Đầu tư ngoài ngành vào BĐS: Ai lời, ai lỗ?

27/06/2014 13:20
27-06-2014 13:20:42+07:00

Đầu tư ngoài ngành vào BĐS: Ai lời, ai lỗ?

Trong khi doanh nghiệp nhà nước đang “sôi sục” buộc phải thoái vốn đầu tư ngoài ngành trước năm 2015 thì cũng không ít doanh nghiệp niêm yết loay hoay với lãi lỗ từ đa ngành, đặc biệt là bất động sản.

Theo thống kê của Vietstock, trong năm 2013, có 81 doanh nghiệp ghi nhận lãi từ hoạt động liên doanh liên kết và cũng có 61 đơn vị lỗ từ hoạt động này. Rõ ràng, trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, việc chèo lái để hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp có lãi đã là một thành công lớn. Trong khi đó, hoạt động ngoài ngành vốn không phải lợi thế của doanh nghiệp nhưng để mang về lợi nhuận thì cũng là một kỳ tích, đặc biệt đó lại là bất động sản. Một ngành đã kéo không ít doanh nghiệp “chính gốc” rơi vào bờ vực phá sản trong thời gian gần đây.

Cơ điện lạnh (HOSE: REE) có lẽ là doanh nghiệp gặt hái được nhiều thành công nhất khi đầu tư đa ngành.

Ban đầu, hoạt động kinh doanh cốt lõi của REE là sản xuất, phân phối các thiết bị điện lạnh cho các công trình công nghiệp, dân dụng và hạ tầng. Nhưng năm 2008 REE bắt đầu bước chân vào bất động sản khi xây dựng khu văn phòng cho thuê Etown. Đến nay, hoạt động kinh doanh bất động sản mỗi năm mang về cho REE từ 145 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trở lên, chiếm hơn 20% tổng lợi nhuận. Và năm 2014 công ty đặt kế hoạch lãi 200 tỷ từ hoạt động này.

Doanh thu, lợi nhuận từ bất động sản qua các năm của REE

Nguồn: BCTN 2013 của REE

Rồi 2011 REE lại lấn sân đầu tư vào một số công ty về điện, nước dưới dạng đầu tư chiến lược và gặt hái được những thành quả đáng giá. Theo đó, năm 2012 REE đã chi ra tới 2,630 tỷ đồng vào hoạt động này và thu về 326 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Con số này đến năm 2013 lại tăng lên lần lượt là 3,859 tỷ đồng và lợi nhuận vọt lên 621 tỷ đồng, chiếm tới 64% tổng lợi nhuận.

Chưa dừng lại ở đó, trong năm 2014, REE cho biết sẽ đầu tư thêm 1,000-1,500 tỷ đồng vào ngành điện nước và mục tiêu thu về 482 tỷ đồng lợi nhuận.

Cơ cấu danh mục đầu tư của REE

 

Nguồn: BCTN 2013 của REE

Hay như Transimex-SaiGon (HOSE: TMS), hoạt động truyền thống là vận tải kho bãi, nhưng từ năm 2009, TMS cũng lấn sân sang đầu tư kinh doanh bất động sản với việc xây dựng tòa nhà TMS Building và đã có những thành quả nhất định.

Cụ thể, năm 2010 mới đi vào khai thác tòa nhà nên doanh thu mang về là 4.7 tỷ đồng, năm 2011 gần 29 tỷ đồng. Sang năm 2012 TMS ghi nhận 10 tỷ đồng lợi nhuận và năm 2013 hơn 20 tỷ đồng. TMS cho biết, tòa nhà TMS Building là nguồn thu khá ổn định của công ty qua các năm.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có may mắn khi đầu tư ngoài ngành mà mang lại hiệu quả lớn như REE. Đầu tư và Phát triển Sacom (HOSE: SAM) hoạt động chính trong lĩnh vực dây cáp điện nhưng từ khi lấn sân sang bất động sản và tài chính (2008) cũng gặp không ít trầy trật.

Nếu như năm đầu tiên hoạt động tài chính của SAM âm tới 170 tỷ đồng thì đến năm 2009 và 2010 khá “thuận buồm xuôi gió” khi mang về cho SAM 293 tỷ đồng và 54 tỷ đồng lợi nhuận. Tuy nhiên sang năm 2011 thị trường chứng khoán xuống dốc mạnh, công ty phải trích lập dự phòng lớn khiến hoạt động này âm nặng gần 189 tỷ đồng kéo lãi cả năm của SAM cũng âm 178 tỷ đồng. Và hai năm gần đây, hoạt động tài chính của SAM cũng cầm chừng ở mức gần 42 tỷ đồng và 80 tỷ đồng.

