Dân cạn tiền, lấy đâu tăng trưởng

13/02/2014 06:28
13-02-2014 06:28:00+07:00

Dân cạn tiền, lấy đâu tăng trưởng

Nhiều cửa hàng, DN tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã mở hàng đầu năm. Dù đã có hàng loạt các chương trình khuyến mãi, tặng quà nhưng đều có chung nỗi buồn là sức mua yếu kém. Khi người dân cạn tiền, chi tiêu ít thì DN khó nghĩ đến tăng trưởng.

Hệ thống siêu thị mở cửa sớm nhất có lẽ là Co.opmart, bắt đầu từ 8h sáng đến 12h trưa từ mùng 2 Tết và từ mùng 5 Tết đã hoạt động bình thường trở lại cùng với chương trình giảm giá lên đến 49% dành cho 600 sản phẩm và tặng 180.000 bao lì xì đầu năm. Tiếp theo là hàng loạt các hệ thống siêu thị như Big C, Metro, Fivimart, Ocean Mart... mở cửa hoạt động bình thường trở lại từ sáng mùng 3 Tết cùng nhiều chương trình khuyến mại, áp dụng cho hàng nghìn mặt hàng, có mức giảm giá từ 5-35%.

Các siêu thị điện máy như Pico, Trần Anh, Nguyễn Kim... cũng đồng loạt mở cửa vào ngày 5 và 6 Tết cùng với tưng bừng khuyến mãi, giảm giá mạnh hàng trăm mặt hàng, nhiều nhất, giảm tới 50% để kéo khách.

Đầu năm, tình hình mua sắm tại các siêu thị khá vắng vẻ

Tuy nhiên, nhận xét chung là số lượng khách đến các siêu thị mua sắm đầu xuân khá vắng vẻ, kém xa so với những năm trước. Nhiều siêu thị khách lác đác, các quầy thanh toán thưa thớt. Lãnh đạo các siêu thị đều ngậm ngùi cho biết, không chỉ những ngày đầu xuân mà ngay cả đợt sắm Tết vừa qua sức tiêu thụ cũng giảm.

Bên cạnh hệ thống siêu thị thì các chợ truyền thống đến nay tất cả đã hoạt động trở lại, tuy nhiên khác với các năm trước là không khí mua bán kém phần sôi động, dù cho giá cả thực phẩm đều không tăng giá.

Lý giải về vấn đề sức mua kém, các ý kiến đều cho rằng, do kinh tế khó khăn, thu nhập giảm nên hầu hết các gia đình phải thắt chặt chi tiêu, chính vì vậy mà Tết đến thì không khí mua bán cũng chẳng sôi động nhiều. Nhu cầu thấp thì giá cả hàng hóa không thể tăng.

Thu nhập giảm nên hầu hết các gia đình phải thắt chặt chi tiêu

Sức mua suy giảm thì hàng hóa khó tiêu thụ mạnh là điều đáng lo ngại đối với sản xuất, cứ nhìn vào các chỉ số kinh tế vĩ mô tháng 1/2014 thì thấy rõ, Tiến sỹ Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa cho biết. Tháng 1/2014 là tháng giáp Tết Nguyên đán, nhu cầu sắm Tết của người dân luôn cao nhất trong năm vậy nhưng chỉ số giá (CPI) chỉ tăng 0,69% so với tháng 12/2013, mức tăng thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. CPI tăng chậm trong tháng Tết là dấu hiệu cho thấy sức mua của nền kinh tế còn thấp.

Theo báo cáo của Bộ Công thương, sản xuất công nghiệp tháng 1/2014 chỉ tăng 3%, tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đầu năm 2014 tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2013 vẫn là mức khá cao, có thể thấy khó khăn vẫn còn tiếp diễn, ông Kiêm nhận xét.

Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho biết, Tết năm nay lượng hàng tồn kho tại các siêu thị khá nhiều chủ yếu là các mặt hàng ký gửi. Theo thống kê, sức tiêu thụ tại siêu thị Tết 2014 chỉ bằng 85% so với Tết năm 2013. Nguyên nhân tồn kho chủ yếu do sức mua giảm.

Hàng loạt các DN sản xuất hàng tiêu dùng cung cấp cho các siêu thị tại Hà Nội cho biết, Tết 2014 vừa qua các siêu thị nợ họ rất nhiều tiền hàng, dù gắt gao đi đòi mà vẫn không được thanh toán. Các DN không khỏi lo lắng sẽ thiếu vốn để quay vòng sản xuất các tháng tới, khi tiền không đòi được và hàng tồn kho cao.

Với nhu cầu giảm mạnh sau Tết Nguyên đán, càng khẳng định sức mua còn yếu kém. Một khi sức mua tăng chậm sẽ tác động tới động lực cho sản xuất. Nói đơn giản, khi túi tiền của dân đã cạn thì DN khó có thể hy vọng tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Kéo theo đó, tăng trưởng GDP trong quý I/2014 cũng chưa thể hồi phục mạnh.

Trần Thủy

vietnamnet





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...

UOB: Triển vọng vẫn tích cực trong năm 2024

Kết quả khả quan vào đầu 2024 tạo ra tín hiệu tích cực cho thời gian còn lại của năm nay, sau năm 2023 đầy thử thách - theo nhận định trong Báo cáo tăng trưởng kinh...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98