Những ngân hàng hồi sinh bên cửa tử

03/01/2014 11:28
03-01-2014 11:28:30+07:00

Những ngân hàng hồi sinh bên cửa tử

Sau 2 năm tái cơ cấu, có ngân hàng đã từ bờ vực phá sản vươn lên vị thế tiến công, chuyển lỗ thành lãi. Song cũng có ngân hàng khi tái cơ cấu mới chỉ dừng lại ở thay tên đổi họ, việc hồi sinh thật sự vẫn ở phía trước.

Hồi sinh bên “cửa tử”

Đến thời điểm này, chưa ngân hàng nào công bố báo cáo tài chính quý IV/2013, nhưng kết quả kinh doanh của một số ngân hàng đã bắt đầu lộ diện. Đáng ngạc nhiên là, ngân hàng công bố vượt chỉ tiêu lợi nhuận sớm nhất hệ thống lại là Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), một ngân hàng vừa trải qua 1,5 năm tái cơ cấu. Đây cũng là ngân hàng thể hiện rõ nhất sự lột xác hậu tái cơ cấu.

Theo ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch HĐQT TPBank, trước tái cơ cấu, TPBank rơi vào khó khăn về thanh khoản, tỷ lệ nợ xấu lên tới 6,4%, chất lượng tín dụng và tài sản giảm sút nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ mất vốn, tổng giám đốc rơi vào vòng lao lý…

TPBank được đánh giá đã tự tái cơ cấu thành công, từ khó khăn vươn lên vị thế tiến công

Thế nhưng, sau khi thực hiện tái cơ cấu, đến nay, TPBank đã tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 5.550 tỷ đồng, tổng tài sản tăng hơn hai lần, lợi nhuận đạt hơn 500 tỷ đồng (trong một năm rưỡi qua).

Ngoài ra, vốn huy động dân cư của TPBank tăng 2 lần, tín dụng cũng tăng gấp đôi, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 6,4% xuống 2,7%, số lượng khách hàng tăng hơn 3 lần…

Ngoài TPBank, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cũng được coi là thành công trong thương vụ thâu tóm Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) - một ngân hàng yếu kém đứng trước bờ vực phá sản. Đến giờ phút này, ôngĐỗ Quang Hiển, Chủ tịch SHB vẫn tự tin khẳng định, sáp nhập với Habubank là một quyết định sáng suốt và thành công.

Trước đó, dù thương vụ M&A đình đám đã đưa SHB trở thành một trong những ngân hàng có quy mô lớn nhất Việt Nam, song không ít nhà đầu tư vẫn lo ngại, SHB sẽ sa lầy trong đống nợ xấu mà Habubank để lại. Thực tế, từ một ngân hàng thường xuyên có lãi, sau khi sáp nhập, SHB đã lỗ nặng trong năm 2012 và trở thành một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất hệ thống. Đến tháng 6/2013, nợ xấu của SHB vẫn trên 9%.

Tuy nhiên, đến cuối tháng 9/2013, nợ xấu của SHB chỉ còn trên 7% và đến hết năm 2013 giảm còn dưới 5%. Lợi nhuận của SHB cũng đang quay trở lại, đạt trên 700 tỷ đồng tính đến quý III/2013. Niềm tin của nhà đầu tư đang quay trở lại với SHB, minh chứng là cổ phiếu SHB vẫn đứng top đầu về thanh khoản trên sàn chứng khoán và dự báo sẽ tiếp tục nóng trong năm 2014.

Một trường hợp thoát hiểm cũng khá thành công nữa là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Từng đứng trên bờ vực đổ vỡ vì mất thanh khoản, nhưng đến cuối năm 2013, SCB đã đưa tỷ lệ nợ xấu của mình về mức 3%. Tháng 10/2013, sau khi phát hành riêng lẻ thành công 171.1 triệu cổ phiếu, vốn điều lệ của SCB đã lên đến gần 10,590 tỷ đồng, xếp vị trí thứ 7 trong hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam.

Ông Võ Tấn Hoàng Văn, quyền Tổng giám đốc SCB cho biết, cho đến nay, SCB trả được toàn bộ tái cấp vốn hơn 20.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Nhà nước, đã cân bằng được trạng thái vàng với số lượng lên tới 9 tấn và đang dần lấy lại niềm tin của thị trường. SCB cũng đang tích cực tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính và quản trị. Dĩ nhiên, để trở thành ngân hàng khỏe, SCB còn rất nhiều việc phải làm, tuy nhiên, ít nhất SCB cũng đã vượt qua giai đoạn nguy hiểm nhất.

Năm 2014 bộn bề

Ngoài TPBank, SHB, SCB, trong 2 năm qua, ngành ngân hàng đã chứng kiến nhiều trường hợp tự tái cơ cấu hay M&A khác. Thế nhưng, cho đến nay, nhiều trường hợp tái cơ cấu vẫn chỉ dừng lại ở mức độ thay tên đổi họ.

Đơn cử, Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank), dù được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận phương án tự tái cơ cấu từ lâu, song đến nay vẫn chưa có nhiều biến chuyển. Kết thúc quý III/2013, dư nợ tín dụng của Navibank là âm 8,53%, nợ xấu tại thời điểm ngày 30/9 lên tới 8,78%, tăng tới 42,4% so với đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn chiếm tới gần một nửa tổng số nợ xấu. Nợ xấu tăng cao, chất lượng tín dụng giảm sút cũng khiến lợi nhuận của ngân hàng này giảm tới 90% so với cùng kỳ. Có thể thấy, lộ trình tái cơ cấu của Navibank vẫn còn rất dài.

