Cục hàng không: Vietnam Airlines không phải là 'Bộ Hàng không'!

26/06/2014 09:40
26-06-2014 09:40:16+07:00

Cục hàng không: Vietnam Airlines không phải là 'Bộ Hàng không'!

"Vietnam Airlines chỉ hoạt động khai thác vận tải như các hãng bay khác, chứ không có bất kì một chiến lược, quyền hạn nhiệm vụ quản lý nhà nước nào".

* Vietnam Airlines xin nhiều ưu đãi sau cổ phần hoá

Ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục hàng không VN đưa ra nhận xét trước nghi vấn Vietnam Airlines sẽ trở thành ông kễnh "Bộ hàng không" như "Bộ Đường sắt" của các chuyên gia.

Chuyển khách là chuyện bình thường

Vietnam Airlines vừa ra thông cáo báo chí, cho sự cố ngày 21/6, chuyến bay VN277 có giờ dự kiến xuất phát tại sân bay Nội Bài lúc 21h30, cất cánh thực tế lúc 21h50, bị chậm 20 phút. Nguyên nhân do chuyến bay VN261 không cất cánh theo kế hoạch vì lý do kỹ thuật, bộ phận trực điều hành đã chuyển khách sang 02 chuyến bay VN277 và VN279.

Tổng số khách được chuyển sang chuyến bay VN277 là 02 khách hạng C và 32 khách hạng Y. Tất cả là để đảm bảo quyền lợi của khách hàng và vì thế nên mới phải chờ, nguyên do được Vietnam Airlines đưa ra, theo ông có hợp lý và có đúng hay không?

Ông Lại Xuân Thanh: - Việc chuyển hành khách là hoạt động hết sức bình thường của các hãng hàng không và nó cũng là hợp lý. Tàu bay bị hỏng, tàu bay khác lại chuẩn bị cất cánh thậm chí vẫn còn chỗ, thì có thể chuyển khách sang là chuyện nên làm.

Trong quy tình khai thác của các hãng hàng không, các đơn vị liên quan đều nỗ lực để tạo điều kiện thực hiện việc này. Giả sử như muốn chuyển sang chuyến bay khác, đi qua các đơn vị phục vụ mặt đất, sân bay, các đơn vị ấy thậm chí còn xúm vào giúp cho hãng hàng không thực hiện việc đó được nhanh chóng.

Trong khi nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, những sự cố này là do các tiếp viên của hãng hàng không, chưa được đào tạo bài bản, toàn là con ông cháu cha, không được đào tạo ở học viện Hàng không mà chỉ đào tạo ngắn hạn nên mới xảy ra nhiều chuyện như vậy. Theo ông, Vietnam Airlines có nên xem lại cách đào tạo và tuyển dụng của mình hay không?

Thực ra mà nói Học viện hàng không là nơi đối với tất cả các nước trên TG chỉ là nơi đào tạo cơ bản ban đầu, còn tất cả các hãng phải có hệ thống đào tạo cụ thể của mình.

Học viện làm sao tiếp cận được những kỹ thuật mới nhất về tàu bay, trong khi đấy năng lực của Học viện hàng không rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu cũng như kỳ vọng của ngành hàng không.

Nhưng dù có giỏi như Học viện hàng không Singapore thì chúng ta vẫn phải duy trì một hệ thống của các hãng hàng không trong đào tạo huấn luyện, cập nhật liên tục, và phải huấn luyện định kỳ với nguyên tắc hàng năm, phải được đào tạo lại, đó là việc các hãng hàng không phải duy trì hệ thống đào tạo huấn luyện chặt chẽ của mình.

Chính vì vậy, tôi thấy Học viện hàng không không đáp ứng được yêu cầu trong sự phát triển đặc biệt sự phát triển của ngành. Cho nên mới chỉ nắm vai trò đào tạo cơ bản một số loại hình, chứ làm sao thay thế được hãng hàng không?

Kể cả Học viện hàng không Singapore thì hãng hàng không vẫn phải duy trì hệ thống đào tạo chứ không thể thay thế.

