Để lâu nợ xấu hóa bùn được chăng?

12/06/2014 15:41
12-06-2014 15:41:52+07:00

Để lâu nợ xấu hóa bùn được chăng?

Tiến sĩ Huỳnh Thế Du của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright cảnh báo rằng, xử lý nợ xấu theo cách “để lâu hóa bùn” như kinh nghiệm của 10 năm trước sẽ không có tác dụng trong bối cảnh hiện nay, và Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cần có vai trò lớn hơn trong quá trình này.

Hệ lụy của thời kỳ phấn khích

Tại hội thảo “Ổn định tài chính: Nhận dạng rủi ro hệ thống và tăng cường chính sách cẩn trọng vĩ mô” do Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và Tổ chức Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tổ chức ở Vĩnh Phúc ngày hôm nay, 12-6, ông Du cho rằng nợ xấu hiện nay là hệ lụy của cả một quá trình dài.

Trong 20 năm qua, mọi người hồ hởi mở rộng các hoạt động. Các NHTM cổ phần chiếm 30% thị phần huy động và cho vay năm 2005, nhưng đến thời điểm hiện tại lên đến 60%. Bên cạnh đó, quy mô tín dụng chỉ tương đương 30-40% GDP vào đầu thập niên 2000 đã lên đến đỉnh điểm 140% năm 2010, tức mở rộng gấp ba lần về tỷ trọng chỉ trong một thập kỷ.

Bên cạnh đó, các loại hình và số lượng tổ chức tín dụng gia tăng nhanh chóng. Năm 1991, Việt Nam có 4 ngân hàng là đầu tư phát triển, ngoại thương, nông nghiệp, và công thương. Đến năm 1997, cả nước có 51 ngân hàng thương mại cổ phần và 24 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đến 2001, tức sau khủng hoảng khu vực, còn 12 ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, song từ 2003-2007 tất cả các ngân hàng nông thôn đã trở thành ngân hàng đô thị.

Ông Du nói: “Khi có nhiều ngân hàng hoạt động, cạnh tranh lẫn nhau trên nền tảng rất yếu, nó đã gây rủi ro vô cùng lớn cho hệ thống tài chính Việt Nam”.

Theo ông Du, cách đây 10 năm nợ xấu được công bố chính thức là 21.000 tỉ đồng, bằng 1,5 tỉ đô la Mỹ lúc đó, chiếm 7% tổng dư nợ. Theo ghi nhận của ông, chỉ có 3.100 tỉ đồng nợ xấu là được xử lý thật sự, và số còn lại “không được xử lý gì cả, được khoanh lại”.

Tuy nhiên, rất may là tốc độ tăng trưởng kinh tế, và tăng trưởng dư nợ lớn trong thập niên sau đó đã giúp số nợ xấu này “hóa bùn”. Cụ thể, dư nợ tăng từ 40% GDP cách đây 10 năm lên 140% GDP hiện nay, tương ứng tăng từ 200 ngàn tỉ đồng lên 3 triệu tỉ đồng, thì số nợ xấu này của giai đoạn trước đây không phải là vấn đề.

Hiện nay, tỷ lệ nợ xấu chính thức vào khoảng 5% GDP, theo tính toán của Việt Nam, và có thể là 20% GDP, theo các tổ chức quốc tế.

Ông cho rằng, cách xử lý nợ xấu hiện nay cũng giống như cách đây một thập kỷ, tức là để nguyên đó, Ông nói: “Chúng ta thấy câu chuyện xử lý nợ xấu tương tự như 10 năm trước đang xảy ra, chúng ta khoanh lại tất cả các khoản nợ xấu lại một góc, bảo để đó và hy vọng sau 5 năm nữa tốc tộ tăng trưởng tín dụng sẽ giúp hóa bùn, giống như sự kỳ diệu 10 năm trước đây. Có nghĩa là không phải xử lý gì cả”.

Tuy nhiên, ông Du cảnh báo: “Thực ra bối cảnh bây giờ khác hắn 10 năm trước. Trước đây dư nợ chỉ khoảng 40% GDP. Nay dư nợ đã lên 100% GDP rồi, để nó tăng lên tốc độ cao trong thời gian tới là không thể. Có nghĩa là nếu ta áp dụng triết lý xử lý cũ là không phù hợp cho hoàn cảnh hiện nay”.

Phải tăng cường giám sát

Ông Du cho rằng, Việt Nam đã áp dụng các chuẩn mực như hệ số CAR. Các tổ chức tài chính, nhất là ngân hàng đều có hệ số CAR trên 10% thậm chí có hệ thống 40-50%, tuy nhiên, đó là trên giấy tờ.

Ông nói: “Trên giấy tờ thì an toàn vốn rất cao, nhưng trên thực tế là có ngân hàng trên bờ vực phá sản, và sau đó phải sáp nhập”.