Mới đây, với sự tham gia của nhóm cổ đông mới, Navibank đã lên kế hoạch thay đổi toàn bộ nhận diện thương hiệu, chuyển trụ sở ra miền Bắc, đổi tên thành Ngân hàng TMCP Dân Quốc. Do thông tin về cổ đông mới chưa rõ ràng, hiện không ai có thể khẳng định những cổ đông mới này có đủ nguồn lực bù đắp các tổn thất hiện nay của Navibank và đưa Ngân hàng hồi phục.

Tương tự Navibank, giữa năm 2013, với sự tham gia của Tập đoàn Thiên Thanh và nhóm 20 cổ đông mới, Ngân hàng TMCP Đại Tín (TrustBank) đổi tên thành Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB). Cho đến nay, ngân hàng này cũng chưa có nhiều thay đổi trong hoạt động, mà chủ yếu mới thay đổi “nửa vời” về hình thức. Hơn nữa, thông tin không rõ ràng và sự tham gia của nhóm cổ đông trong ngành xây dựng đang làm dấy lên những lo ngại về cho vay sân sau.

Một thương hiệu ngân hàng “mới toanh” khác cũng chưa được đánh giá cao là Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (Pvcombank). Được hợp nhất từ hai tổ chức tín dụng yếu (PVFC và Westernbank), dù có vốn điều lệ lên tới 9.000 tỷ đồng, PVcombank cũng không được đánh giá cao. Đáng nói, việc hợp nhất hai bên dường như mới chỉ là phép cộng đơn thuần, chưa thấy nhiều chuyển biến. Thị trường vẫn đang chờ đợi sự lột xác thật sự của PVcombank.

Như vậy, sau 2 năm tái cơ cấu, trong số 8/9 ngân hàng TMCP yếu kém đã được xử lý, thì nhiều ngân hàng vẫn chưa lột xác thật sự. Mặt khác, ngoài GPBank đến nay vẫn chưa được phê duyệt phương án tái cơ cấu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thừa nhận, toàn hệ thống còn thêm 8 tổ chức tín dụng yếu kém, trong đó có 2 ngân hàng thương mại. Rõ ràng, chặng đường tái cơ cấu, áp lực ngân hàng yếu kém trong năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước vẫn còn rất nặng nề.

Hà Tâm

đầu tư







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cảnh báo việc tiếp tay cho tội phạm khi bán, cho thuê tài khoản ngân hàng

Công an TP Hà Nội cho biết, hiện nay trên các hội nhóm, diễn đàn xuất hiện tình trạng các đối tượng thuê, mua tài khoản ngân hàng với giá từ 500 nghìn đến 1 triệu...

Lên kịch bản ‘sống chung’ với áp lực tỷ giá

Tỷ giá đã tăng hơn 3% kể từ đầu năm, chạm ngưỡng mục tiêu điều hành chính sách ngoại hối. Các chuyên gia cho rằng áp lực tỷ giá sẽ còn dai dẳng theo diễn biến giảm...

SHB đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 22%, chia cổ tức tỷ lệ 16% bằng tiền và cổ phiếu

SHB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2024 đạt 11,286 tỷ đồng, tăng 22% so với năm trước. Bên cạnh đó, tỷ lệ cổ tức 2023 dự kiến là 16%, trong đó có 5% bằng tiền...

Quý 1/2024, kiều hối chuyển về TPHCM tăng 35.4% so với cùng kỳ

Quý 1/2024, kiều hối chuyển về TPHCM đạt 2.869 tỷ USD, tăng 3.5% so với quý trước và tăng 35.4% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm gần...

SHB thông báo điều chỉnh mức phí SMS Banking

Để đảm bảo quyền lợi công bằng cho tất cả khách hàng, kể từ tháng 5/2024, SHB sẽ thực hiện điều chỉnh cơ chế tính phí và mức thu phí dịch vụ theo dõi biến động số...

Sacombank vượt mốc 1 triệu khách hàng thẻ tín dụng, không ngừng gia tăng giá trị và trải nghiệm khách hàng thẻ 

Với chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm, đầu tư bài bản ở cả mảng phát hành lẫn chấp nhận thanh toán thẻ đã giúp Sacombank tăng trưởng mạnh mẽ số lượng khách...

Định giá cổ phiếu ngân hàng hấp dẫn, cổ phiếu nào nên "xuống tiền"?

Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã trải qua đà hồi phục mạnh từ cuối năm 2023 và duy trì đến nay. Tuy nhiên, so với chỉ số P/E toàn ngành, một số cổ phiếu có cơ bản tốt vẫn...

Giá bán USD ngân hàng tiến gần mốc 26,000 đồng

Phiên sáng 17/04, tỷ giá USD/VND tại ngân hàng tiếp tục phá vỡ mọi kỷ lục trước đó với giá bán USD gần chạm mốc 26,000 đồng.

Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý trong vay tiêu dùng và thu hồi nợ

Các chuyên gia ngân hàng cũng cho biết, chất lượng tín dụng cho vay tiêu dùng hiện còn diễn biến theo chiều hướng xấu. Hoạt động xử lý, thu hồi nợ xấu của các tổ...

Làm giả giấy tờ để mở thẻ tín dụng, chiếm đoạt tiền của nhiều ngân hàng

Sau khi làm giả chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu…, bị cáo dùng các loại giấy tờ giả này đi mở thẻ tín dụng tại nhiều ngân hàng, rút tiền để tiêu.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98