Một vấn đề nữa được các chuyên gia rất quan tâm đó chính là hiện nay, các chuyến bay của Vietnam Airlines đều phải thuê phi công nước ngoài? Tại sao chúng ta không học hỏi mà vẫn phải đi thuê vậy ông?

Hiện nay, VN chưa có một tổ chức đào tạo huấn luyện phi công đầy đủ nên mình không thể cho ra lò một ông đầu vào chưa biết gì, đầu ra làm được phi công, dĩ nhiên là chưa làm được, chưa có cơ sở.

Tôi công nhận, đó là một trong những yếu kém của ngành, chúng ta đã từng kỳ vọng vào Học viện hàng không sẽ đào tạo được, nhưng chưa thể làm tiến hành điều đó.

Kể cả đã có vốn ODA của Pháp tài trợ cho mục tiêu đấy nhưng cũng không thể hoàn thành, cho nên bây giờ mình bắt buộc phải liên kết dần từng bước phát triển. Ngày xưa thì hoàn toàn 100% đi ra đào tạo nước ngoài, như là học lý thuyết trong nước, đưa đi đào tạo thực hành ở nước ngoài.

Đây là một trong những yếu kém chưa đáp ứng được của ngành hàng không, chưa có một trung tâm đào tạo phi công cơ bản đầy đủ để cho ra lò thành phi công chưa làm được.

Nhìn lại nguyên nhân do Vietnam Airlines đưa ra, do máy bay bị trục trặc ngay trước giờ bay nên phải hoãn chuyến, một câu hỏi đặt ra tại sao máy bay Vietnam Airlines liên tiếp gặp trục trặc nhiều như vậy, hết rơi bánh, mòn lốp rồi lại sự cố trước giờ bay, đáng lẽ ra hàng không phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, vậy tại sao lại vẫn xảy ra những chuyện như thế này, theo ông, thì hành khách phải nhìn nhận thế nào về sự an toàn của họ khi phó thác tính mạng cho Vietnam Airlines?

Từ trước đến nay, chúng ta phải nhìn nhận mọi hỏng hóc kỹ thuật đều là không mong muốn, nhưng cũng không ai nói rằng đó là bình thường. Dĩ nhiên, mọi sự cố đều là bất thường nhưng thực ra hoạt động kỹ thuật hiện nay vẫn kiểm soát được, kể cả việc phát hiện ra trước khi cất cánh cũng là việc họ thực hiện đầy đủ quy trình kiểm tra, chứ không phải bắt đầu lăn bánh là hết quy trình.

Thế nhưng, người ta phải quan sát đến bước kiểm tra cuối cùng trước khi tàu bay rời khỏi mặt đất. Tôi khẳng định, hiện nay, tất cả các hãng hàng không thế giới chưa hãng nào có thể loại bỏ tất cả các sự cố kỹ thuật.

Vậy cái quan trọng là phải kịp thời phát hiện được lỗi kỹ thuật đó, kể cả trước khi cất cánh. Trong quá trình sự cố xảy ra, xử lý của người lái chuyến bay đó có phù hợp, điều này mới quan trọng.

Dĩ nhiên, chúng ta bây giờ ai cũng hi vọng không còn sự cố kỹ thuật, nhưng điều đó chưa thể xảy ra với bất kì hãng hàng không nào trên thế giới. Theo con số thống kê của Cục thì những sự cố xảy ra ở Vietnam Airlines không phải là liên tiếp, năm 2014 họ đảm bảo kỹ thuật rất tốt, Vietnam Airlines đã đảm bảo kỹ thuật tiến bộ rất nhiều.

Trong toàn bộ ngành hàng không 6 tháng đầu năm chỉ xảy ra 2 sự cố nghiêm trọng, trong khi năm 2013 là 8 sự cố nghiêm trọng. Nên muốn không xảy ra một sự hỏng hóc kỹ thuật nào thì hết sức khó khăn, thiết nghĩ, quan trọng là xử lý kịp thời sao cho không ảnh hưởng quyền lợi khách hàng.

