“Đại gia” ximăng VICEM: Chủ yếu là … “buôn đá”

24/06/2014 21:52
24-06-2014 21:52:25+07:00

“Đại gia” ximăng VICEM: Chủ yếu là … “buôn đá”

Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) trong 3 năm trở lại đây luôn báo lãi, và mức lãi luôn nằm trong định mức được phép. Nhưng, có một sự thực được hé ra, các công ty thành viên của VICEM ít làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh ximăng thành phẩm mà chủ yếu nghiệp đi... "buôn đá”.

Nhà máy xi măng Hà Tiên

Lỗ đều đặn, lãi nhịp nhàng

Lật lại báo cáo tài chính của Vicem mấy năm qua sẽ nhận thấy rằng, dù tình hình buôn bán sản xuất xi măng có khó khăn hay thuận lợi ra sao thì kết quả kinh doanh của VICEM đều đặn được chia làm 2 phần: lỗ trong 9 tháng đầu năm và lãi trong 3 tháng cuối năm. Cuối kỳ, VICEM đương nhiên lãi. Ví dụ, năm 2013 doanh thu 9 tháng của VICEM đạt 20.000 tỷ đồng, nhưng chốt sổ hàng 3 quý vẫn lỗ 219 tỷ đồng. Bất ngờ đến cuối năm, VICEM tiêu thụ được 23 triệu tấn sản phẩm, doanh thu 30.000 tỷ đồng, biến từ lỗ sang lãi 528 tỷ đồng.

Hoặc năm 2012 doanh thu 9 tháng đầu năm của VICEM đạt 20.000 tỷ đồng, báo lỗ 200 tỷ đồng song cuối năm tài chính, VICEM lội ngược dòng tổng doanh thu 28.830 tỷ đồng đạt lợi nhuận 540 tỷ đồng, tiêu thụ được 22,34 triệu tấn sản phẩm. Trước đó nữa, vào năm 2011, 3 quý đầu năm VICEM lỗ 200 tỷ đồng nhưng cuối năm bất thình lình lãi 540 tỷ đồng.

Nhìn vào kết quả sản xuất kinh doanh của VICEM nhận thấy, lợi nhuận của VICEM được cài số lùi. Cũng suốt trong 3 năm này, khi các doanh nghiệp ngoài VICEM bán clinker cho nhau ở mức giá 630.000 đồng - 650.000 đồng/ tấn trong khi giá thành sản xuất chỉ từ 550.000 đồng - 580.000 đồng/tấn. Tức là chỉ riêng việc bán clinker đã đủ mang lại lợi nhuận, thì VICEM diễn tiến ngược lại: Dù "buôn bán nội bộ” cho nhau, không phải mua đi bán lại giữa các doanh nghiệp bên ngoài, nhưng VICEM khẳng định "lỗ”. Vấn đề chi phí sản xuất thực tế đang là câu hỏi lớn được nhiều người đặt ra đối với VICEM.

Nghiệp "buôn đá” ngoài luồng

Ngày nắng nóng đầu tháng 6, lần theo con đường ghồ ghề, phủ bụi trắng xóa vào khu khai thác, lưu giữ nguyên liệu Nhà máy xi măng Hải Phòng (Minh Đức - Thủy Nguyên) thuộc thành viên của VICEM thấy duy nhất 1 trạm nghiền hoạt động, xung quanh có các xe ben đang chở đá đổ vào. Một trong những tài xế xe ben khẳng định, họ vào chở đá vào bán cho Nhà máy xi măng Hải Phòng.

Để được hoạt động, bất kỳ nhà máy xi măng nào cũng có mỏ đá riêng. Thế nhưng các nhà máy xi măng không khai thác mỏ của mình mà đi mua… ngoài luồng. Phải chăng các mỏ đá không đủ cung ứng nguyên liệu cho vòng đời của nhà máy. Hay ở phía sau có mảng đen khác? Khi đi mua ngoài, họ có thể đội thêm chi phí, kê khai giá tăng gấp đôi. Theo kiểu, mua 1 nhưng kê giá 2, mất tiền Nhà nước chứ nhà mình không mất tiền. Quanh khu vực xã Minh Đức có nhiều núi đá vôi. Hoạt động khai thác đá cũng diễn ra dưới dạng "thổ phỉ”. Tức là người bên ngoài nhà máy đến xã Minh Đức khai thác đá rồi bán lại cho nhà máy xi măng.

Giám đốc một công ty làm nhiệm vụ buôn đá cục khai thác từ đáy hồ cạn, tên T. tiết lộ: "Khai thác mỗi m3 đá mất 45.000 đồng/m3, bao gồm chi phí nhân công, thuốc pháo, xe. Sau đó, đá này được chở tới các trạm nghiền bán lại cho nhà máy xi măng có giá 110.000 đồng”. Nhưng điều bất ngờ hơn đến từ lời kể của T: "Chúng em không được nhận hết 110.000 đồng/m3. Khi nhà máy thanh toán tiền, chúng em chỉ được giữ lại 85.000 đồng/m3. Phần còn lại 30.000 đồng/m3 chúng em phải nộp lại cho các "các bác” trong nhà máy. Không có tiền "cắt phế” thì làm sao "các bác” chịu mua đá của "thổ phỉ”.

Rõ là đang có sự chênh lệch cực lớn giữa đá khai thác với đá bán cho các nhà máy xi măng, và một phần "phế” quá cao đang được "các bác nhà máy” giữ lại. Đó cũng là nguyên nhân chính khiến tại sao các nhà máy xi măng mà chủ xị là các lãnh đạo chỉ thích đi mua đá ngoài, ít tự mình đi khai thác để sản xuất. Thực tế ấy cũng diễn ra ở Ninh Bình với việc mua nguyên liệu rẻ ghi sổ đắt. Nhiều chủ khai thác đá tại Ninh Bình khẳng định họ bán đá nguyên liệu cho nhà máy với giá 112.000 đồng - 120.000 đồng/m3.