Cơ cấu lợi nhuận từ 2008 đến 2013 của SAM

Nguồn: Theo BCTN SAM

Trong khi đó, “người anh em” cùng thời là bất động sản rất bình lặng do SAM nhảy vào lĩnh vực này ngay khi thị trường địa ốc trầm lắng. Bởi thế, hoạt động này chưa tạo được dấu ấn nào đặc biệt trong kết quả kinh doanh của SAM. Và với 4 dự án đang được SAM đầu tư thì năm 2014 dự kiến hoạt động này cũng chỉ mang về hơn 6 tỷ đồng lợi nhuận.

Rõ ràng, lựa chọn thời điểm nhảy vào đầu tư ngoài ngành rất quan trọng, và quan trọng nhất là trình độ quản lý với chiến lược rõ ràng của lãnh đạo. Tổng giám đốc REE Nguyễn Thị Mai Thanh đã từng phát biểu rằng, đầu tư đa ngành không phải là xấu, mà quan trọng là bản lĩnh, năng lực và doanh nghiệp phải biết chớp lấy cơ hội.

Trong khi đó, vị Tổng giám đốc SAM - ông Đỗ Văn Trắc cũng khẳng định với nguồn tiền nhàn rỗi thì bất động sản là ngành được lựa chọn ngoài lĩnh vực truyền thống và lĩnh vực nào cũng có rủi ro và trong kinh doanh, nếu ngại rủi ro thì sẽ đánh mất cơ hội. Tuy nhiên, dường như việc không ngại rủi ro của SAM chưa mang lại thành quả đáng mong đợi.

Thanh Nụ

Công lý



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán BIS đặt mục tiêu lãi đi lùi gần 90%, chuyển nhượng các khoản phải thu gần 40 tỷ đồng cho cổ đông cũ

CTCP Chứng khoán BIS (tên cũ là CTCP Chứng khoán Kenanga Việt Nam - KVS) đặt mục tiêu lãi trước thuế 500 triệu đồng và doanh thu gần 28 tỷ đồng năm 2024, theo tài...

Tham vọng "Công ty tỷ đô" liệu có khả thi với DGW?

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa công bố, DGW đặt kế hoạch doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt tăng 22% và 38%, tiếp nối hành trình trở thành “Công ty tỷ...

Vicostone đặt mục tiêu lãi trước thuế hơn ngàn tỷ trong 2024

Nhận định ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cũng như sản xuất đá nhân tạo còn đối mặt nhiều khó khăn, CTCP Vicostone (HNX: VCS) vẫn đặt kế hoạch lãi trước thuế...

LPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng 35%, tăng vốn lên gần 33,600 tỷ 

Kế hoạch tăng trưởng tài sản, tín dụng, lợi nhuận, vốn điều lệ và đổi tên mới là những nội dung quan trọng được Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HOSE:...

Công ty chứng khoán của chủ sở hữu MoMo đặt kế hoạch tăng lỗ năm 2024

Sau khi về tay chủ sở hữu ví điện tử MoMo, CTCP Chứng khoán CV (CVS) có nhiều bước tái cơ cấu nhằm quay lại thị trường.

Giá cổ phiếu ở mức thấp trong các doanh nghiệp BĐS KCN, Chủ tịch KBC nói gì?

“KBC hoạt động nhờ vào niềm tin từ cổ đông và chứng khoán cũng sống nhờ niềm tin, khi niềm tin càng lớn thì giá cổ phiếu lên theo cách ổn định, bền vững sẽ tốt hơn...

Sợi Thế Kỷ ưu tiên giảm giá để lấy đơn hàng, ngôi sao hy vọng đặt vào nhà máy Unitex

"Chúng ta có những chính sách, chiến lược bán hàng để nhượng bộ khách hàng nhằm lấy được nhiều đơn hàng hơn. Thay vì chờ đạt được giá như mong muốn mới bán thì dùng...

Techcombank dự kiến tăng vốn điều lệ gấp đôi trong năm 2024, trả cổ tức tiền mặt 15% 

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) dự kiến trình ĐHĐCĐ thường niên 2024 kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức tiền mặt và tăng vốn điều lệ.

Lo ngành thép tiếp tục gặp khó, một công ty thép đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 24%

Trong báo cáo thường niên vừa công bố, CTCP Kim khí TPHCM (HOSE: HMC) đưa ra cái nhìn thận trọng về năm 2024, dự báo nhu cầu tiêu thụ vẫn chưa hồi phục, nhất là...

ĐHĐCĐ GELEX 2024 thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1,921 tỷ đồng

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98