảng tài chính. Và điều này có thể thúc đẩy các nền kinh tế đang phát triển tăng trưởng mạnh hơn.

Tuy nhiên, World Bank cũng cảnh báo triển vọng tăng trưởng vẫn nhạy cảm với việc rút lại các biện pháp kích thích kinh tế tại Mỹ. Được biết, Fed đã bắt đầu cắt giảm quy mô của chương trình nới lỏng định lượng thứ 3 (QE3) từ 85 tỷ USD xuống 75 tỷ USD/tháng.

Quyết định được đưa ra vào tháng 12/2013 của Fed đã làm dấy lên mối lo ngại rằng lãi suất toàn cầu có thể gia tăng và ảnh hưởng đến dòng chảy của nguồn vốn đầu tư tại các quốc gia phát triển cũng như khiến các thị trường tài chính quốc tế biến động mạnh hơn.

Trả lời phỏng vấn BBC, chuyên viên kinh tế Andrew Burns của World Bank thừa nhận Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Indonesia là các quốc gia có khả năng bị ảnh hưởng bởi động thái của Fed. Dù vậy, ông Burns cho biết bước đi đầu tiên của Fed trong tháng trước không ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thị trường.

Phước Phạm (Theo BBC)

Công Lý





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung Quốc: Khủng hoảng bất động sản lan sang các ngân hàng lớn nhất, nợ xấu tăng vọt

Khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc đang lan rộng sang các ngân hàng lớn nhất của đất nước này, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh.

Bộ Tài chính Nhật Bản cam kết hành động quyết liệt nếu đồng yen tiếp tục giảm

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản nhấn mạnh sẽ có hành động thích hợp và "không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào" để đối phó với biến động quá mức...

Đồng Yên Nhật xuống đáy 34 năm

Đồng nội tệ Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD, từ đó làm dấy lên đồn đoán giới chức nước này sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Singapore siết chặt quản lý các quỹ gia đình

Quỹ gia đình ở Singapore chỉ có thời hạn tối đa một tháng để cung cấp thêm thông tin cho Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) khi được yêu cầu. Nếu không, đơn xin mở quỹ...

Tài sản của Donald Trump tăng thêm 4 tỷ USD trong 1 ngày

Việc Trump Media hoàn tất thương vụ sáp nhập đã giúp tài sản của ông Donald Trump tăng lên 6.5 tỷ USD.

Đằng sau nghịch lý đồng yen giảm khi BoJ nâng lãi suất

Đồng yen suy yếu sẽ nâng đỡ lợi nhuận cho các công ty xuất khẩu của Nhật Bản, nhưng lại tác động tiêu cực đến các hộ gia đình vì nó làm tăng giá hàng nhập khẩu.

Vốn khởi nghiệp ở Ấn Độ: Từ đỉnh cao đến vực sâu

Mức định giá của công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ giáo dục Byju’s từ 22 tỉ đô la Mỹ xuống khoảng 200 triệu đô la chỉ trong chưa đầy 2 năm là minh chứng rõ...

Trung tâm tài chính (Financial Hub) toàn cầu đặt ở đâu?

Cùng tìm hiểu nơi đặt các trung tâm tài chính toàn cầu trên thế giới và tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của một trung tâm tài chính.

CapitaLand bán tháo bất động sản

CapitaLand Group gần đây liên tục bán các bất động sản ở Nhật Bản và Trung Quốc thông qua các công ty con. Riêng tại Trung Quốc, tập đoàn này đã thoái khoảng 3 tỷ...

Evergrande bị cáo buộc gian lận 78 tỷ USD trong năm 2019-2020, ai đã kiểm toán cho họ?

Trong giai đoạn 2019-2020, tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande bị cáo buộc gian lận kế toán số tiền lên đến 78 tỷ USD, một con số đáng kinh ngạc và gây chấn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98