Những sự cố xảy ra nhưng đâu vẫn hoàn đó, dư luận đặt ra câu hỏi, việc quản lý của Cục hàng không tới Vietnam Airlines có phải đang gặp khó khăn, nghĩa là chưa hiệu quả? Đã từng có lo ngại Vietnam Airlines thành một ông kễnh “Bộ Hàng không” tương tự như "Bộ Đường sắt", quan điểm của ông ra sao trước lo ngại này?

Chúng ta đang có hai sự so sánh hoàn toàn khác nhau. Tôi khẳng định, sẽ không có Bộ hàng không nào!

Vietnam Airlines hiện nay được đối xử và hoạt động không khác nào hãng bay Vietjet Air. Mọi quyền hành của Vietnam Airlines không khác gì VJA, thậm chí, kể cả đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Còn mọi hoạt động đều bị chi phối một cách bình đẳng và đầy đủ của nhà nước như VJA.

Bên cạnh đó, thực tế Vietnam Airlines chỉ hoạt động khai thác vận tải như các hãng bay khác, chứ không có bất kì một chiến lược, ủy quyền nào liên quan đến chức năng, quyền hạn nhiệm vụ quản lý nhà nước nên không thể có chuyện đó xảy ra.

Thanh Huyền

đất việt





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thoái vốn tại VIMC, MobiFone, VRG: Có thể thu về 50.000 tỷ đồng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có tờ trình Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại 3 doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp...

Sau IPO, Chứng khoán DNSE hướng tới mục tiêu vốn hóa 3 tỷ USD

Chiều ngày 18/01/2024, CTCP Chứng khoán DNSE đã tổ chức buổi Hội thảo (Roadshow) cơ hội đầu tư vào DNSE, nhằm cung cấp thông tin cho nhà đầu tư về đợt IPO chào bán...

Thấy gì từ sự kiện IPO của công ty chứng khoán công nghệ đầu tiên?

Với những nền tảng được xây dựng vững chắc và độc đáo, DNSE một khi niêm yết thành công hứa hẹn sẽ là “tay chơi” có dư địa phát triển khổng lồ trên thị trường chứng...

Chứng khoán DNSE sẽ làm gì sau khi IPO?

IPO thành công sẽ góp phần gia tăng nhận diện thương hiệu, nâng cao giá trị công ty, đảm bảo lợi ích cho cổ đông, đồng thời mở ra cánh cửa huy động thêm những nguồn...

Chứng khoán DNSE khép lại 5 năm vắng bóng các công ty chứng khoán IPO

Chứng khoán DNSE vừa thông báo sẽ tiến hành chào bán 30 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng nhằm huy động 900 tỷ đồng, trở thành công ty chứng khoán công nghệ đầu...

­Sáng nay, cổ phiếu BCR của BCG Land chính thức lên sàn UPCoM

Sáng ngày 8/12, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ diễn ra lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Công ty Cổ phần BCG Land trên...

Cổ phiếu BCR của BCG Land sẽ giao dịch ngày đầu tiên trên UPCoM vào 8/12

Ngày 1/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo 460 triệu cổ phiếu mã BCR của Công ty Cổ phần BCG Land sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM vào ngày...

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Giậm chân tại chỗ vì nhà đầu tư sợ rủi ro

Dù cơ quan chức năng đưa ra nhiều giải pháp nhưng tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày càng chậm. Thực trạng này xuất phát từ tâm lý sợ sai của...

Đề xuất bảo vệ nhà đầu tư mua vốn cổ phần hóa

Một số nhà đầu tư phản ánh rất ngần ngại khi mua phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá do rủi ro pháp lý quá lớn. Vì vậy, VCCI đề nghị nghiên cứu bổ...

'Nhà đầu tư ngại mua doanh nghiệp cổ phần hóa vì rủi ro pháp lý lớn'

Một số nhà đầu tư mua phần vốn cổ phần hóa qua đấu giá nhưng khi có sai sót nội bộ từ bên bán lại phải hủy giao dịch, trả lại tài sản, theo VCCI.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98