Ông cho rằng, các chỉ tiêu an toàn đã được cố gắng làm đẹp, nhưng thực tế các nhóm lợi ích, vấn đề sở hữu chéo,… đã vô hiệu hóa các chỉ tiêu đó.

“Vậy mô hình giám sát nào là phù hợp với Việt Nam hiện nay?” ông đặt câu hỏi.

Thứ nhất, liệu các cơ quan chuyên trách của Quốc hội có khả năng giám sát không. Ông tự đáp: “Câu trả lời của chúng tôi là không bởi vì nó quá xa, quá phức tạp để các cơ quan chuyên trách của Quốc hội làm việc này. Các cơ quan có thể yêu cầu Thống đốc và Bộ trưởng Tài chính lên giải trình, điều trần về những vấn đề đã xảy ra, còn việc giám sát thì không”.

Ông đặt câu hỏi tiếp: “Ngân hàng Nhà nước có khả năng giám sát không?” Có vẻ cũng không, theo ông Du. Ông lý giải, có thực tế là sự gắn kết giữa NHNN và NHTM như quan hệ trong gia đình. Trong gia đình thì không có chuyện tôi có những chính sách quá nghiêm khắc với những người thân của tôi.

Bên cạnh đó, có mâu thuẫn về mặt sở hữu. Chẳng hạn trước đây một cán bộ làm ngân hàng thương mại, nay chuyển về làm cơ quan quản lý; hoặc có cán bộ làm cơ quan quản lý, nay chuyển về làm ngân hàng thương mại. Ông khẳng định: “Như vậy thì việc ban hành chính sách chính trực, đảm bảo cho hệ thống là rất khó xảy ra”.

Từ phân tích đó, theo ông Du, cần xây dựng Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia đủ mạnh, đối trọng với các cơ quan như UBCK, NHNN để có thể kiểm tra chéo lẫn nhau. Ông nói: “Không nên có bất kỳ cơ quan nào có quyền lực tối cao mà không chịu sự giám sát, kiểm tra chéo của các tổ chức khác”.

Tư Hoàng

tbktsg



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bắt nữ Giám đốc Ngân hàng MSB chi nhánh Thanh Xuân lừa đảo 338 tỷ đồng

Theo lãnh đạo Công an TP Hà Nội, Giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân Bùi Thị Hoài Anh đã lừa đảo 8 bị hại với số tiền 338 tỷ đồng.

Thêm khách hàng tố tài khoản tại MSB 'bốc hơi' gần 28 tỷ đồng

Vụ việc một tài khoản tại Ngân hàng MSB bị "bốc hơi" hơn 58 tỷ đồng chưa hết ồn ào thì lại có thêm một khách hàng phản ánh cũng bị rút sạch số tiền 27,7 tỷ đồng.

Đang thi hành 4 bản án, ông Trần Phương Bình tiếp tục hầu tòa

Dù đang thi hành 4 bản án, với tổng hình phạt chung là tù chung thân nhưng ông Trần Phương Bình tiếp tục phải hầu tòa vì làm thất thoát của Ngân hàng Đông Á 981 tỷ...

Giá USD ngân hàng lập đỉnh mới

Giá USD tại các ngân hàng thương mại hôm nay lập đỉnh mới, có ngân hàng đưa giá bán vượt mốc 25.000 đồng/USD. Còn giá USD trên thị trường tự do lại hạ nhiệt.

Nam A Bank được Moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ

Nam A Bank (mã chứng khoán NAB - HOSE) vừa được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s nâng bậc đánh giá tín nhiệm nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng.

Tiên phong xu hướng ngân hàng mở, OCB hướng đến giải pháp tài chính xanh 

Với chiến lược hướng đến mô hình quản trị  bền vững, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã và đang tiên phong trong cuộc đua triển khai Open API theo xu hướng ngân hàng mở...

SeABank - Nơi những người dành cả thanh xuân để cống hiến

Trên hành trình 30 năm phát triển, kết nối giá trị cuộc sống của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) không thể thiếu những con người tận tâm gắn bó...

Eximbank vinh dự nhận giải thưởng thanh toán quốc tế xuất sắc từ Citibank

Ngày 26/3/2024, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) vinh dự được Citibank trao tặng giải thưởng “Chất lượng Thanh toán Quốc tế xuất sắc” (USD Payments...

MSB nói gì về việc khách hàng bị mất 58 tỷ trong tài khoản?

Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HOSE: MSB) vừa có thông tin phản hồi về trường hợp một khách hàng tại Hà Nội phản ánh mất số tiền hơn 58 tỷ đồng trong tài khoản.

Vụ Trương Mỹ Lan: Cựu cục trưởng thanh tra 'xấu hổ' vì nhận hối lộ 5,2 triệu USD

Nhận hối lộ 5,2 triệu USD từ thuộc cấp của bà Trương Mỹ Lan, bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước) trình bày rất ân...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98