Vậy làm sao các nhà máy xi măng có thể mua đá ngoài dễ dàng, qua mắt được cơ quan quản lý trong khi bản thân họ có chức năng phải khai thác? Ở Ninh Bình, hay Hải Phòng hay bất kỳ nơi nào có nhà máy xi măng các nhà máy thực hiện cơ chế khai thác dưới dạng doanh nghiệp. Nhưng về bản chất là khoán cho các cai thầu. Khi có đá thành phẩm mua bán như giữa các doanh nghiệp với nhau. Anh Hải- một cai đá ở Gia Viễn (Ninh Bình) kể: "Em đầu tư mọi thứ từ nhân công đến máy móc, rồi chủ thanh toán cho em 42.000 đồng/m3. Đến nhà máy đã được hô biến lên 110.000 đồng/m3. Như vậy, giá nguyên liệu đầu vào của mặt hàng xi măng vì vậy đã bị thổi giá ở mức cao hơn 2 lần so với giá thực tế khai thác”.

Và chỉ cần làm phép nhẩm sơ bộ lấy con số năm 2012: Toàn ngành xi măng tiêu thụ hơn 61 triệu tấn, trong đó tiêu thụ nội địa khoảng 47 triệu tấn, riêng VICEM tiêu thụ khoảng 24 triệu tấn. Để có 61 triệu tấn xi măng thành phẩm, cần phải khai thác 61 triệu tấn đá tương đương 43 triệu m3 đá. Và nếu nhân chênh lệch giá đá khai thác và giá đá hoạch toán là 65.000 m3 đá, ngành xi măng đã "ăn” vào lợi nhuận khoảng 2.800 tỷ đồng. Còn tính theo giá "cắt phế” 30.000 đồng/m3 lại cho "các bác nhà máy” thì tổng tiền "ăn” vào lợi nhuận là 1.290 tỷ đồng. Vậy phần lợi nhuận này đã chui vào túi ai (?). Lợi nhuận của Vicem toàn năm 2013 là 528 tỷ đồng chỉ tương đương khoảng 50% tổng số tiền ước tính do chênh lệch giá nguyên liệu khai thác thực tế và mua vào của các thành viên. Kinh doanh kiểu thổi giá, cắt phế khiến cho VICEM lỗ cũng là dễ hiểu.

Báo cáo không đề ngày và những cổ phiếu cắt cổ

Nhưng nếu lỗ triền miên và cuối kỳ cũng báo lỗ thì dễ bị cơ quan quản lý soi xét, bắt giải trình. Trở lại với các cú điều chỉnh ngoạn mục từ lỗ 9 tháng sang cả năm lãi của VICEM, rõ ràng đặt ra nhiều nghi vấn.

Chẳng hạn, VICEM Hà Tiên (Kiên Giang) là thành viên của VICEM dù được ưu ái kinh doanh đá "trong nhà”, được "thổi giá” nhưng đến năm 2013 đã nợ với các chủ nợ là thành viên của VICEM 1.261 tỷ đồng. VICEM Hà Tiên được sự cho phép của Tổng công ty mẹ tăng vốn đúng bằng tổng số nợ để cấn trừ nợ bằng…cổ phần.

Và theo biên bản đại hội cổ đông bất thường ngày 24/8/2013 của VICEM Hà Tiên, thì "trên cơ sở tính toán giá trị sổ sách và thị trường chứng khoán hiện nay, đại hội cổ đông thông qua mức giá phát hành là 10.000đ/cổ phần”. Song trên thực tế trong thời gian từ ngày 22/8 đến 28/8/2013, giá thị trường cổ phiếu của Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1 (HT1) chỉ quanh quẩn ở mức 4.900 - 5.100 đồng/ cổ phiếu, tức là chỉ bằng 50% giá do VICEM Hà Tiên quyết định đưa ra chào bán.

Chưa hết, đại hội này đồng ý để VICEM, công ty "mẹ” của VICEM Hà Tiên, cấn nợ toàn bộ lượng 120 triệu cổ phần phát hành tăng thêm, để nâng tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ tại đây từ 67,38% lên 79,69%. Trong báo cáo (không đề ngày) gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, VICEM Hà Tiên thông báo ngày 20/12/2013 đã bán xong toàn bộ 1.200 tỷ đồng cổ phiếu cho Tổng VICEM. Tại thời điểm ấy, giá cổ phiếu HT1 trên sàn chứng khoán là 5.300 đồng/cổ phiếu. Có nghĩa là cứ mỗi cổ phiếu HT1, vốn nhà nước phải mua (thực chất là bắt nợ) đắt thêm 4.700 đồng, tương ứng với mức chênh lệch 564 tỷ đồng cho 120 triệu cổ phiếu. Đây chính là số vốn nhà nước đã "mất trắng” do phi vụ cấn nợ bằng cổ phần tăng thêm thông qua việc mua cổ phiếu HT1 của VICEM.

Với việc mua cổ phiếu cấn nợ với giá cao gấp đôi giá thị trường thì các nguyên tắc, quy định về bảo tồn vốn nhà nước đã mặc nhiên bị VICEM… bỏ qua. Phải chăng, những khoảng mờ trong điều hành đang được biến hóa khôn lường?

Hà Linh - Thúy Hằng

Đại đoàn kết



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam bằng máy bay riêng

CEO Apple Tim Cook dự kiến có nhiều hoạt động trong 2 ngày 15 và 16-4 tại Việt Nam, trong đó sẽ gặp mặt một số nhà sáng tạo nội dung


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98