Việt Nam nguy cơ gặp rủi ro từ chính sách tài chính toàn cầu

21/01/2014 18:18
21-01-2014 18:18:58+07:00

Việt Nam nguy cơ gặp rủi ro từ chính sách tài chính toàn cầu

Các chuyên gia kinh tế khuyến cáo, việc các nước phát triển có xu hướng thắt chặt chính sách tài chính sẽ làm tăng nguy cơ rủi ro cho những nền kinh tế mới nổi có một quá trình phát triển tín dụng “nóng” nói chung và Việt Nam cũng cần thận trọng.

Theo tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương, kinh tế thế giới từ nay đến năm 2016 có sự phục hồi, tuy nhiên quá trình này diễn ra tương đối từ từ.

Ông Thành cho rằng, mức độ tăng trưởng toàn cầu sẽ thấp hơn nhiều so với mức độ phục hồi kinh tế thế giới trước khủng hoảng vào năm 2010. Bên cạnh đó, tin tốt lành sẽ dành cho các nước và khu vực phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu… nhưng với các nước đang phát triển thì vẫn chậm và gắn với những rủi ro.

Dự báo từ Ngân hàng Thế giới (WB), tại các nước thu nhập cao tăng trưởng sẽ có mức tăng từ 1,3% năm 2013 lên 2,2% năm nay và ổn định ở mức 2,4% năm 2015 và 2016. Trong đó, nền kinh tế Hoa Kỳ dự tính sẽ tăng trưởng 2,8% năm nay (năm 2013 là 1,8%), và ổn định ở mức 2,9% năm 2015 và 3% năm 2016. Tăng trưởng trong khu vực đồng Euro, sau hai năm sụt giảm, dự định sẽ đạt 1,1% năm nay và 1,4% và 1,5% trong các năm 2015 và 2016.

Nhưng bên cạnh đó, các chuyên gia WB cũng chỉ ra, các nước đang phát triển có thể chịu tác động từ những lực đối trọng tại các nước thu nhập cao. Khi kinh tế tại các nước thu nhập cao tăng trưởng, một mặt sẽ làm tăng nhu cầu hàng xuất khẩu từ các nước đang phát triển, nhưng mặt khác lại làm tăng lãi suất và làm giảm luồng vốn đầu tư.

Chuyên gia kinh tế Andrew Burns thuộc Ngân hàng Thế giới cảnh báo, “chính sách cắt giảm lưu hoạt tiền tệ có định lượng trên toàn cầu với kịch bản khả dĩ nhất là diễn ra suôn sẻ thì vẫn tiềm ẩn bất trắc và dao động.

Dự báo, tình hình tài chính sẽ thắt chặt trong vòng 5 năm tới, dẫn đến nguồn vốn đầu tư giảm, chi phí vốn cao và khả năng sẽ tăng áp lực nên ngành ngân hàng tại các nền kinh đã cho vay quá nóng trong vòng 5 năm trở lại đây, hay những nước có dư địa ngân sách ít, nợ nước ngoài nhiều, tỷ lệ nợ ngắn hạn cao, thâm hụt ngân sách cao.”

Ngoài ra, ông Burns cũng chỉ rõ, nguồn gốc bất ổn xuất phát từ việc giá cả hàng hóa giảm, điều này có thể là vấn đề lớn đối với các nước xuất khẩu hàng hóa và bị thâm hụt cán cân thanh toán lớn, hoặc tăng trưởng đầu tư dựa vào hàng hóa.

Thêm vào đó, giới chuyên gia tỏ ra quan ngại về các biện pháp hành chính trong điều hành kinh tế sẽ gây ra những khiếm khuyết trong dài hạn.

Trong góc độ toàn cầu, chính sách kiểm soát giá trong thời gian dài làm bóp méo, quay trở lại hạn chế tăng trưởng.

Do đó các chuyên gia cho rằng, Chính phủ cần thận trọng và không nên áp dụng thường xuyên các giải pháp hành chính, vì hậu quả là rất khó dự đoán và nếu xảy ra rồi thì khó giải quyết đồng thời ảnh hưởng đến tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế.

Hơn thế nữa, tiến sĩ Võ Trí Thành nhấn mạnh, việc áp đặt biện pháp hành chính thì dễ và mặc dù có tác dụng trong ngăn chặn các vấn đề trước mắt nhưng nó làm méo mó về phân bổ nguồn lực và cả về đạo đức xã hội.

“Tuy nhiên cái khó ở đây là rút lui khỏi biện pháp hành chính thế nào là cực khó. Ví dụ khi áp đặt trần lãi suất tương đối dễ dàng, nhưng không biết rúi lui thế nào. Cách làm hiện nay của Ngân hàng nhà nước vẫn chưa tính đến thời điểm thắng lợi cũng như dừng chặn trần lãi suất, đây quả là quá trình gian nan. Bởi khi áp dụng biện pháp hành chính, chúng ta chưa nghĩ đến kế hoạch rúi lui khỏi biện pháp này,” ông Thành nói./.

vietnam+



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam bằng máy bay riêng

CEO Apple Tim Cook dự kiến có nhiều hoạt động trong 2 ngày 15 và 16-4 tại Việt Nam, trong đó sẽ gặp mặt một số nhà sáng tạo nội dung


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98