Dấu hiệu bất thường của một nền kinh tế

12/06/2014 15:39
12-06-2014 15:39:29+07:00

Dấu hiệu bất thường của một nền kinh tế

Trong tuần qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã ra một quyết định hơi lạ: giảm lãi suất tiền gửi tại ECB từ 0% xuống -0,1%, bên cạnh việc cắt giảm một số lãi suất khác. Hãng tin BBC nhận định cái không bình thường của chính sách này phản ánh tình hình không bình thường của kinh tế châu Âu.

Về mặt kỹ thuật, đây chỉ là tiến trình hạ lãi suất để kích thích kinh tế thường thấy, trong bối cảnh châu Âu đối mặt với nguy cơ giảm phát và tăng trưởng chậm. Điểm “nóng, sốt” ở chỗ đây là một mức lãi suất âm. Nhiều tờ báo nhận định đây là ngân hàng trung ương đầu tiên trong số những ngân hàng trung ương chủ chốt trên thế giới áp dụng lãi suất âm.

Tuy động thái này đã được một số tờ báo và chuyên gia kinh tế dự báo trước khi diễn ra, đây vẫn là một chính sách “táo bạo” và “không bình thường”, từ mà Howard Archer, kinh tế gia của IHS Global Insight, một công ty chuyên cung cấp và phân tích thông tin, sử dụng. Hãng tin BBC nhận định cái không bình thường của chính sách này phản ánh tình hình không bình thường của kinh tế châu Âu.

Vậy kinh tế châu Âu ra sao mà người ta phải dùng những chính sách không bình thường như vậy?

Thật ra, nó không lạ lắm với những người theo dõi tình hình kinh tế của Việt Nam, đó là lạm phát thấp hơn dự kiến, tăng trưởng chậm và ngân hàng siết chặt cho vay. Chi tiêu tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu của khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu đều tăng chậm hơn cùng kỳ năm ngoái. Và kết quả là nhiều mặt hàng giảm giá, lạm phát quá thấp so với mục tiêu chính sách 2%.

Nỗi lo giảm phát khiến nhiều người kinh doanh bất an. Tờ New York Times dẫn một tình huống của một bà chủ tiệm kinh doanh dịch vụ làm đẹp cho giới trung lưu Hy Lạp như sau: trước đây bà thường tính 30 euro cho dịch vụ cắt tóc, bây giờ đối thủ cạnh tranh của bà liên tục hạ giá, xuống 20 euro, rồi dưới 7 euro. Với việc thu nhập của khách hàng kém đi, họ sẽ tìm kiếm những tiệm có mức giá rẻ hơn. Và kết quả là bà chủ tiệm này phải sa thải hầu hết nhân viên vì doanh thu sụt giảm mạnh và nợ nần tăng.

Ví dụ này cho thấy một nghịch lý: trong khi đúng ra giá cả giảm thì người tiêu dùng phải vui mừng, trong một môi trường kinh doanh như vậy, hóa ra chả ai có lợi cả. Vì những người kinh doanh nhỏ không thể cắt giảm giá dịch vụ, hàng hóa mà không tiết kiệm chi phí, thu hẹp hoạt động và sa thải nhân viên. Càng nhiều người mất việc thì kinh tế càng tệ. Trước tình hình đó, hạ lãi suất để kích thích kinh tế là điều tất yếu ECB phải làm.

Vấn đề của châu Âu tựu trung lại vẫn là tăng trưởng thấp, thất nghiệp cao và tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nó là kết quả của việc năng lực cạnh tranh của nhiều nước châu Âu suy yếu quá nhiều, trong khi họ vẫn sử dụng đồng tiền chung nên chẳng có cách nào mà phá giá đồng tiền nước mình để cải thiện năng lực cạnh tranh cả.

Bên cạnh việc thực thi lãi suất âm, trong gói chính sách lần này của ECB còn có việc tung ra gói cho vay lãi suất thấp, cố định trong dài hạn, quy mô khoảng 400 tỉ euro, và nhiều biện pháp bơm tiền ra nền kinh tế, cải thiện thanh khoản cho các ngân hàng. Đối với giới tài chính, quy mô của những biện pháp này có phần ngoài dự đoán, và đáng hoan nghênh.

Tuy nhiên, những người hoài nghi, trong đó có người viết, thắc mắc là liệu làm như vậy có giúp ích được gì cho tình trạng hiện nay của châu Âu? Ép ngân hàng hưởng lãi suất âm cho việc gửi tiền ở ECB, và hỗ trợ thanh khoản, cấp vốn rẻ đâu có đồng nghĩa là họ sẽ tăng cho vay? Nhiều báo cáo về kinh tế châu Âu lặp đi lặp lại hai vấn đề: nhu cầu tín dụng thấp và khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nền kinh tế ngoại biên châu Âu là có vấn đề. Những biện pháp ECB vừa làm chẳng có vẻ gì sẽ cải thiện tình hình này.

Một ngân hàng có vấn đề ở những nước Ý, Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha liệu sẽ có thể cho vay đối với một doanh nghiệp nhỏ và vừa nhiều rủi ro hay họ sẽ lấy tiền đi mua trái phiếu chính phủ hay làm gì đó an toàn mà sinh lợi kha khá, sau khi những biện pháp của ECB giúp họ cải thiện thanh khoản và có thêm vốn rẻ?

Còn việc áp dụng lãi suất tiền gửi âm cho các khoản tiền gửi ở ECB nhiều khả năng sẽ chẳng thể tác động gì ở các ngân hàng có vấn đề như thế cả. Đơn giản là vì quy mô tiền gửi của ngân hàng thương mại ở ECB là không lớn, mặt khác, chủ yếu là đến từ những ngân hàng vững mạnh hơn.

Một vài quan điểm hoài nghi cho rằng, những biện pháp hiện nay của ECB có thể giải quyết hai trong ba vấn đề của thị trường vay mượn ở khu vực này, đó là thanh khoản và vốn của các ngân hàng. Nhưng nó không giải quyết vấn đề thứ ba: nỗi sợ rủi ro.

Vấn đề của châu Âu tựu trung lại vẫn là tăng trưởng thấp, thất nghiệp cao và tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nó là kết quả của việc năng lực cạnh tranh của nhiều nước châu Âu suy yếu quá nhiều, trong khi họ vẫn sử dụng đồng tiền chung nên chẳng có cách nào mà phá giá đồng tiền nước mình để cải thiện năng lực cạnh tranh cả.

Một số nước đã chọn cách phá giá nội bộ, giảm lương nhân công, thực hiện một số biện pháp thắt lưng buộc bụng để kéo chi phí nhân công xuống nhằm cải thiện sức cạnh tranh. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu của giới kinh tế lẫn thực tiễn chỉ ra giải pháp này không hiệu quả, mà hai nguyên nhân quan trọng là thị trường việc làm ở một số nước khiến cho việc ép tiền lương xuống không đủ mạnh, và thứ hai là ép tiền lương xuống như vậy thì đương nhiên nhu cầu tiêu dùng cũng giảm. Kinh tế yếu hơn, dân nghèo hơn, chi phí nhân công có vẻ giảm nhưng không đủ để tạo ra tăng trưởng vì nhu cầu tiêu dùng nội địa cũng giảm!

Hy vọng le lói cho châu Âu là nằm ở chỗ những biện pháp này tự nó sẽ làm giảm giá đồng euro so với những đồng tiền khác. Biết đâu như vậy sẽ cải thiện sức cạnh tranh thêm một bậc nữa. Và biết đâu khi nhà băng có thêm tiền trong một thời gian dài hơn, họ sẽ hành động khác.

Hồ Quốc Tuấn (Giảng viên Đại học Bristol, Anh)

tbktsg



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung Quốc: Khủng hoảng bất động sản lan sang các ngân hàng lớn nhất, nợ xấu tăng vọt

Khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc đang lan rộng sang các ngân hàng lớn nhất của đất nước này, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh.

Bộ Tài chính Nhật Bản cam kết hành động quyết liệt nếu đồng yen tiếp tục giảm

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản nhấn mạnh sẽ có hành động thích hợp và "không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào" để đối phó với biến động quá mức...

Đồng Yên Nhật xuống đáy 34 năm

Đồng nội tệ Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD, từ đó làm dấy lên đồn đoán giới chức nước này sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Singapore siết chặt quản lý các quỹ gia đình

Quỹ gia đình ở Singapore chỉ có thời hạn tối đa một tháng để cung cấp thêm thông tin cho Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) khi được yêu cầu. Nếu không, đơn xin mở quỹ...

Tài sản của Donald Trump tăng thêm 4 tỷ USD trong 1 ngày

Việc Trump Media hoàn tất thương vụ sáp nhập đã giúp tài sản của ông Donald Trump tăng lên 6.5 tỷ USD.

Đằng sau nghịch lý đồng yen giảm khi BoJ nâng lãi suất

Đồng yen suy yếu sẽ nâng đỡ lợi nhuận cho các công ty xuất khẩu của Nhật Bản, nhưng lại tác động tiêu cực đến các hộ gia đình vì nó làm tăng giá hàng nhập khẩu.

Vốn khởi nghiệp ở Ấn Độ: Từ đỉnh cao đến vực sâu

Mức định giá của công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ giáo dục Byju’s từ 22 tỉ đô la Mỹ xuống khoảng 200 triệu đô la chỉ trong chưa đầy 2 năm là minh chứng rõ...

Trung tâm tài chính (Financial Hub) toàn cầu đặt ở đâu?

Cùng tìm hiểu nơi đặt các trung tâm tài chính toàn cầu trên thế giới và tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của một trung tâm tài chính.

CapitaLand bán tháo bất động sản

CapitaLand Group gần đây liên tục bán các bất động sản ở Nhật Bản và Trung Quốc thông qua các công ty con. Riêng tại Trung Quốc, tập đoàn này đã thoái khoảng 3 tỷ...

Evergrande bị cáo buộc gian lận 78 tỷ USD trong năm 2019-2020, ai đã kiểm toán cho họ?

Trong giai đoạn 2019-2020, tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande bị cáo buộc gian lận kế toán số tiền lên đến 78 tỷ USD, một con số đáng kinh ngạc và gây chấn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98